• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HSG Sinh 9 - Năm học 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi HSG Sinh 9 - Năm học 2019-2020"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: sinh học

(Thời gian 150 phút)

Câu 1: a, Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

b, Trình bày nội dung, mục đích và ý nghĩa của phép lai phân tích.

Câu 2: Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, trội hoàn toàn. Hãy tìm số nhóm kiểu gen, tỷ lệ kiểu gen, số nhóm kiểu hình, tỷ lệ kiểu hình, số hợp tử tạo ra ở F1trong phép lai bố và mẹ đều dị hợp n cặp gen ?

Câu 3: a, Nêu các điểm giống và khác nhau về phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng trong các thí nghiệm của Men đen?

b, Những điều kiện nghiệm đúng cho quy luật di truyền Menđen.

Câu 4: Biến dị tổ hợp là gì? Giải thích vì sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính giao phối và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính?

Câu 5: Một cá thể chứa 2 cặp gen dị hợp tử (Aa và Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể đó có thể có kiểu gen như thế nào? Tương ứng với mỗi kiểu gen đó sẽ có những loại giao tử nào được tạo ra? (Không xét hoán vị gen).

Câu 6: Ở bò tính trạng có sừng và không sừng đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một bò cái không sừng (1) giao phối với bò đực có sừng (2), năm đầu đẻ được một con bê có sừng (3) và năm sau một con bê không sừng (4). Con bê không sừng này lớn lên cho giao phối với bò đực không sừng (5), đẻ được bê có sừng (6). Xác định kiểu gen mỗi cá thể nói trên.

Câu 7: Cặp NST tương đồng là gì? Được cấu tạo như thế nào? Trình bày sự giống và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?

Câu 8: Điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân?

Câu 9: a, Trong tế bào sinh dưỡng của một loài mang các gen A, a, B, b, D, d. Hãy xác định kiểu gen có thể có của tế bào đó ở trạng thái bình thường?

b, Tế bào của một loài động vật được ký hiệu AaBbDd thực hiện phân bào nguyên phân bình thường. Viết ký hiệu bộ NST ở kỳ giữa và kỳ sau của nguyên phân.

Câu 10: Ở ruồi giấm 2n = 8, một số tế bào của ruồi giấm nguyên phân 1 lần. Hãy xác định số NST cùng trạng thái, số cromatit và số tâm động trong tế bào ở mỗi kì sau đây: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối khi hoàn thành ở đợt phân bào.

Câu 11: Có 5 tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8 NST) nguyên phân liên tiếp một số đợt, ở thế hệ tế bào cuối cùng thấy có tổng số 256 NST đơn.

1, Xác định số đợt phân bào nguyên phân của tế bào ban đầu?

2, Cho rằng các tế bào mới được tạo thành từ các đợt phân bào nói trên lại diễn ra đợt phân bào nguyên phân tiếp theo. Hãy xác định:

a, Số Cromatit ở kỳ giữa của mỗi tế bào?

b, Số tâm động ở kỳ giữa và kỳ sau của mỗi tế bào?

c, Số NST ở kỳ sau của mỗi tế bào?

Câu 12: Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài sinh vật. Xét hai cặp NST đồng dạng kí hiệu là BbDd. Hãy xác định kí hiệu 2 cặp NST trên ở các thời điểm:

- Kì đầu I - Kì sau I - Kì sau II - Kì cuối II --- Giám thị không giải thích gì thêm ---

- Họ tên học sinh: ……….. Số báo danh: ………..

(2)

Trường THCS Văn Tiến ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN SINH HỌC LỚP 9

Câu Nội dung Điểm

1 (0,5 đ)

a, Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai vì để thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.

b, Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp (thuần chủng), nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội là dị hợp (không thuần chủng.

c, Mục đích: Nhằm kiểm tra và xác định kiểu gen của 1 cơ thể nào đó đem lai mang tính trội là thuần chủng (đồng hợp) hay không thuần chủng (dị hợp).

d, Ý nghĩa: Kiểm tra được độ thuần chủng của giống.

0,1 đ 0,2 đ

0,1 đ 0,1 đ 2

(0,5 đ)

+ Số nhóm kiểu gen : 3n +Tỷ lệ kiểu gen : (1 : 2 : 1 )n +Số nhóm kiểu hình : 2n

+ Tỷ lệ kiểu hình : (3 : 1)n + Số hợp tử tạo ra ở F1 : 4 n

0,5 đ

3 (1,2 đ)

a, Các điểm giống nhau:

- Cặp bố mẹ (P) đều thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai - F1 đều đồng tính và có kiểu gen dị hợp.

- F2 phân tính (xuất hiện nhiều hơn 1 kiểu hình) Các điểm khác nhau:

Lai 1 cặp tính trạng Lai 2 cặp tính trạng - F1 dị hợp về 1 cặp gen - F1 dị hợp về 2 cặp gen - F2 có 4 tổ hợp - F2 có 16 tổ hợp

- F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ

≈ 3 trội : 1 lặn.

- F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ≈ 9 : 3 : 3 : 1 .

- F2 có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ (1 : 2 : 1)1.

- F2 có 9 loại kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 2 : 4 : 1 : 2 : 1 : 2 : 1 = (1 : 2 : 1)2.

- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp

- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp b, Những điều kiện nghiệm đúng cho cả ba định luật Menđen.

- P thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. – Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

- Số cá thể lai nghiên cứu đủ lớn. – Mỗi gen quy định 1 tính trạng.

0,1 0,1 0,1

0,1 0,1 0,1 0,1

0,1

0,4 4

(0,9 đ)

* Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) làm xuất hiện các kiểu hình khác ở con lai, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.

* Biến dị tổ hợp lại xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính giao phối và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính:

- Hình thức sinh sản hữu tính giao phối là quá trình sinh sản dựa vào các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Trong giảm phân tạo giao tử, do có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn ở kì đầu , sự phân li độc lập của các NST ở kì sau của giảm phân 1 nên đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự tổ hợp lại với nhau của các giao tử trong thụ tinh đã tạo ra

0,2

0,5

(3)

nhiều hợp tử khác nhau là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Ở các loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ 1 phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua phân bào nguyên phân nên chúng giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

0,2

5 (0,6 đ)

- Viết được 3 kiểu gen: AaBb, Ab//aB, AB//ab.

- Mỗi kiểu gen viết được các loại giao tử:

+ AaBb cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.

+ Ab//aB cho 2 loại giao tử: Ab, aB + AB//ab cho 2 loại giao tử: AB, ab

0,2 0,2 0,2 0,2 6

(0,6 đ)

* Xét phép lai: Bê không sừng (4) lớn lên x Bò đực không sừng Sinh ra bê có sừng (6)

 Vì bố, mẹ không sừng đẻ con có sừng  tính trạng có sừng là tính trạng lặn và tính trạng không sừng là tính trạng trội.

Quy ước gen : A : không sừng ; a : có sừng .

Vậy  bò đực (2), bê (3), bò đực (6) có kiểu gen : aa

0,5

0,2

0,1 + Bò đực (6) có kiểu gen aa, nhận 1 giao tử a từ bê (4) lớn lên, và 1 giao tử a từ bò đực (5)

Vậy  (4) và (5) có kiểu gen Aa.

+ Bê (3) có kiểu gen aa, nhận 1 giao tử a từ bò cái (1)  bò cái (1) có kiểu gen Aa.

Đáp số: Kiểu gen từng cá thể:

- Bò cái 1 : Aa - Bò đực 2: aa - Bê 3 : aa

- Bê 4 : Aa - Bò đực 5: Aa - Bê 6 : aa

7 (1,5 đ)

a, Cặp NST tương đồng là:

Cặp NST gồm 2 chiếc giống nhau về hình thái, kích thước. Trong cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Do đó gen trên NST cũng tồn tại thành cặp tương ứng.

Cấu trúc của cặp NST tương đồng:

- Gồm 2 NST đơn 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

- Mỗi NST đơn đều có tâm động, eo thứ 2, cánh NST mang vật chất di truyền.

- Mỗi NST đơn đều được cấu tạo bởi AND và protein loại Histon.

b, Giống nhau giữa NST thường và NST giới tính : * Về cấu trúc:

+ Đều dược cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là ADN và protein loại Histon.

+ Trong tế bào sinh dưỡng đều tồn tại thành cặp gồm 2 NST đơn thuộc 2 nguồn gốc.

+ Đều có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài.

+ Đều chứa các nhóm gen liên kết.

c. Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:

NST thường NST giới tính

0,2

0,1 0,1 0,1

0,1 0,1 0,1 0,1

0,2

(4)

Số lượng

Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội

Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

Đặc điểm

Tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau ở con đực và con cái.

Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) khác nhau giữa con đực và con cái.

Chức năng

Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể.

Mang gen qui định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.

0,2

0,2 8

(1,0 đ)

1, Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:

- Có sự nhân đôi của NST mà thực chất là sự nhân đôi của ADN ở kì trung gian.

- Trải qua các kì phân bào tương tự như nhau.

- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng, tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi, tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa.

- Ở lần phân bào II của giảm phân giống nguyên phân.

2, Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân:

Nguyên phân Giảm phân

* Xảy ra 1 lần phân bào gồm 5 kì

* Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp. Lần phân bào I là giảm phân, lần phân bào II là nguyên phân.

* Ở kì đầu không xảy ra tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc.

* Ở kì đầu I có xảy ra tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2

cromatit khác nguồn gốc .

* Tại kì giữa các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xich đạo của thoi phân bào.

* Tại kì giữa I các NST xếp 2 hàng trên mặt phẳng xich đạo của thoi phân bào.

* Ở kì sau Hai cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào.

* Ở kì sau I có sự phân li độc lập của các NST đơn ở trạng thái kép để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội kép.

* Kết quả : sau 1 lần phân bào từ 1 tế bào mẹ 2n đã tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ (2n).

* Kết quả: sau 2 lần phân bào liên tiếp, từ 1 tế bào mẹ 2n NST tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n).

0,1 0,1 0,2

0,1

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

9 (1,0 đ)

a, Tế bào sinh dưỡng lưỡng bội bình thường:

+ Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau: AaBbDd + Hai cặp gen nằm trên một cặp NST, có 6 kiểu gen:

, , , , , + Cả ba cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, có 4 kiểu gen:

, , ,

0,1

0,3

0,2

ab Dd

AB Dd

aB

Ab Bb

ad

AD Bb

aD Ad

bd AaBD

bD Aa Bd

abd ABD

abD ABd

aBd AbD

Abd aBD

(5)

b, Viết ký hiệu bộ NST ở kỳ giữa và kỳ sau của nguyên phân:

- Ở kì trung gian: có sự nhân đôi tạo nên NST kép gồm 2 cromatit.

Vậy ở kì giữa của nguyên phân: ký hiệu bộ NST là: AAaaBBbbDDdd.

- Kì sau: Từng cromatit trong NST kép tách thành 2 NST đơn dàn đều thành 2 nhóm phân li về 2 cực của tế bào.

Vậy ở kì sau của nguyên phân: ký hiệu bộ NST là: AaBbDd - AaBbDd 0,2

0,2 10

(0,8 đ)

kỳ đầu kỳ giữa kỳ sau kỳ cuối

Số NST 8 (kép) 8 (kép) 16 8 (đơn)

Số tâm động

8 8 16 8

Số Cromatit 16 16 0 0

Trạng thái NST

Kép Kép Đơn Đơn

0,2 0,2 0,2 0,2

11 (0,7 đ)

1, Gọi số đợt phân bào nguyên phân của các tế bào là x.

Ta có: Số NST đơn trong các tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng là:

2x . 2n = 2x . 8 = 256 NST 2x = 256 : 8 = 32

x = 5

Vậy số đợt phân bào nguyên phân là 5 lần.

2, Số tế bào mới được tạo thành là 25 = 32

32 tế bào con diễn ra đợt phân bào nguyên phân tiếp theo a, Số Cromatit ở kỳ giữa của mỗi tế bào: 32 . 16 = 512 b, Số tâm động ở kỳ giữa: 32 . 8 = 256

Số tâm động ở kỳ sau của mỗi tế bào: 32 . 16 = 512

c, Số NST ở kỳ sau của mỗi tế bào: 32 . 16 = 512 NST đơn.

0,2

0,2 0,1 0,1 0,1 12

(0,7 đ)

Kí hiệu hai cặp NST là BbDd tức có sự phân ly độc lập thì:

- Kì đầu I: BBbbDDdd

- Kì sau I: BBDD - bbdd hoặc BBdd - bbDD

- Kì sau II: BD - BD và bd - bd hoặc Bd - Bd và bD - bD - Kì cuối II: BD và bd hoặc Bd và bD

0,1 0,2 0,2 0,2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.. Thể tích hỗn hợp thu được sau

Câu 13: Một cặp NST tương đồng quy ước là aa, nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào.. Câu 16: Một tế bào lưỡng

Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình

Câu 18 (NB): Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột

Trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa

Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo

Khi vào giảm phân 2, nếu cả hai loại tế bào này đều phân li không bình thường thì sẽ tạo ra 3 giao tử : một loại mang 2 NST A ở trạng thái đơn (AA); một loại mang 2 NST