• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 10: GIẢM PHÂN

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 24-25 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin SGK hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 10.

Trả lời:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân Các

Những diễn biến cơ bản của NST

Lần phân bào I Lần phân bào II

đầu

- NST kép co ngắn đóng xoắn

- Các NST kép tương đồng tiếp hợp và bắt chéo với nhau theo chiều dọc.

- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội

giữa

- Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau, xếp thành 2 hành dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

sau

- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về hai cực của tế bào.

- Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và theo thoi phân bào di chuyển về 2 cực của tế bào.

cuối

- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội kép.

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội.

Bài tập 2 trang 25 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa lần phân bào II của giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Đều có sự tham gia của các NST kép

(2)

+ Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

+ Kì giữa: NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

+ Kì sau: 2 crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào

- Khác nhau:

+ Số NST kép tham gia: ở giảm phân 2 là n NST kép; ở nguyên phân là 2n NST kép + Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống tế bào mẹ.

+ Kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra ……….. tế bào con đều mang bộ NST ………….., …………., nghĩa là số lượng NST giảm đi ………….. ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Trả lời:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Bài tập 2 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các

……….. ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp ………. ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra

……… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào,

(3)

hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST ……….. nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành ……… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép

……… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Trả lời:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 9: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Trả lời:

Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

* Giảm phân I:

- Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng

- Kì giữa: NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại, các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau. NST kép tập trung thành hai hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

(4)

- Kì sau: NST kép trong phân li độc lập về hai cực của tế bào

- Kì cuối: 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc

* Giảm phân II:

- Kì đầu: NST kép co ngắn đóng xoắn cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội - Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kì sau: 2 crômatit của từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

- Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành.

Bài tập 2 trang 27 VBT Sinh học 9: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Trả lời:

Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tổ hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng:

- (AA)(BB), (aa)(bb) - (AA)(bb), (aa)(BB)

Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB, ab

Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đồng thì số loại giao tử được tạo thành là 2n.

Bài tập 3 trang 27 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

* Giống nhau:

- Đều là quá trình phân bào, NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.

- Đều gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối - Đều có sự tham gia của thoi phân bào

(5)

- Đều có sự thay đổi hình thái NST (co, duỗi xoắn)

- Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân, NST kép đều tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kì sau của giảm phân II và nguyên phân đều có sự tách nhau tại tâm động của 2 crômatit của từng NST kép thành 2 NST đơn

- Đều có sự biến mất rồi xuất hiện lại của màng nhân, nhân con

* Khác nhau:

Nguyên phân Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng - Có 1 lần phân bào

- Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào

- 1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo hai tế bào con, mỗi tế nào con có bộ NST lưỡng bội (2n)

- Xảy ra ở tế bào sinh dục cái - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp

- Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào

- 1 tế bào mẹ (2n) giảm phan tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

Bài tập 4 trang 27 VBT Sinh học 9: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? (Hãy đánh dấu x vào đầu ý lựa chọn).

A.2 ; B. 4 ; C. 8 ; D.16 Trả lời:

Chọn đáp án C. 8

Vì: Tế bào ruồi giấm ở kì đầu của giảm phân II có 4 NST kép; ở kì sau 2 crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, từ 4 NST kép tách thành 8 NST đơn. Như vậy, tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá

Phép lai phân tích là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể

- Đối với các tế bào có khả năng phân chia, vòng đời của chúng bao gồm kì trung gian và thời gian nguyên phân (4 kì), sự lặp lại của vòng đời này gọi là chu kì tế bào, do

Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là ……….. và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng. Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm khi : Điều kiện sống (thức ăn, chỗ ở,…) không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh tật cho con người và động vật. - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước hay không?

- Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái