• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 Ngày soạn: ngày 29 tháng 11 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 2 tháng 12 năm 2019 Toán

Tiết 61 : 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số.

- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toán..

2. Kĩ năng :

- Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.

3. Thái độ :

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: 1 bó một chục que tính và 4 que tính rời.

- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài 4/ 60 - Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng trừ.(15’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 10 que tính và 4 que tính rời.

- Yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.

- Giáo viên viết lên bảng: 14 – 8 = ? - Hướng dẫn học sinh cách tính.

14 - 8 6

Vậy 14 trừ 8 bằng mấy ? 14 - 8 = 6

* Hoạt động 3: Thực hành.(17’)

Bài 1: Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng .

- Củng cố kĩ năng tính nhẩm Bài 2: Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài và chữa bài

- Theo dõi Giáo viên làm

- Lấy 14 que tính rồi thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 6

- Học sinh nêu cách tính

- Học sinh làm bảng con: 14 – 8 = 6

- 14 trừ 8 bằng 6.

- Nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS tự làm bài rồi chữa

a. 9 + 5 = 14 8 + 6 = 14 5 + 9 = 14 6 + 8 = 14

14 – 9 = 5 14 – 8 = 6 14 – 5 = 9 14 – 6 = 8 14 – 4 – 2 = 8 14 – 4 - 5 = 5 14 – 6 = 8 14 – 9 = 5

- 1 HS lên bảng làm cả lớp tự làm rồi chữa.

14 14 14 14 14 - 8 - 6 - 7 - 9 - 5

(2)

- GV : Bài củng cố kĩ năng trừ có nhớ.

Bài 3: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV cho HS nhận xét

- Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tình theo cột dọc

Bài 4: Giải toán - Gọi 1 Hs đọc đề

- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?

- Củng cố giải toán bằng một bước tính 3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

__ ___ ___ ___ ____

6 8 7 5 9 - 2 HS lên bảng làm bài

a) 14 b) 14 - 5 - 7 9 7

-Hs đổi vở kiểm tra nhau

- Một HS lên bảng giải Bài giải

Số quạt điện còn lại là:

14 – 6 = 8 (quạt điện) Đáp số: 8 quạt điện

Tập đọc

Tiết 37- 38: BÔNG HOA NIỀM VUI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

-Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vậ (Chi, cô giáo)

- Hiểu nghĩa các từ mới : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.

-Hiểu nội dung bài : Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.

2. Kĩ năng :

- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ :

- Giáo dục HS biết phải hiếu thảo với cha mẹ.

*KNS (HD3)

- Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Thể hiện sự cảm thông.

* GDBVMT : Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.(HD3)

*QTE : -Trẻ em có quyền nhận được sự thông cảm yêu quý của thầy cô giáo . -Trẻ em phải hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng nội quy chung của nhà trường.( Củng cố) II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1:

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(3)

- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên nhận xét . 2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài.

(1’)

* Hoạt động 2: Luyện đọc. (30’)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài + Hướng dẫn cách đọc.

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu.

- Đọc từ khó phát âm - Đọc đoạn trước lớp - Đọc câu dài ngắt nghỉ

- Giải nghĩa từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.

- Đọc thầm theo nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Đọc cả lớp đồng thanh.

Tiết 2:

* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.(25’)

a) Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì ?

b) KNS:Vì sao Chi không dám tự mình hái bông hoa niềm vui ?

c) Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ?

d) GDBVMT:Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?

* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. (10’)

- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai.

3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

* QTE: Trẻ em có quyền có cha mẹ -Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nối nhau đọc từng câu.

- Học sinh đọc phần chú giải.

- Đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần.

- Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện cho bố để bố dịu cơn đau.

- Theo nội quy của trường không ai được ngắt hoa trong vườn.

- Học sinh nhắc lại lời của cô giáo.

- Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.

- Học sinh các nhóm lên thi đọc.

- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất.

*Trẻ em có quyền nhận được sự thông cảm yêu quý của thầy cô giáo .

-Trẻ em phải hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng nội quy chung của nhà trường.

Thủ công

GẤP CẮT DÁN HÌNH TRÒN I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

-HS bước đầu gấp, cắt, dán hình tròn.

- Gấp, cắt, dán được hình tròn.Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.

2. Kĩ năng

(4)

-Với hs khéo tay:Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn.Đường cắt ít mấp mô. Hình dáng phẳng.Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.

Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh họa cho từng bước.

- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

I- Ổn định:

II- Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nhận xét.

III- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương I về kĩ thật gấp hình. Hôm nay chúng ta tiếp tục học sang chương II về phối hợp gấp, cắt, dán hình. Bài đầu tiên các em sẽ học là bài: Gấp, cắt, dán hình tròn.

- GV ghi tựa bài lên bảng.

2- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- GV giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên nền một hình vuông. Đây là hình tròn được cắt bằng cách gấp giấy. GV định hướng chú ý của HS vào hình tròn.

- GV nối điểm O (điểm giữa của hình tròn) với các điểm M, N, Pnawms trên đường tròn, sau đó đặt câu hỏi cho HS so sánh về độ dài các đoạn thẳn: OM, ON, OP.

* GV kết luận: Các đoạn thẳng OM, ON, OP có độ dài bằng nhau, do đặc điểm này mà để vẽ đường tròn, người ta thường sử dụng dụng cụ vẽ đường tròn, chúng ta sẽ học sau. Khi không dùng dụng cụ vẽ đường tròn người ta tạo ra hình tròn bằng cách gấp, cắt giấy.

- GV cho HS so sánh về độ dài MN với cạnh của hình vuông (GV nêu: Cạnh của hình vuông bằng độ dài MN của hình tròn.Nếu cắt bỏ những phần gạch chéo của hình vuông như hình mẫu, ta sẽ được hình tròn).

- Hát vui.

- HS để đồ dùng lên bàn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát nhận xét.

(5)

3- GV hướng dẫn mẩu.

+ Bước 1: Gấp hình.

- Cắt 1 hình vuông theo đường chéo được hình 2a và điểm là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b.

- Gấp hình 2a theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3.

+ Bước 2: Cắt hình tròn.

- Lật mặt sau hình 3 được hình 4. Cắt theo đường dấu CD và mở ra được hình 5a.

- Từ hình 5a cắt, sửa theo đường cong và mở ra được hình tròn (H6).

- Có thể gấp đôi hình 5a theo đường dấu giữa và cắt, sửa theo đường cong như hình 5a và mở ra được hình tròn.

+ Bước 3: Dán hình tròn.

- Dán hình tròn vào vở.

* Chú ý: GV lưu ý nhắc HS bôi hồ mỏng, đặt hình cân đối, miết nhẹ tay để được hình được phẳng.

- GV hướng dẫn HS gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp.

IV- Nhận xét:

- Nhận xét tiết học.

V-Dặn dò:- Dặn HS giờ học sau mang giấy thủ công, kéo, hồ, kéo để thực hành gấp cắt hình tròn .

- HS theo dõi.

- HS tập gấp hình .

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: ngày 26 tháng 11 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 3 tháng 12 năm 2019

Chính tả (Tập chép)

Tiết 35: BÔNG HOA NIỀM VUI I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bông hoa Niềm Vui”.

-Làm đúng các bài tập phân biệt iê/ yê, r/ d/ gi, thanh hỏi/ thanh ngã.

2.Kĩ năng :

- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.

3.Thái độ :

- Giáo dục học sinh lòng hiếu thảo với cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Bảng nhóm.

- Học sinh: Vở bài tập.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh lên bảng làm viết: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, lời ru..

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết (12’).

- Giáo viên đọc mẫu bài viết.

- Cô giáo cho phép Chi hái thêm 2 bông hoa nữa cho những ai ? Vì sao ?

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết Hoa ?

- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó:

Hái, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, …

- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.

(15’)

- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh

- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (5’) Bài 1: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê.

- Cho học sinh lên thi tìm nhanh.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 2a: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp:

- Cho học sinh làm vào vở.

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.

3. Củng cố - Dặn dò.(2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- HS viết

- HS nghe

- 2, 3 học sinh đọc lại.

- Một bông cho mẹ một bông cho Chi vì em là cô bé hiếu thảo.

- Tên riêng và những chữ đầu câu.

- Học sinh luyện viết bảng con.

- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở.

- Soát lỗi.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên thi làm nhanh.

- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.

+ Trái nghĩa với khỏe là: Yếu

+ Chỉ con vật nhỏ, sống từng đàn, rất chăm chỉ: Con kiến

+ Cùng nghĩa với bảo ban là:

Khuyên nhủ.

- Học sinh làm vào vở.

- Chữa bài.

Chúng em đi xem múa rối.

Nói dối là rất xấu.

Cánh đồng gặt xong chỉ trơ những gốc rạ.

Bé Lan dạ một tiếng rõ to.

TOÁN Tiết 62: 34- 8 I. MỤC TIÊU:

(7)

1.Kiến thức : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 - 8

- áp dụng phép trừ có nhớ dạng 34 – 8 để giải các bài toán có liên quan.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.

3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.

*Giảm tải: Bài 4/b II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: 3 bó một chục que tính và 4 que tính rời.

- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên g i h c sinh lên đ c b ng công th c ọ ọ 12 tr đi m t sô.

- Giáo viên nh n xét. 2. Bài mới:

* Ho t đ ng 1: Gi i thi u bài, ghi đầ&u bài. (1’)

* Ho t đ ng 2: Gi i thi u phép tr 34 – 8. (15’) - Giáo viên nêu bài toán đ dầ-n đên phép tính 34- 8.

- Hướng dầ-n th c hi n trên que tính. - Hướng dầ-n th c hi n phép tính 34- 8 = ?

34

- 8

26

* 4 không tr đừ ược 8, lầy 14 tr 8 bằ&ng 6, viêt 6, nh 1. * 3 tr 1 bằ&ng 2, viêt 2. * V y 34 – 8 = 26 * Ho t đ ng 3: Th c hành. (15’) Bài 1: Tính - C ng cô tr có nh - Nh n xét Bài 2:y/c hs khá giỏi làm. - Hs đ c yêu cầ&u bài. - Gv yêu cầ&u HS khá gi i làm - Gv nh n xét Bài 3: Cho h c sinh t tóm tằt rô&i gi i vào v - C ng cô gi i toán bằ&ng m t b ước tính Bài 4: Tìm x. - Hướng dầ-n HS làm phầ&n a. -phần bgiảm tải - C ng cô tìm m t sô h ng ch a biêt. ư 3. Củng cố - Dặn dò. (2’) - H thông n i dung bai - HS đ c - HS nghe - HS nghe - H c sinh thao tác trên que tính đ tìm ra kêt qu là 26 - H c sinh th c hi n phép tính vào b ng con. - H c sinh nêu cách th c hi n: Đ t tính, rô&i tính. - H c sinh nhằc l i: * 4 không tr đừ ược 8, lầy 14 tr 8 bằ&ng 6, viêt 6, nh 1. * 3 tr 1 bằ&ng 2, viêt 2. - Đ c cá nhần, đô&ng thanh. HS làm vào v a) 94 64 44

- 7 - 5 - 9

87 59 35

b) 72 53 74

- 9 - 8 - 6

63 45 68

- HS đ i chéo v ki m tra. ở ể a) 64 b) 84 c) 94 - 6 - 8 - 9

58 76 85 - Gi i vào v

Bài gi i

Nhà Ly nuôi sô con gà là:

34- 9 =15 (con)

Đáp sô: 15 con gà.

- HS làm vào v .

a) X + 7 = 34 X = 34 -7 X = 27

(8)

Kể chuyện

Tiết 13: BÔNG HOA NIỀM VUI I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện Bông hoa Niềm Vui theo 2 cách:theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự.

- Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2-3) bằng lời của mình.

- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu chuyện.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

3.Thái độ :

- Giáo dục học sinh biết bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

Hoạt động của học sinh - Học sinh lắng nghe.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. (30’)

- Kể đoạn mở đầu theo hai cách.

+ Hướng dẫn kể theo cách 1.

+ Hướng dẫn kể theo cách 2.

- Dựa theo tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.

+ Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể bằng lời của mình.

- Kể lại câu chuyện trước lớp, tưởng tượng thêm lời kể của bố Chi.

- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

3. Củng cố - Dặn dò.(2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh kể trong nhóm.

- Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp.

- Quan sát tranh kể trong nhóm.

- Đại diện các nhóm kể.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Nối nhau kể theo sự tưởng tượng của mình.

- Cả lớp cùng nhận xét bạn kể hay nhất.

- Học sinh kể theo vai.

- Đóng vai kể toàn bộ câu chuyện.

- Cả lớp cùng nhận xét tìm nhóm kể hay nhất.

- Một vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.

- 4 học sinh nối nhau kể

Buổi chiều

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Văn hóa giao thông

Bài 4- GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN TRONG THAM GIA GIAO THÔNG

(9)

I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức

-Biết được giúp đỡ người khác gặp khó khăn trên đường khi tham gia giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng

- Có hành động đẹp giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trên đường.

3. Thái độ

- HS thực hiện và vận động bạn bè, người thân có ý thức giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trên đường.

II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

− Tranh ảnh về những hành động biết giúp đỡ người gặp khó khăn khi tham gia giao thông trên đường cũng như một số tranh ảnh về những hành

− Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

− Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III- MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…

1) Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về việc giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông trên đường:

+ Ở lớp, những bạn nào tự đi bộ đến trường?

+ Khi đi đi bộ trên đường em đã bao giờ gặp một người nào đó cần mình giúp đỡ không? Ví dụ như một cụ già hay một em nhỏ muốn sang đường, hay một người nào đó sơ ý bị té hay là một người đau chân mà xách đồ nặng,…. Em hãy chia sẻ cho các bạn trong lớp cùng nghe về những tình huống đó.

+ Khi họ cần giúp đỡ thì em có sẵn sang giúp họ không? Em đã làm gì trong những tình huống như vậy?

− HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.

- Từ những trải nghiệm của HS, Gv dẫn dắt vào bài và giới thiệu bài mới: Giúp đỡ người gặp khó khăn trong tham gia giao thông.

2) Hoạt động cơ bản: Nghiên cứu truyện

(10)

− GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi chậm thôi bạn nhé” (tr. 16) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi.

Câu 1: Tại sao Thanh phải nghỉ học mấy hôm?

Câu 2: Vì sao Trang rất vui khi thấy Thanh đi học lại?

Câu 3: Trang đã giúp đỡ Thanh đi đến trường bằng cách nào?

Câu 4: Em có muốn kết bạn với Trang không? Tại sao?

− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

− GV nhận xét, chốt ý đúng:

+ Thanh phải nghỉ học mấy hôm vì Thanh bị té, cổ chân bị sưng không thể đi học được.

+ Khi thấy Thanh đi học lại, Trang rất vui vì đã có bạn đi cùng đến trường cho vui.

+ Nhưng chân Thanh còn đau lắm nên cần được giúp đỡ. Thế là Trang đã xách cặp dùm bạn và còn đưa vai cho bạn vịn vào và còn dặn Thanh là đi chậm thôi nhé! Hành động của Trang thật đẹp đúng không các em?

Để HS hiểu rõ hơn về làn đường dành cho xe đạp, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip hoặc các tranh ảnh.

Cho HS xem thêm một số tranh ảnh về những hành động đẹp biết giúp đỡ người khác.

3) Hoạt động thực hành

- HS quan sát hình trong sách và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau:

- GV nêu câu hỏi: Em sẽ làm gì nếu gặp các trường hợp đó? Tại sao em làm như vậy?

- HS đại diện các nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung. HS giải thích vì sao?

- Sau đó GV tùy tình huống chốt lại kết luận sau: Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường là thể hiện nếp sống văn minh.

4) Hoạt động ứng dụng

(1) – Gv yêu cầu HS đọc mẫu chuyện trong SGK?

- GV nêu câu hỏi: Theo em, tại sao Long từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Khôi.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm ra câu trả lời.

- Gọi đại diện 2 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.

- GV chốt ý: Giúp đỡ người khác phải có lòng chân thành và lời nói phải nhẹ nhàng, dễ nghe.

(2) GV yêu cầu HS đóng vai tình huống vừa rồi.

- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai.

- Mời 2 nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét.

- GV chốt ý:

Lời nói lịch sự, chân thành Là món quà quý bạn dành cho ta Hành động chu đáo thiết tha Nối tình bè bạn dẫu xa cũng gần.

(11)

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 1

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện và phân biệt mẫu câu Ai – là gì?.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học II.CHUẨN BỊ

- Thực hành toán và tiếng việt HOẠT ĐỘNG HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

*Bài 1: Đọc truyện: Bông hoa đẹp nhất - GV đọc mẫu câu chuyện

- GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả

- Y/c hs đọc nối tiếp câu l1 - Hướng dẫn học sinh đọc từ khó - Y/c hs đọc nối tiếp câu l2 - Yc đọc bài theo nhóm - Hs từng nhóm thi đọc - Hs nhận xét

- GV nx ,tuyên dương.

- 1hs đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nx ,tuyên dương.

- HS nêu lại nd bài

*Bài 2.

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc câu chuyện: Bông hoa đẹp nhất - YC hs đọc thầm và làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

- GV nx,tuyên dương C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

HOẠT ĐỘNG DẠY - Hs thực hiện theo y/c của gv

- Lắng nghe

- HS đọc nt câu.

- Hăm hở, mỏi rã.

- Luyện đọc nhóm bàn - các nhóm thi đọc

- 1 HS đọc - Hs nêu nd bài

- 1 hoc sinh nêu yêu cầu - HS đọc

a.Những bông hoa thu tự trồng b.gieo hạt vào cốc để có hoa c. hạt giống không nở d. thu là bông hoa đẹp nhất - Lắng nghe.

(12)

Ngày soạn: 26 tháng 11 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 4 tháng 12 năm 2019 TOÁN Tiết 63: 54- 18 I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 4,số trừ là số có hai chữ số.

- Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán - Củng cố cách vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.

3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: 5 bó mỗi bó một chục que tính và 4 que tính rời.

- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

(1’)

* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ:

54- 18. (15’)

- Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép tính:

54- 18

- Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính.

- Hướng dẫn học sinh đặt tính.

54 - 18 36

* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1.

* 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.

* Vậy 54 – 18 = 36.

* Hoạt động 3: Thực hành. (15’) Bài 1.Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Gv yêu cầu HS làm bài, nhận xét.

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có

- HS đọc

- HS nghe

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 36.

- Học sinh thực hiện phép tính vào bảng con.

- Học sinh nêu cách thực hiện: Đặt tính, rồi tính.

- Học sinh nhắc lại:

* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1.

* 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.

- HS làm vào vở,đổi chéo vở kiểm tra.

74 - 26

48

24 - 17 7

84 - 39 45

64 15 49

(13)

nhớ.

Bài 2 .Đặt tính và tính:

- GV gọi HS đọc yeu cầu bài - GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện trừ có nhớ.

Bài 3.Giải toán:

- Củng cố giải toán bằng một bước tính Bài 4.HS vẽ hình tam giác

- GV hướng dẫn HS

- GV đi quan sát HS vẽ, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- làm bài vào vở

74 64 - 47 - 28 --- --- 27 36 - HS làm vào vở

Bài giải

Mảnh vải tím dài số dm là:

34-15 = 29 (dm) Đáp số: 29 dm

- Học sinh tự vẽ vào vở hình tam giác theo mẫu.

Tập đọc

Tiết 39 : QUÀ CỦA BỐ I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng ở các câu có dấu hai chấm và nhiều dấu phẩy.

- Biết đọc bài với giọng đọc nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên.

- Hiểu được nghĩa của các từ mới : thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch.

- Hiểu được nội dung bài : Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.

2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết tấm lòng yêu thương của cha mẹ dành cho các con.

* GDBVMT: Giáo dục tình yêu thương bố mẹ. (HD3)

*QTE:Trẻ em có quyền có cha mẹ được cha mẹ thương yêu tặng quà.Trẻ em phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. (HD4)

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh lên đọc bài “Bông hoa niềm vui” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

(14)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

* Hoạt động 2: Luyện đọc. (12’)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần + Hướng dẫn cách đọc

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Luyện đọc các từ khó: làn nào, niềng niễng, thao láo, xập xành, …

- Đọc đoạn trước lớp.

- Giải nghĩa từ: Thúng câu, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, cá sộp, mốc thếch, …

- Học sinh đọc phần chú giải.

- Đọc thầm trong nhóm.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài..(12’) 1. Quà của bố đi câu về có những gì ? 2. Quà của bố đi cắt tóc về có những gì ? 3. Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích quà của bố ?

*GDBVMT: Vì sao tác giả nói: Qùa của bố làm anh em tôi giàu quá”?

* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.. (8’) - Giáo viên cho học sinh thi đọc toàn bài.

- Giáo viên nhận xét chung.

*QTE:Trẻ em có quyền có cha mẹ được cha mẹ thương yêu tặng quà.Trẻ em phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ.

3. Củng cố - Dặn dò.(2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh theo dõi.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Học sinh luyện đọc cá nhân + đồng thanh.

- Đọc nối tiếp.

- Đọc theo nhóm.

- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen xanh, cá sộp, cá chuối.

- Xập xành, muỗm, dế, …

- Quà của bố làm Anh em tôi giàu quá

- Học sinh các nhóm thi đọc toàn bài.

- Cả lớp nhận xét chọn người thắng cuộc.

Tự nhiên và xã hội

Bài 13 :

GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.

- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở - Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.

2.Kĩ năng

-Kỹ năng ra quyết định. : nên và không nên làm gì để giữ sạch môi trưởng xung quanh nhà ở.

-Kỹ năng tư duy phê phán: phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường, - Kỹ năng hợp tác: hợp tác với mọi người than gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

- Có trách nhiệm thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở..

3. Thái độ

-Yêu thích môn học

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi.

(15)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động

2. Bài cũ : Kể tên một số đồ dùng trong gia đình và nêu công dụng của chúng

3. Bài mới a/ Khám phá

Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta sẽ học bài Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở

b/ KẾT NỐI

 Hoạt động 1:Làm việc với SGK.

 ĐDDH: Tranh

Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 1 – 5, mọi người đang làm gì? Làm thế nhằm mục đích gì?

-Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:

- GV hỏi thêm :

+Hãy cho cô biết, mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào ?

-GV chốt kiến thức: Như vậy, mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,..Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khẻo tốt, học hành hiệu quả hơn.

 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

 ĐDDH: Giấy để HS thảo luận, bút dạ.

-GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì?

- Hát - HS nêu.

- HS nhắc lại

- HS thảo luận nhóm .

- Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 5 hình.

+Hình 1:Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà.Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ ,thoáng mát .

+Hình 2 : Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm.Mọi người làm thế để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh .

+Hình 3 :Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn. Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu

+Hình 4 : Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh.Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

+Hình 5 : Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch.

+Hình 1 : Ở thành phố ;Hình 2 +5 : Ở nông thôn ; Hình 3 + 4: Ở miền núi

- HS đọc ghi nhớ .

- 1, 2 HS nhắc lại ý chính .

(16)

-Yêu cầu các nhóm HS trình bày ý kiến .

-GV chốt kiến thức :Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm rất nhiều việc như…(GV nhắc lại một số công việc của HS).

Nhưng các em cần nhớ rằng: cần phải làm các công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể của mình.

4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

- Các nhóm HS thảo luận :

Hình thức thảo luận :Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy A3, các thành viên lần lượt ghi vào giấy một việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh .

-Các nhóm HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận .

- HS nghe và ghi nhớ .

Tập viết

Tiết 13: CHỮ HOA : L I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Viết đúng, viết đẹp chữ L hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Lá lành đùm lá rách theo cỡ nhỏ.

2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa L sang chữ cái đứng liền sau.

3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Chữ mẫu L. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.

HS: Bảng, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’) -Yêu cầu viết: K

-Hãy nhắc lại câu ứng dụng.

-Viết : Kề vai sát cánh -GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu: (1’)

*Các hoạt động (27’)

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa

1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

* Gắn mẫu chữ L Chữ L cao mấy li?

- Gồm mấy đường kẻ ngang?

- Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ Lvà miêu tả:

+ Gồm 3 nét: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.

- GV viết bảng lớp.

- GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và G; sau đó đổi chiều

- Hát

- HS viết bảng con.

- HS nêu câu ứng dụng.

- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.

- HS quan sát - 5 li

- 6 đường kẻ ngang.

- 2 nét

(17)

bút, viết nét lượn đọc( lượn 2 đầu); đến đường kẽ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết - HS viết trên không.

2.HS viết bảng con.

-GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

-GV nhận xét uốn nắn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

1. Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách 2. Quan sát và nhận xét:

- Nêu độ cao các chữ cái.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

-

- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ: Lálưu ý nối nét Lvà a.

3. HS viết bảng con

* Viết: : Lá

- GV nhận xét và uốn nắn.

Hoạt động 3: Viết vở -GV nêu yêu cầu viết.

-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.

-Chấm, chữa bài nhận xét.

-GV nhận xét chung.

4. Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học

- HS quan sát

- HS tập viết trên bảng con

- HS đọc câu - L :5 li - h, l : 2,5 li - đ: 2 li - r : 1,25 li

- a, n, u, m, c : 1 li - Dấu sắc (/) trên a

- Dấu huyền (`) trên a và u - Khoảng chữ cái o

- HS viết bảng con

- Vở Tập viết - HS viết vở L

Lá lành đùm lá rách

- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.

Ngày soạn: ngày 26 tháng 11 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2019 Luyện từ và câu

Tiết 13: TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH.CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ? I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình).

- Luyện tập về kiểu câu Ai làm gì ?

2.Kĩ năng : Nói được câu theo mẫu Ai làm gì ? có nghĩa . 3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.

*QTE:HS ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà (BT1) II. ĐỒ DÙNG:

(18)

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh lên bảng làm bài 4/100.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. (30’)

Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

- Giáo viên nhận xét.

*QTE:HS giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu.

- Giáo viên cho học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh xếp các từ đúng.

- Yêu cầu học sinh làm vào vở.

- Thu chấm một số bài.

3. Củng cố - Dặn dò. (2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

Hoạt động của học sinh

- Nối nhau phát biểu.

- Nấu cơm, quét nhà, nhặt rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén, lau nhà, cho gà ăn, chơi với em bé, …

*HS ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

- Học sinh lên bảng làm.

Ai Làm gì ?

Chi Cây Em Em

Đến tìm bông cúc màu xanh.

Xòa cành ôm cậu bé.

Học thuộc đoạn thơ.

Làm ba bài tập toán.

- Học sinh làm bài vào vở.

Ai Làm gì ?

Em Chị em Linh Cậu bé

quét dọn nhà cửa giặt quần áo.

xếp sách vở.

rửa chén bát.

- Một số học sinh đọc bài làm của mình.

- Cả lớp nhận xét.

Chính tả ( Nghe viết ) Tiết 36: QUÀ CỦA BỐ I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

-Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Quà của bố”.

- Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê/ yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn d/ gi, thanh hỏi/ thanh ngã.

2.Kĩ năng :

- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.

3.Thái độ :

(19)

- Giáo dục học sinh biết tình thương của cha mẹ dành cho con rất dạt dào II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng nhóm.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh lên bảng viết: Con nghé, người cha, suy nghĩ con trai, cái chai.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết.

(12’)

- Giáo viên đọc mẫu bài viết.

- Bố đi câu về có những con vật gì ? - Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó:

Niềng niễng, nhộn nhạo, tỏa hương, cá sộp, quẫy, tóe nước, thao láo, …

- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.

- Đọc cho học sinh viết (15’)

- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh.

- Đọc lại cho học sinh soát lỗi.

- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập (5’).

Bài 1: Điền vào chỗ trống iê hay yê.

- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 2a: Điền vào chỗ trống d hay gi.

- Giáo viên cho học sinh vào vở.

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.

3. Củng cố - Dặn dò. (2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- hs viết

- 2, 3 học sinh đọc lại.

- Cà cuống, niềng niễng, cá sộp, cá chuối.

- Học sinh luyện viết bảng con.

- Học sinh nghe đọc chép bài vào vở.

- Soát lỗi.

- Đại diện học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.

- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.

Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.

- Học sinh làm vào vở.

- Học sinh lên chữa bài.

Dung dăng dung dẻ.

Dắt trẻ đi chơi.

Đến ngõ nhà giời.

Lạy cậu lạy mợ.

Cho cháu về quê.

Cho dê đi học.

TOÁN

Tiết 64: Luyện tập I. MỤC TIÊU:

(20)

1.Kiến thức :

- Củng cố các phép trừ có nhớ dạng : 14 – 8, 34 – 8, 54 – 18.

- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.

- Biểu tượng về hình vuông.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.

3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: 5 bó mỗi bó một chục que tính và 3 que tính rời.

- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bảng công thức 13 trừ đi một số.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (30’)

Bài 1: Tính nhẩm:

- GV yêu cầu hs đọc đề bài Yêu cầu học sinh làm bài.

- Nhận xét .

Bài 2: Làm bài vào vở.

- GV yêu cầu hs đọc đề bài - HS làm bài vào vở.

- Củng cố thực hiện trừ có nhớ

Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.

- Củng cố tìm một số hạng và tìm số bị trừ

Bài 4.Giải toán

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gi? Hỏi gì?

- Gọi 1 HS lên bảng giải.

- Gv nhận xét

Hoạt động của học sinh

- Lăng nghe nhận xét

14 – 7 = 14 – 8 = 14 – 0 = 14 – 10

=

14 – 9 = 14 – 6 = 13 – 5 = 14 – 4 = 84

- 47 37

62 - 28 34

74 - 49 25

60 - 12 48 - Học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.

x + 24 = 34 25 + x = 84 x = 34 - 24 x = 84 - 25 x = 1 0 x = 5 9 - Làm vào vở.

Bài giải

Cửa hàng có số máy bay là : 84 – 45 = 39( máy bay ) Đáp số :39 máy bay 3. Củng cố - Dặn dò (2’).

- Hệ thống nội dung bài,nhận xét .

(21)

Bu i chi u

Âm nh c

CHIẾN SĨ TÍ HON ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

-Hát đúng giai điệu lời ca. Biết bài hát Chiến sĩ Tí Hon dựa trên giai điệu nguyên bản của bài hát Cùng nhau đi hồng binh , lời mới của Việt Anh

2 Kỹ năng :Hát đồng đều, rõ lời.

3.Thái độ : Hs yêu thích ca hát II. CHUẨN BỊ :

- Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Khởi động : (1 phút) Hát

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)Cộc cách tùng cheng(tiết 2).

- Yêu cầu Hs hát kết hợp gõ đệm - Yêu cầu HS hát kết hợp biểu diễn - GV nhận xét.

3. Giới thiệu – nếu vấn đề : (1 phút)

Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị . Có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon . Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng .Bài hát ‘Chiến sĩ Tí Hon ‘.

GV ghi tựa – Hs nhắc tựa.

4. Phát triển các hoạt động : (32 phút).

Ho t đ ng c a th yạ

a. Hoạt động 1 :Dạy bài hát (18 phút) PP : Làm mẫu, thực hành, giảng giải.

ĐDDH : Máy nghe, băng.

-GV giới thiệu : Bài hát Chiến sĩ Tí Hon do Việt Anh đặt lời theo giai điệu nguyên bản của bài hát Cùng nhau đi hồng binh của tác giả Đinh Nhu , được sáng tác trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm1945.

Hoạt động của trò

- GV cho Hs nghe băng. Hs lắng nghe

- Yêu cầu Hs mở SGK /trang 4 Hs mở SGK - GV đọc lời ca, yêu cầu Hs đọc theo. Chú ý

những chỗ ngắt.

Ví dụ : Kèn vang /đây /đoàn quân

Hs đọc lời ca theo yêu cầu và giải Thích từ khó cùng GV . - GV hát mẫu, dạy hát từng câu. Hs hát theo yêu cầu theo kiểu

móc xích , củng cố từng câu.

GV nhắc nhở các em ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn , phát âm rõ ràng, không ê a, giọng hát êm đềm.

+ Cả lớp + Dãy + Cá nhân.

b. Hoạt động 2 : Tập gõ đệm (10 phút)

(22)

PP : Thực hành, phân tích, giảng giải.

ĐDDH : Bảng phụ, nhạc cụ.

- GV đưa bảng phụ, hướng dẫn Hs nắm các ký hiệu gõ đệm.

Hs quan sát, nhận xét -GV hướng dẫn , làm mẫu và yêu cầu Hs hát

kết hợp theo tiết tấu lời ca . Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không vỗ tay. (hoặc không gõ) nhưng phải giữ nhịp thật đều.

Ví dụ : Kèn vang đây đoàn quân * * * * *

Hs thực hiện theo yêu cầu của GV cùng với nhạc cụ của mình.

- GV hướng dẫn, làm mẫu và yêu cầu Hs hát kết hợp vỗ tay (hoặc go đệm) theo phách Ví dụ : Kèn vang đây đoàn quân

* * * - GV nhận xét.

* Củng cố : (4 phút)

- Cho Hs chơi trò chơi "Chuyền thư " , phổ biến : Cả lớp hát lại bài hát và chuyền phong thư. Sau khi dứt khẩu lệnh "Đến", bạn nào cầm phong thư trên tay sẽ được phỏng vấn.

- Hs hát hào hứng kết hợp nhạc cụ lại bài " Chiến sĩ Tí Hon " và chuyền phong thư.

- GV đặt câuhỏi Hs nghe và trả lời

- Yêu cầu cả lớp hát cả bài một lần, kết hợp vận động phụ họa

- Hs hát kết hợp vận động đưa người đơn giản.

5. Tổng kết – dặn dò (1 phút)

Tập hát nhiều lần cho đúng giai điệu Chuẩn bị : Chiến sĩ Tí Hon (Tiết 2) Nhận xét tiết học.

Nghe

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 2

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ chứa tiếng có iê/yê, dấu hỏi / dấu ngã/ r,d,gi.

- Ôn tập lại kiểu câu: Ai làm gì?

2. Kĩ năng.

- Điền và đọc và phát âm đúng.

- Biết phân tích các bộ phận câu Ai làm gì?

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách TV thực hành, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV

1. Khởi động. ( 3p)

- Cả lớp chơi trò chơi: tập tầm vông.

Hoạt động của HS

(23)

2. Thực hành.

* Bài 1. Viết từ chưa tiếng có iê/yê mang nghĩa như sau: ( 8p)

- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS đọc và làm vào vở.

- Yêu cầu HS đọc bài trước lớp.

- Yêu cầu HS đổi chéo bài nhau.

- Gv nhận xét .

* Bài 2: Điền chữ r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã.(10p)

- Gv yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi lần lượt HS trả lời.

- Gv nhận xét, khen ngợi HS.

* Bài 3:Xếp các bộ phận câu vào ô thích hợp theo mẫu. (10p)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét, kết luân.

3. Củng cố - dặn dò (3p) - Nhận xét giờ học’

- Dặn dò HS làm bài

- Cả lớp chơi trò chơi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm:

a) Từ trái nghĩa với dữ: hiền b) Từ trái nghĩa với từ lùi: tiến

c) Cùng nghĩa với cuốn sách: quyển sách.

- HS đọc bài, nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc và làm bài.

a, rơm, ra, giếng, dậy.

b, hỡi, đổ, tưởng, ngã

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm vào vở.

Ai b. Má Thu c. Ông Thu d.Hạt giống hoa

Làm gì?

Tặng Thu kẹo sô-cô-la Trồng cây hoa

Nằm im dưới lớp đất

- Hs nghe Thực hành toán

TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp hs củng cố:

- Ôn tập phép trừ có nhớ dạng 14 -8, 54-18

(24)

-Tìm một số hạng trong một tổng.

- Giải toán có lời văn . 2.Kỹ năng

-Hs biết thực hiện đúng, tính đúng.

- HS vận dụng giải được bài toán có lời văn.

3,Thái độ:

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Sách thực hành, que tính III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

1. Bài cũ:( 3p)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng làm các phép tính : 64- 28, 44- 29

-GV nhận xét

2. Bài mới: Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính nhẩm:( 8p)

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

-GV nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (5p) - Gv HS nêu yêu cầu bài.

a. 84 - 57 b.34 - 19 c.64 – 58

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

- Dưới lớp làm vào vở

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng. Đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

-GV nhận xét

*Bài 3 : Tìm x ( 7p)

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Gv gọi 3 Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

x +17 = 44

………..

………..

29 + x=54

………..

………..

- Gv gọi HS dưới lớp đọc bài, nhận

- HS lên bảng làm.Dưới lớp làm vào bảng con.

- HS đọc -HS nêu kết quả.

- Hs nêu.

-3hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

Nhận xét chữa bài.

- HS đọc yêu cầu - Hs làm

- Hs đọc và nhận xét - hs nêu.

- Hs nhắc lại

- HS đọc bài toán.

- Trên đồi có 34 con trâu và con bò đang gặm cỏ, trong đó có 18 con trâu.

- Trên đồi còn bao nhiêu con bò đang ăn cỏ?

- HS trả lời.

Bài giải:

Số con bò đang gặm cỏ là:

34- 18 = 16( con) Đáp số: 16con bò - HS nghe

- Hs đọc bài - Hs nghe - Hs vẽ

- hs nghe

(25)

xét.

- Gv gọi Hs nhận xét bài trên bảng và hỏi : +Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm thế nào ?

- Gv gọi 2-3 HS nhắc lại quy tắc.

Bài 4: Giải bài toán ( 10p) - GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để biết trên đồi còn bao nhiêu con bò đang gặm cỏ ta làm thế nào?

- 1hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

- Gv gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

*Bài 5: Đố vui ( 5p)

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài - Gv hướng dẫn HS làm bài - Gv quan sát HS làm

- Gv nhận xét

3. Củng cố dặn dò: (2p) GV hệ thống lại bài.

Nhận xét giờ học.

Ngày soạn: ngày 26 tháng 12 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 6 tháng 12 năm 2019 Tập làm văn

Tiết 13: KỂ VỀ GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.

- Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.

(26)

2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết được một đoạn kể về gia đình. Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.

3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.

*KNS: (BT2) - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức bản thân.

- Tư duy sáng tạo.

- Thể hiện sự cảm thông.

* QTE:Trẻ em có quyền có gia đình,được moị người trong gia đình thương yêu, chăm sóc.(BT1)

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Y/C 3 HS kể về người thân của mình - GV nhận xét chữa bài

2. Bài mới:

21.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học

2.2Hướng dẫn làm bài: ( 30’) Bài 1:

Kể về gia đình em .

- HS đọc yêu cầu , các gợi ý .

-GV nhắc HS lưu ý kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi

- YC đọc thầm và nhớ lại điều cân nói.

- HS khá kể mẩu . HS nhận xét . GV bổ sung.

- Hướng dẫn HS tập kể theo nhóm 4.

GV nhận xét.

*QTE:Trẻ em có quyền có gia đình,được moị người trong gia đình thương yêu, chăm sóc.

- Đại diện các nhóm thi kể. Bình chọn.

Bài 2: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1. Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về gia đình.

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập, Hướng dẫn hS

VD: Gia đình em có 4 người. Bố em là bác sĩ. Mẹ là giáo viên tiểu học. em Cường đang học mẩu giáo nhở. Mọi người rất quan tâm thương yêu nhau - GV nhận xét chữa bài

3.Củng cố dặn dò : ( 5’) - GV nhận xét.

Về nhà viết lại đoạn văn đó.

- 3 HS kể.

- Theo dõi

- 1 HS đọc yêu cầu , các gợi ý .

- 1 HS khá kể mẩu . HS nhận xét . GV bổ sung.

- HS tập kể theo nhóm 4. Đại diện các nhóm thi kể. Bình chọn.

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vbt,

- HS đọc lại bài văn của mình. HS nhận xét .

HS làm vào vở.

- Theo dõi

(27)

Toán

Tiết 65 : 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Biết cách thực hiện các phép trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- Lập và học thuộc lòng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.

2.Kĩ năng : Rèn thuộc nhanh bảng trừ, giải toán đúng.

3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: 1 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời.

- Học sinh: Bảng phụ; vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Học sinh lên đọc bảng công thức 12, 13, 14 trừ đi một số.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng công thức trừ.(15’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính lần lượt tìm ra kết quả của phép trừ trong bảng 15 trừ đi một số.

- Giáo viên viết lên bảng: 15 – 6 = 9.

- Giáo viên hướng dẫn tương tự để có các phép tính 16 –7, 17 – 8, 18 – 9.

- Cho học sinh tự lập bảng trừ 15, 16, 17, 18.

- Học sinh tự học thuộc bảng công thức trừ

* Hoạt động 3: Thực hành. (15’) Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vào vở.

- Nhận xét bảng con.

Bài 2: HD cho HS sinh giỏi 3. Củng cố - Dặn dò. (2’) - Nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

- HS đọc bài

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 9.

- Tự lập bảng trừ.

15- 6 = 9 15- 7 = 8 15- 8 = 7 15- 9 = 6 16- 7 = 9

16- 8 = 8 16- 9 = 7 17- 8 = 9 17- 9 = 8 18- 9 = 8 - Học sinh tự học thuộc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- 1HS lên bảng làm lớp tự làm rồi chữa

15 - 8 7

15 - 9 6

16 - 9 7

16 - 7 9

17 - 8 9

18 - 9 9

SINH HOẠT TUẦN 13 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

II. CHUẨN BỊ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài; Hướng dẫn học sinh thực hiện: 4 học sinh đóng 4 vai, mỗi vai kể với một giọng riêng2. Người dẫn chuyện nói thêm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ.. - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.?. - Giáo

Hoạt Hoạt động động 1: 1: Giáo Giáo viên viên hướng hướng dẫn dẫn học học sinh sinh quan quan sát sát và và nhận nhận xét xét vật vật mẫu mẫu hình

- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện kết hợp tả ngoại hình nhân vật. - Học sinh kể trước lớp - Nhận xét,

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1.. Thái độ:-Thích học môn Kể chuyện, Yêu quý các con vật.?. - Chú ý lắng nghe bạn kê chuyện II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể bằng lời của mình.. - Cho học sinh đóng vai dựng lại

Tuy nhiên, các kết quả của “Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” và bảng “Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và

Về nội dung chương trình, cả sinh viên và giảng viên đều có sự đánh giá khá tương đồng ở mức độ tốt và rất tốt với tỉ lệ trên 80%; Về phương pháp giảng dạy của GV