• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 62 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 28.1 a, b SGK và cho biết:

a) Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội?

Trả lời:

- Tính trạng mắt nâu là trội so với tính trạng mắt đen.

b) Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

- Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tính Vì: nam nữ đều xuất hiện mắt màu nâu hoặc đen với tỉ lệ 1:1

Bài tập 2 trang 62-63 VBT Sinh học 9: Bệnh máu khó đông do 1 gen quy định, người vợ không mắc bệnh ( hình tròn trắng ) lấy chồng không mắc bệnh ( ô vuông trắng ), sinh con mắc bệnh chỉ là con trai ( ô vuông đen ).

a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ.

Trả lời:

a)

(2)

b) Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

Trả lời:

- Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.

c) Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính . Vì: vợ chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai ⇒ hiện tượng di truyền chéo, gen quy định tính trạng máu khó đông nằm trên NST giới tính X

Bài tập 3 trang 63 VBT Sinh học 9: Quan sát hai sơ đồ ở hình 28.2 a, b SGK. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Sơ đồ 28.2 a giống và khác sơ đồ 28.2 b ở điểm nào?

Trả lời:

- Giống nhau: hai sơ đồ đều mô tả quá trình thụ tinh hình thành hợp tử, kết thúc đều hình thành 2 phôi.

- Khác nhau:

+ Hình 28.2 a) : 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng hình thành nên 1 hợp tử, hợp tử xảy ra nguyên phân và phôi bào tách nhau rồi phát triển thành 2 phôi riêng biệt.

(3)

+ Hình 28.2 b) 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng hình thành 2 hợp tử phát triển thành 2 phôi riêng biệt  không có giai đoạn phôi bào tách nhau ra

b) Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?

Trả lời:

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của chúng cũng chỉ có thể là XX hoặc XY.

c) Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng sinh khác trứng là những trẻ được sinh ra trong cùng một lần sinh nhưng do những trứng và những tinh trùng khác nhau kết hợp tạo thành.

- Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính do chúng là hai hợp tử hoàn toàn khác nhau hình thành.

d) Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Trả lời:

- Đồng sinh cùng trứng: 1 trứng kết hợp 1 tinh trùng hình thành 1 hợp tử nhưng phát triển thành nhiều phôi  có cùng kiểu gen

- Đồng sinh khác trứng: nhiều trứng kết hợp với nhiều tinh trùng hình thành nhiều hợp tử phát triển thành nhiều phôi  khác kiểu gen

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 64 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Theo dõi sự di truyền của một ………… nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).

Trả lời:

(4)

Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).

Bài tập 2 trang 64 VBT Sinh học 9: Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?

Trả lời:

- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp hiểu rõ vai trò của gen và môi trường sống ảnh hưởng đến sự biểu hiện tính trạng.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 64 VBT Sinh học 9: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên?

Trả lời:

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.

- Phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh con muộn, số lượng con ít và không được phép thực hiện lai hay gây đột biến trên người.

Ví dụ: Nghiên cứu sự di truyền bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng, màu mắt, màu tóc,…

Bài tập 2 trang 64 VBT Sinh học 9: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.

Trả lời:

- Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ cùng một hợp tử, sẽ cùng là bé trai hoặc cùng là bé gái, chúng sẽ có kiểu gen giống hệt nhau.

(5)

- Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ những hợp tử khác nhau, có thể có giới tính giống hoặc khác nhau và có kiểu gen khác nhau.

- Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp xác định vai trò của gen hay môi trường sống ảnh hưởng tới sự biểu hiện tính trạng của cơ thể, từ đó phục vụ mục đích phát triển con người

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với các tế bào có khả năng phân chia, vòng đời của chúng bao gồm kì trung gian và thời gian nguyên phân (4 kì), sự lặp lại của vòng đời này gọi là chu kì tế bào, do

Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp

- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng

- Mỗi loại ADN lại đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit, vì thế đã tạo nên tính đa dạng và đặc đặc thù của ADN... Bài tập tóm tắt

Di truyền học người đã giải thích quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau” và cho

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: các phương pháp này giúp củng cố và duy trì một số tính trạng

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm khi : Điều kiện sống (thức ăn, chỗ ở,…) không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể