• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 15: ADN | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 15: ADN | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 15: ADN

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 35 VBT Sinh học 9: Dựa vào các thông tin trong SGK hãy trả lời câu hỏi: Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

Trả lời:

- ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Mỗi loại ADN lại đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit, vì thế đã tạo nên tính đa dạng và đặc đặc thù của ADN.

Bài tập 2 trang 35 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 15 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?

b) Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:

– A – T – G – G – X – T – A – G – T – X –

Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?

(2)

Trả lời:

a) Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại T (cặp A – T), nuclêôtit loại G liên kết với nuclêôtit loại X (cặp G – X).

b) Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là:

– T – A – X – X – G – A – T – X – A – G – II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 35 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố ……….. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc ………. mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: …………

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi ………. của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính …………. của ADN.

Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở ………… cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.

Trả lời:

(3)

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại:

A, T, G, X.

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.

Bài tập 2 trang 36 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm ………. xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: …………., …………, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất …………. của 2 mạch đơn.

Trả lời:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 36 VBT Sinh học 9: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN:

+ ADN là một loại axit nucleic, cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N và P + ADN là đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn

+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit A (ađênin), T(timin), G (guanine), X (xitôzin).

+ Các nucleotit liên kết với nhau theo chiều dọc, tạo nên các mạch của phân tử ADN

Bài tập 2 trang 36 VBT Sinh học 9: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

Trả lời:

(4)

- ADN có cấu tạo đa dạng vì mỗi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau sẽ tạo nên các ADN khác nhau

- ADN có cấu tạo đặc thù vì mỗi loại ADN chỉ có một kiểu trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các nuclêôtit xác định.

Bài tập 3 trang 36 VBT Sinh học 9: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

- Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục giả định theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, dài 34 Ao, đường kính vòng xoắn là 20 Ao. Các nu trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X.

- Hệ quả của NTBS:

+ Nếu biết trình tự nuclêôtit trên một mạch đơn của ADN, dựa theo NTBS có thể xác định được trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại.

+ Trong phân tử ADN, A = T; G = X; A+G = T+X.

Bài tập 4 trang 37 VBT Sinh học 9: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

– A – T – G – X – T – A – G –T – X – Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Trả lời:

Trình tự đoạn mạch bổ sung là:

– T – A – X – G – A – T – X –A – G –

Bài tập 5 trang 37 VBT Sinh học 9: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? (chọn phương án đúng nhất)

A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

C. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử ADN D. Cả B và C

(5)

Trả lời:

Chọn đáp án A.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN

Bài tập 6 trang 37 VBT Sinh học 9: Theo NTBS về mặt số lượng đơn phân thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

A. A + G = T + X B. A = T; G = X

C. A + T + G = A + X + T D. A + X + T = G + X + T Trả lời:

Chọn đáp án A. A + G = T + X B. A = T; G = X

C. A + T + G = A + X + T

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Sinh học 7: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 40.1, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò sát..

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc... + Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; trong

b) Axit clohiđric c) Natri hiđroxit.. b) phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO

+ Menđen tiến hành thực nghiệm: lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng

- Hậu quả của hiện tượng dị bội thể: khi cơ thể có một hay một số cặp NST bị thay đổi về số lượng sẽ gây nên những thay đổi về gen, từ đó gây những sai khác về kiểu

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: các phương pháp này giúp củng cố và duy trì một số tính trạng