• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/ 9 /2020 Tiết 5 BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo) I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

+ HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen.

+ Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

2.Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích kênh hình.

Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thôngtin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu phép lai hai cặp tính trạng.

- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.

3.Thái độ: Yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác ,tư duy tổng hợp,năng lực quan sát.Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Tích hợp GD đạo đức

+ Sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ ở đời con → Tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc

+ Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội

+ Hiểu biết sinh giới phong phú và đa dạng, say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới

II. CHUẨN BỊ:

*GV: -Tranh phóng to hình 5/sgk.17 : sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.

-Bảng phụ ghi nội dung bảng

*HS: - Đọc trước bài, kẻ bảng 5 vào vở bài tập III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT :

- Phương pháp: Trực quan; Vấn đáp, hoạt động nhóm ,trực quan , nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY - GIÁO DỤC : 1.Ổn định lớp: (1’) .

2.Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình được di truyền độc lập với nhau ?

(2)

-Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào 3. Bài mới:

a, Khởi động: (1’)Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào và ý nghĩa của định luật phân li độc lập trong thực tiễn cuộc sống. Bài hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta nghi vấn này.

b, Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

- Mục tiêu: HS hiểu và giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.

- Thời gian: 21 phút

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- Phương pháp: dạy học nhóm, vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: yêu cầu hs nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp

tính trạng ở F2 ? HS: nêu được tỉ lệ

1

3 xanh vang

; 1

3 nhan

tron

? Từ kết quả trên cho ta kết luận gì ? - HS: tự rút ra kết luận

- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin

? giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen ?

HS: tự thu nhận thông tin, thảo luận nhómthống nhất câu trả lời.

 Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng 5, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: lưu ý cho hs “ ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau.

Tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử hay hợp tử ?

HS: vận dụng kiến thức nêu được :

Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái F2 có 16 tổ hợp giao tử.

- GV: hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2 => yêu cầu hs hoàn thành bảng 5/sgk.18

HS: Căn cứ vào hình 5 hoàn thành bảng

III. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.

+ Quy ước:

Gen A quy định hạt vàng.

Gen a quy định hạt xanh.

Gen B quy định vỏ trơn.

Gen b quy định vỏ nhăn

Kiểu gen vàng trơn thuần chủng:

AABB

Kiểu gen xanh nhăn: aabb + Sơ đồ lai như hình 5 sgk/17.

*Qui luật phân li độc lập :SGK

(3)

Kiểu hình F2 tỉ lệ

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn

Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2 1AABB 2AaBB 3AABb 4AaBb

1Aabb 2Aabb

1aaBB 2aaBb

1aabb

Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 9 3 3 1

Hoạt động 2: ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

-

Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập và vận dụng giải thích các hiện tượng trong chọn giống.

- Thời gian: 10 phút

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- Phương pháp: Hoạt động nhóm , vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin  thảo

luận nhóm các câu hỏi :

? Tại sao các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú ?

? Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?

- HS: sử dụng tư liệu trong bài để trả lời, yêu cầu nêu được:

+ F2 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền hình thành các kiểu gen khác P.

+ Sử dụng quy luật phân li độc lập có thể giải thích được sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

GV giải thích thêm: Biến dị tổ hợp ở loài sinh sản giao phối phong phú hơn ở loài sinh sản vô tính:

+Loài giao phối sinh sản thông qua quá trình giảm phân kết hợp thụ tinh.Trong giảm phân các gen PLĐL nên ở bố và mẹ có vô số kiểu giao tử khác nhau.Trong thụ tinh,sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các kiểu giao tử của bố vs của mẹ tạo ra n~

tổ hợp gen mới,biểu hiện ra n~ kiểu hình khác vs

bố mẹ.

+Loài sinh sản vô tính sinh ra con nhờ nguyên phân nên ko có sự hình thành n~ gen mới biểu

IV.Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:

+ Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

+ Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.

+ Kết luận chung: sgk/19

(4)

hiện ra n~ kiểu hình mới

 Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Tích hợp GD đạo đức

+ Sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ ở đời con → Tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc

+ Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội

+ Hiểu biết sinh giới phong phú và đa dạng, say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới - GV: có thể đưa ra những công thức tổ hợp để phân tích cho hs.

- Gv giải thích một số hiện tượng thực tế.

- GV: Yêu cầu hs tự tổng kết lại bài học

- HS: tự tổng hợp lại kiến thức. đọc lại kết luận chung.

4. Củng cố: (5’) GV: sử dụng câu hỏi

1) Menđen dã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào ?

2) Kết quả một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 . Xác định kiểu gen của phép lai trên ?

5. Hướng dẫn ở nhà: (2’)

+ Học bài trả lời câu hỏi sgk

+ GV hướng dẫn hs làm bài tập 4 sgk + Các nhóm làm trước thí nghiệm.

- Gieo một đồng xu.

- Gieo hai đồng xu.

Mỗi loại 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.1, 6.2 V.RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

(5)

Ngày soạn: Tiết 6

BÀI 7: BÀI LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

+ Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.

+ Biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập.

+ Thông qua bài tập HS giải thích được quy luật di truyền của Men đen,

2.Kĩ năng: Viết được sơ đồ lai.

3.Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong khi làm bài.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác ,tư duy tổng hợp,năng lực quan sát. Năng lực sử dụng các thuật ngữ di truyền học.Năng lực viết sơ đồ lai.

II. CHUẨN BỊ:

1, GV - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1,2 để vận dụng

+ Bài 1: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp => F1 toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, xđ kiểu gen và kiểu hình ở F1, F2. Biết rằng tính trạng chiều cao do 1 gen quy định.

+ Bài 2: ở cá kiếm, tính trạng mắt đen (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (a) .

P: Cá mắt đen x cá mắt đỏ => F1 51% cá mắt đen : 49% cá mắt đỏ Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào?

2, HS làm trước các bài tập sgk/22, 23 III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT :

- Phương pháp: Hoạt động nhóm, thực hành giải bài toán sinh học. Nêu và giải quyết vấn đề.

-Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY - GIÁO DỤC : 1.Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quả trình làm bài tập.

3. Bài mới:

a, Khởi động: (1’)

(6)

Biết KH của bố mẹ làm thế nào để xác định KG, KH của đời con và ngược lại biết KH của con có thể xác định KG của bố mẹ được không?

b, Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1/(20’) Hướng dẫn cách giải bài tập.

- Mục tiêu: Biết và hiểu được các bước giải bài tập lai một cặp và lai hai cặp tính trạng của Menđen

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi

a)Lai một cặp tính trạng

- GV: Nêu các tỉ lệ của F1,F2 trong các TN của Men đen

HS: Nêu được lai 1 cặp F2 3:1, lai phân tích 1;1 lai 2 cặp 9; 3; 3; 1

 Dạng 1: Biết kiểu hình của P  xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1, F2. Cách giải:

+ Bước 1: quy ước gen

+ Bước 2: xác định kiểu gen của P + Bước 3: viết sơ đồ lai

VD: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1

tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 và F1. Biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định.

 Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con  xác định kiểu gen kiểu hình ở P.

Cách giải:

Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con:

F: (3:1)  P Aa x Aa F: (1:1)  P Aa x aa

VD: ở cá kiếm, tính trạng mắt đen (quy định bởi gen A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (quy định bởi gen a)

P: cá mắt đen x cá mắt đỏ  F1: 51% cá mắt đen :49% cá mắt đỏ. Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào ?

b) Lai hai cặp tính trạng

Giải bài tập trắc nghiệm khách quan.

 Dạng 1: biết kiểu gen, kiểu hình của P  xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1(F2).

Cách giải: căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền )  tích tỉ lệ của các tính trạng ở F1 và F2 là:

(7)

(3:1)(3:1) = 9:3:3:1 (3:1)(1:1) = 3:3:1:1

* Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con  xác định kiểu gen của cặp P.

Cách giải: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con  kiểu gen của P.

F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)  F2 dị hợp về hai cặp gen.

 P thuần chủng về hai cặp gen.

F2: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)  P AaBb x Aabb

 AaBb x aaBb

F2: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1)  P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb Hoạt động 2/(20’) Bài tập vận dụng.

*Viết sơ đồ lai từ P đến F2 : +P : A A x A A +P : A A x A a +P : A A x a a +P : A a x A a +P : A a x a a +P : a a x a a

*GV yêu cầu hs đọc kết quả và giải thích ý lựa chọn.

GV chốt lại đáp án đúng.

Bài 1: P lông ngắn thuần chủng x lông dài F1 toàn lông ngắn

F1 đồng tính mang tính trạng trội  đáp án a Bài 2: Từ kết quả F1 : 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục

 F1 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục

Theo quy luật phân li  P Aa x Aa  đáp án d

Bài 4: để sinh ra người con mắt xanh (aa)  bố cho một giao tử a và mẹ cho một giao tử a .

Để sinh ra người con mắt đen (A-)  bố hoặc mẹ cho một giao tử A  kiểu gen và kiểu hình của P là :

Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa)

(8)

Hoặc Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (Aa)

 Đáp án b hoặc d.

Bài 5: F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 229 cây quả đỏ, bầu dục:

301 cây quả vàng, tròn : 103 cây quả vàng, bầu dục  tỉ lệ kiểu hình ở F2

là :

9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục

= (3đỏ : 1vàng)(3tròn : 1bầu dục)

 P thuần chủng về hai cặp gen

P quả đỏ, bầu dục x quả vàng, tròn

 Kiểu gen của P là AAbb x aaBB

 Đáp án d.

4. Củng cố: (2’)

+GV nhấn mạnh cách giải các dạng bài tập 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)

+ Làm lại các bài trong sgk.Bài tập 3 T22 không yêu cầu HS làm + Đọc trước bài 8

IV.RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

………

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh