• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31

NS: 27/04/2022

NG:02/05/2022 Thứ hai ngày 2 tháng 05 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

Tiết 75: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Làm đúng các bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện).

*CV 3799: Chú trọng yêu cầu viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng một cách phù hợp. VD: Viết thêm kết bài cho câu chuyện Ai giỏi nhất?

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS rèn luyện bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giáo viên: bảng nhóm - Học sinh: SGK, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (2p)

- Gọi HS đọc đoạn văn tả người đã viết lại.

- Nhận xét bài làm của HS.

- GV: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về văn kể chuyện. Chúng ta thực hành khả năng hiểu chuyện của mình qua câu chuyện “Ai giỏi nhất”.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p) Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời câu hỏi sau

- Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài.

-Yêu cầu HS làm việc trong nhóm (5 phút).

GV hỏi: + Thế nào là kể chuyện?

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

- 3 HS đọc đoạn văn của mình. HS khác nhận xét.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc.

- HS suy nghĩ làm bài

- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua :

+ Hành động của nhân vật.

+ Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

- Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần + Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián

(2)

- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.

Bài 2: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi…

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Y/c HS tự làm bài.

- Y/c HS trình bày kết quả.

- Nhận xét, chữa bài.

3. HĐ vận dụng: 3p

- Tổng kết kiến thức vể văn kể chuyện.

*Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện, kể lại chuyện Ai giỏi nhất cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.

tiếp)

+ Diễn biến (thân bài)

+ Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng)

- 3 HS đọc thành tiếng từng câu hỏi và phần trả lời trước lớp.

- HS làm bài - 2 HS đọc.

+ HS 1: Đọc lệnh và câu chuyện.

+ HS 2: Đọc các câu trắc nghiệm.

- Làm bài cá nhân vào phiếu.

- HS nối tiếp trình bày. HS khác nhận xét.

-> Kết quả: a. Bốn.

b. Cả lời nói và hành động.

c. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

..

TOÁN.

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

(3)

+Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức thi giữa các nhóm:

Nêu quy tắc tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.

- Nhận xét - Giới thiệu bài:

Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các bài tập về tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.

- HS thi nêu

- HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập:(30 phút)

Bài 1/ 110: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

Bài 2/110: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở.

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét, kết luận

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp Giải

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là ( 5+ 4) x 2 x 3 = 54(dm2)

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là 54 +2 x (4 x5 ) = 949(dm2)

Đáp số: Sxq: 54m2 Stp :949m - HS tự làm bài vào vở

- HS chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích xung quanh của hình tôn là:

(6 + 4) x2 x 9 = 180(dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là:

6 x 4 = 24(dm2)

(4)

Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn để làm thùng là:

180 + 24 = 204(dm2) Đáp số: 204 dm2 3.Hoạt động ứng dụng:(5 phút)

- Chia sẻ với bạn bên cạnh về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong thực tế

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Vận dụng cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

NS: 27/04/2022

NG:03/05/2022 Thứ ba ngày 3 tháng 05 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 76: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu và tìm được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.

- Sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT2 ở mục III.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

* Giảm tải: không dạy bài 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: bảng nhóm - Học sinh: SGK, vở ôly

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV nêu câu hỏi: Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Đó là những cách nào?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Đặt câu ghép có sử dụng phép nối, nêu

- HS nêu ý kiến

- HS chơi theo sự điều khiển của GV - HS lắng nghe

(5)

rõ phép nối đó thuộc cách nào?

- GV nhận xét, đánh giá + giới thiệu bài:

Trò chơi đã giúp các em nhớ lại cách nối các vế câu trong câu ghép. Vậy giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong bài văn được liên kết với nhau bằng cách nào. Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1: Hoạt động cá nhân

Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước?

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, nêu câu văn được in nghiêng

- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm và gạch dưới từ lặp lại từ đã dùng ở câu trước - Yêu cầu HS trình bày, nhận xét

- GVKL: Ở bài tập 1 ta đã tìm được từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau. Vậy có thể thay thế từ đền ở câu sau bằng một từ khác được không, chúng ta cùng chuyển sang BT2.

Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi: Các em thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét.

- GV quan sát chung, hướng dẫn: Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả hai câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với hai câu vốn có để tìm nguyên nhân

- Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét

- GVKL: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không còn ăn

- 1 HS đọc trước lớp.

HS nêu: Trước đền, những khóm hải đường ... múa quạt xòe hoa.

- HS làm việc cá nhân, báo cáo

- Từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau

- Lắng nghe

- 1 em đọc

- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận Đại diện cặp báo cáo, lớp theo dõi, nhận xét

Ví dụ:

Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà thì hai câu không còn ăn nhập với nhau nữa. Câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà

Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ chùa thì hai câu không còn ăn nhập với nhau nữa. Câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về chùa

- Tương tự với từ trường, lớp cũng vậy

- Lắng nghe

(6)

nhập gì với nhau nữa vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về đền Thượng, câu 2 lại nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường, lớp.

Ở ví dụ này ta thấy không thể thay thế từ đền ở câu 2 bằng một từ nào khác. Vậy việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì ta cùng chuyển sang bài tập 3

Bài 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, nêu ý kiến.

- GV nhận xét, kết luận: Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng là ngôi đền Thượng. Từ đền được lặp lại ở câu 2 giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữ các câu văn thì không tạo thành đoạn văn, bài văn

* Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-T71

- Yêu cầu HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ. Để củng cố hơn về kiến thức các em vừa học, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 phút)

Bài 2/tr.72: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu, suy nghĩ lựa chọn cho phù hợp.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

{...} Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm

- 1 em đọc yêu cầu HS suy nghĩ, nêu ý kiến:

Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- Một số HS lấy VD, lớp theo dõi nhận xét

VD: Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như một chiếc áo khoác giúp chú ấm áp suốt mùa đông lạnh giá.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc các từ trong ngoặc dưới đoạn văn

- HS làm bài cặp đôi

- 1 cặp làm trên phiếu học tập khổ to.

- Cặp làm phiếu lớn dán và trình bày

(7)

chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang {...}

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá.

Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹp như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì... Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba {...}

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần bài tập chúng ta đã sử dụng được cách lặp từ ngữ để liên kết câu. Vậy cần chú ý gì khi sử dụng phép liên kết câu này, ta cùng chia sẻ với nhau qua hoạt động tiếp theo 4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Chia sẻ với mọi người về việc sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu

- Để liên kết các câu trong đoạn văn ta có thể làm như thế nào?

* Củng cố dặn dò

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.

- Dặn dò: Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.

- Cặp khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Chia sẻ trước lớp - HS nêu ý kiến

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

....

TẬP LÀM VĂN

Tiết 76: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.

- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin, tự nhiên.

* CV 3799: Chú trọng yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc,..) trong bài văn miêu tả

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: bảng nhóm

(8)

- Học sinh: SGK, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?

- GV giới thiêu trò chơi, cách chơi - GV đưa hệ thống câu hỏi

1. Cấu tạo bài văn tả người gồm mấy phần?

A. 2 phần B. 3 phần. C. 4 phần 2. Mở bài trong bài văn tả người để A. Giới thiệu người được tả.

B. Nêu sự gắn bó với người được tả.

C. Nêu tình cảm, cảm nghĩ về người được tả.

3. Thân bài trong bài văn tả người gồm:

A. Tả hình dáng .

B. Tả tính tình, hoạt động.

C. Tả ngoại hình và tính tình, hoạt động.

4. Kết bài trong bài văn tả người để A. Nêu tình cảm, cảm nghĩ về người được tả.

B. Giới thiệu người được tả C. Tả tính tình hoạt động

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.

+ Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1.

+ Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.

* CV 3799: Trong bài văn miêu tả cần chú trọng thể hiện yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự yêu mến, gắn bó,

…..của mình với người được tả.

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.

- Gọi 3 HS làm vào bảng nhóm dán bài lên bảng. GV sửa chữa cách dùng từ cho HS.

- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi

* Đáp án:

1. B ; 2: C; 3: C; 4: A

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của gợi ý 1.

- Lắng nghe

- HS cả lớp làm vào VBT

- 3 HS làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm), HS cả lớp làm vào vở.

(9)

- Nhận xét, tuyên dương những HS viết đạt yêu cầu.

* Ví dụ:

- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết qủa làm việc.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả người của mình.

- HS nhận xét 1. Dàn ý bài văn tả cô giáo:

1. Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.

2. Thân bài:

+ Cô Hương vừa mới ra trường.

+ Dáng người cô tròn lẳn.

+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.

+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.

+ Đôi mắt to, đen láy thật ấn tượng.

+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.

+ Giọng nói của cô ngọt ngào, dễ nghe.

+ Cô kể chuyện rất hay.

+ Cô luôn để ý uốn nắn cho chúng em từng con số, nét chữ.

+ Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ.

3. Kết bài: Em đã theo bố mẹ ra thành phố học nhưng hè nào em cũng muốn về quê để thăm cô Hương.

2. Dàn ý bài văn tả cô thu mua đồng nát.

1. Mở bài: Chiều chủ nhật, em dọn dẹp sách vở, báo cũ để bán. Cô thu mua đồng nát đã làm em nhớ mãi.

2. Thân bài:

+ Dáng người cô mảnh khảnh, gầy guộc.

+ Làn da: đen sạm vì nắng gió.

+ Mái tóc: ít, hơi xơ, cặp gọn sau gáy.

+ Đôi mắt: sáng.

+ Vai: nhô lên vì gầy quá.

+ Cái miệng rất tươi khi cô nói chuyện.

+ Cô làm cẩn thận: vừa buộc giấy báo vừa vuốt lại những tờ mới để mang về cho con đọc.

+ Cô để riêng những tờ giấy còn trắng nhiều để con cô làm nháp, ánh mắt cô chứa chan niềm vui.

3. Kết bài: Hình ảnh cô vừa xếp báo vừa kể chuyện về con mình để lại trong em nhiều suy nghĩ về sự vất vả của cô.

Bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.

Gợi ý HS: Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá HS trình bày rõ ràng,

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nói đoạn văn trong bài văn tả người của mình.

- 5 HS trình bày đoạn văn trước lớp

(10)

lưu loát, tự nhiên.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p) + Khi tả người em nên chọn tả những đặc điểm nào?

+ Trong bài văn tả người ngoài miêu tả chúng ta cần thêm điều gì?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.

+ Chọn tả đặc điểm tiêu biểu của người đó, điểm khác biệt của người đó với những người khác.

+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, sự gắn bó của mình với người được tả.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: bảng phụ - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Ổn định tổ chức

- HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài : Trong tiết học toán

- Hát

- HS nêu cách tính

- HS nghe

(11)

này chúng ta cùng làm các bài tập về tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình hộp chữ nhật vàhình lập phương.

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1/113: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

-Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và làm bài

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2/113:

- Gọi HS đọc đề bài

- Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào?

- HS đọc - HS tự làm - HS chia sẻ

Giải

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2)

b) Diên tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

(3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2) Đáp số: a) Sxq = 3,6m2

Stp = 9,1m2 b) Sxq = 8,1 m2 Stp = 17,1 m2

- HS đọc thầm bảng số liệu trong SGK - Bài tập cho số liệu thống kê các kích thước của hình hộp CN, chúng ta phải tính DTXQ và DTTP rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp. Riêng HHCN thứ hai chưa cho biết chiều rộng nhưng đã cho biết chu vi của mặt đáy, từ đó chúng ta cũng có thể tính chiều rộng.

- HS làm bài.

(12)

- GV yêu cầu HS làm bài.

Bài 3/114: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài

- HS thảo luận theo cặp và làm bài

- GV nhận xét chữa bài

- HS chia sẻ Hình hộp chữ nhật

(1) (2) (3)

Chiều dài

4m 3/5 cm 0,4 dm

Chiều rộng

3m 2/5 cm 0,4 dm

Chiều cao

5m 1/3 cm 0,4 dm

Chu vi đáy

14m 2cm 1,6 dm

S x quanh

70 2/3 0,64

S t/

phần

94 86/75 0,96

- HS đọc - HS làm bài.

- HS chia sẻ

Giải

Cạnh của hình lập phương mới dài 4 x 3 = 12 (cm)

Diện tích một mặt của hình lập phương mới là

12 x 12 = 144 (cm2)

Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là

4 x 4 = 16 (cm2)

Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp:

144 : 16 = 9 (lần)

(13)

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương mới so với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu thì gấp 9 lần

Đáp số: 9 lần

* Vậy: Nếu gấp được hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tich của một mặt tăng lên 9 lần.

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút) - Chia sẻ cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật với người thân, bạn bè.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Áp dụng tốt cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật trong cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng. Nêu tác hại của việc phá rừng.

- Tự tin trình bày ý kiến trước lớp.

+ Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với kĩ năng bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.

+ Chăm sóc và bảo vệ rừng.

*Nội dung tích hợp: Tích hợp Biển hải đảo, GD SDNLTK&HQ,GDKNS

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

(14)

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu:(3 -5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:

+ Môi trường tự nhiên là gì?

+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi hỏi đáp

- HS ghe - HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Nhóm

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS

+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong bài và trả lời các câu hỏi trang 134, SGK.

+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Em hãy nêu việc làm đó tương ứng với từng hình minh hoạ trong SGK.

+ Có những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?

* GV chốt: Có nhiều lý do khiến rừng bị tàn phá như đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng... phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, xây dựng các khu công nghiệp, khu sinh thái, vui chơi giải trí... Việc phá rừng dẫn đến những hậu quảgì cho con người và môi trường. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

1. Những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá

+ Hình 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp.

+ Hình 2: Con người phá rừng khai thác gỗ để lấy củi là chất đốt hoặc đốt than mang bán.

+ Hình 3: Con người phá rừng, khai thác gỗ để lấy gỗ làm nhà, đóng các đồ dùng trong nhà.

3. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 2: Nhóm đôi

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 5, 6 SGK

- Thảo luận trả lời câu hỏi

+ Nêu hậu quả của việc phá rừng.

- Đại diện nhóm phát biểu

2. Tác hại của việc phá rừng - Lớp đất màu bị rửa trôi.

- Khí hậu bị thay đổi.

- Thường xuyên có lũ lụt hạn hán.

- Đất bị xói mòn bạc màu.

- Động vật mất nơi sinh sống nên hung

(15)

- Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét chung: Việc phá rừng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của con người như: khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

dữ tấn công con người.

3. Hoạt động vận dụng

* Hoạt động 3: Nhóm đôi

- Yêu cầu: HS đọc các báo cáo hoặc thông tin nói về nội dung từng tranh ảnh mình sưu tầm được về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng (không yêu cầu tất cả hs tìm tranh).

- Yêu cầu: HS nêu câu hỏi về nội dung thông tin bạn đọc

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.

- Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng?

3. Chia sẻ thông tin

- HS đọc các báo cáo hoặc thông tin nói về nội dung từng tranh ảnh mình sưu tầm được về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.

- HS nêu câu hỏi về nội dung thông tin bạn đọc.

- Đọc mục Bạn cần biết.

- Trả lời.

* Củng cố, dặn dò: (2 phút)

+ Nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá.

+ Việc phá rừng gây ra những hậu quả gì.

* GV chốt: Việc phá rừng đó gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của con người như: khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đó bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP ĐỌC

Tiết 77: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 27

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

(16)

CV3799: GV lồng ghép rèn kĩ năng đọc mở rộng: Cho HS đọc thuộc 2-3 bài thơ em thích nói về trẻ em. Giải thích vì sao em thích.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: bảng nhóm - Học sinh: SGK, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV 1. Hoạt động mở đầu(3p):

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"

đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nếu trái đất thiếu trẻ em"

+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?

- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì?

- GV nhận xét

- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong học kì I.

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.

2. Hoạt động luyện tập thực hành: 29’

a, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số HS trong lớp):

- Từng HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết

Hoạt động của HS - HS chơi trò chơi

+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức. Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng. Qua vẻ mặt: Vừa xem vừa sung sướng mỉm cười...

- Tranh vẽ của các bạn rất ngộ. Các bạn vẽ đầu phi công Pô- pốp rất to- Đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời - Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa,…

- Em cảm nhận được sự thương yêu của mọi người dành cho trẻ em.

- HS nghe - Hs lắng nghe

- HS nghe.

- HS đọc bài

- Lớp lắng nghe

(17)

học sau.

b. Bài tập 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?

- GV chiếu tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? giải thích.

- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập:

+ Lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể.

+ Nêu VD minh hoạ cho mỗi kiểu câu.

- Cho HS làm bài vào vở - Gọi HS trình bày.

- GV chiếu đáp án cho HS đối chiếu

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm(5p)

- GV cho HS đặt câu theo 3 mẫu câu đã học

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương Củng cố - Dặn dò( 3 p)

- 1HS đọc - 1Hs đọc

- HS quan sát

- HS lần lượt tìm ví dụ minh hoạ VD: Bố em rất nghiêm khắc.

Cô giáo đang giảng bài.

Kiểu câu Ai thế nào?

TP câu Đặc điểm

Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi Ai (cái

gì, on gì)?

Thế nào?

Cấu tạo

- Danh từ (cụm danh từ) - Đại từ

- Tính từ (cụm tính từ)

- Động từ (cụm động từ)

Kiểu câu Ai là gì?

TP câu

Đặc điểm Chủ

ngữ Vị ngữ

Câu hỏi

Ai (cái gì, con

gì)?

Là gì (là con gì, là con gì)?

Cấu tạo

Danh từ (cụm danh từ)

Là + danh từ (cụm danh từ)

- HS thực hiện yêu cầu - VD HS đặt câu:

+ Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.

+ Chú ngựa đang thồ hàng.

+ Cánh đại bàng rất khoẻ.

(18)

+ Bài học hôm nay giúp các em nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về ôn tập và chuẩn bị bài sau

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LỊCH SỬ

ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

+Yêu nước: yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột. Tự hào về lịch sử dân tộc.

+ Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu tên các xã trong huyện của mình (Mỗi em chỉ nêu 1 tên xã hoặc thị trấn

- HS chơi trò chơi

(19)

trong huyện mình) - Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu HS nêu các giai đoạn lịch sử đã học

- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì

- Trình bày kết quả - GV bổ sung

-

HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học : + Từ năm 1858  1945

+ Từ năm 1945  1954 + Từ năm 1954  1975 + Từ năm 1975  nay

+ Nội dung chính của thời kì + Các niên đại quan trọng + Các sự kiện lịch sử chính + Các nhân vật tiêu biểu - HS làm việc theo nhóm

- Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nêu ý kiến, thảo luận

Giai đoạn lịch sử Thời gian xảy

ra Sự kiện lịch sử

- Hơn 80 năm chống TD Pháp xâm lược và đô hộ.

1858 – 1945.

1859- 1864 5/7/1885

…………

- Khởi nghĩa Bình Tây đại nguyên soái- Trương Định.

- Cuộc phản công ở Kinh Thành Huế.

………..

Bảo vẹ chính quyền non trẻ trường kì kháng chiến chống TD Pháp (1945 - 1954)

- 1945 - 1946 19/12/1946

- Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

- Toàn quốc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược.

Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975)

- Sau 1954

…………

30/4/1975

- Nước nhà bị chia cắt.

………

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.

Xây dựng chủ nghĩa XH trong cả nước 1975 đến nay.

25/ 4/1976 6/11/1979

- Tổng tuyển cử quốc hội nước Việt Nam thống nhất.

- Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

(20)

Nêu những thành tựu mà nước ta đã đạt được từ 1975 đến nay ?

- HS nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm những thành quả mà nước ta đã đạt được từ năm 1975 đến nay.

- HS nghe và thực hiện

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.

- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...Nhận thức địa lý, tìm hiểu địa lý,vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

+Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (3 phút) - Cho HS hát bài hát "Trái đất này là của chúng mình"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. HĐ Hình thành kiến thức :

* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Gọi một số HS lên bảng chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam

Trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ "Đối đáp nhanh’’ để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết

- HS lên chỉ :

+ Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam

- HS chơi trò chơi

(21)

chúng thuộc châu lục nào

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày

* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm bàn - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng - Trình bày kết quả

- GV nhận xét, đánh giá

- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Các nhóm lên điền đúng các kiến thức vào bảng

- HS nghe 3.HĐ Vận dụng:

- GV nêu yêu cầu:

- Cho HS giới thiệu về một đại danh nổi tiếng mà em biết.

- HS giới thiệu

*. Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các nước trên thế giới.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

NS: 27/04/2022

NG:04/05/2022 Thứ tư ngày 4 tháng 05 năm 2022

CHÍNH TẢ

Tiết 39: ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chính tả đoạn từ “Áo dài phụ nữ.... đến trẻ trung” trong bài Tà áo dài Việt Nam.

- Viết đúng14 dòng thơ đầu bài “Bầm ơi”. Trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.

+ Củng cố, luyện tập viết hoa tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng; và kỉ niệm chương của nước ta (bài tập 2,3 trang 128/SGK);

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ.

- HS: vở, sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Cho HS chia thành 2 nhóm chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các

- HS chơi

(22)

huân chương, danh hiệu, giải thưởng:

Huân chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân.

- Gv nhận xét trò chơi

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu.

- Giới thiệu bài

- HS nghe - HS nhắc lại - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức

mới (7 phút)

2.1. Hướng dẫn viết bài “Tà áo dài Việt Nam”

a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi 1 HS đọc bài

- Gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam.

- Đoạn văn kể về điều gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn - GV nhận xét, nhắc HS nhớ cách viết đoạn văn.

b. Luyện viết từ khó.

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ c. HS viết chính tả

- Nhắc nhở HS viết bài ở nhà

- 1 HS đọc bài trước lớp.

+ Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam.

- HS tìm trong bài và gạch chân từ dễ viết sai: 30, XX,…- HS đọc và viết vào nháp.

- HS tìm từ khó, dễ lẫn - HS đọc, viết vào nháp

- HS viết bài ở nhà 2.2. Hướng dẫn viết bài “Bầm ơi”

a. Tìm hiểu nội dung đoạn thơ

- GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi.

- Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào?

b. Luyện viết từ khó

- Tìm tiếng khi viết dễ sai

- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai.

c. HS viết chính tả - HS viết bài ở nhà

- 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe.

-Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng.

- lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe,…

- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai.

- HS viết bài ở nhà 3. Hoạt động luyện tập, thực hành

(20p)

Bài 2(sgk/tr128)

(23)

- Gọi HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.

- GV nhận xét, chữa bài

- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu?

Bài tập 3(sgk/128): HĐ cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài

- HS trình bày, HS khác nhận xét.

- GV xác nhận kết quả đúng.

Bài 2 (sgk/137) HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.

- GV nhận xét chữa bài.

- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?

- GV kết luận:

+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.

- HS nêu

- Các nhóm thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả

* Lời giải:

a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao

- Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì : Huy chương Bạc - Giải ba :Huy chương Đồng

b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng:

- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân

- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm:

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng,

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.

- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu

- HS nêu yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm đôi

* Lời giải:

a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng.

- HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận và làm bài : Tên các

cơ quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba Trường

Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường Tiểu học

Bế Văn Đàn Trường

Trung học

Trường Trung học cơ

Đoàn Kết

(24)

+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài

Đoàn Kết sở

Công ti Dầu khí Biển Đông

Công ti Dầu khí

Biển Đông

- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng

- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả

a) Nhà hát Tuổi trẻ

b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai 4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Cho HS ghi tên các giải thưởng theo đúng quy tắc viết hoa bằng trò chơi tiếp sức:

+ quả cầu vàng + bông sen bạc

+ cháu ngoan bác Hồ - Nhận xét, chốt bài

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài.

- HS tham gia chơi viết:

+ Quả cầu Vàng + Bông sen Bạc + cháu ngoan Bác Hồ - HS nhận xét

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 77: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Mở rộng vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu.

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.

*Giảm tải : Không dạy bài tập 1/82 (Tuần 26)

CV 3969: MRVT: Truyền thống tuần 26, 27 ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

Giảm bài tập 2 (tr.82), bài tập 1 (tr.90).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: bảng nhóm

(25)

- HS: Từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (3 phút) - Lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 76.

- Nhận xét, giới thiệu bài.

2. Hoạt động Luyện tập(22 phút)

Bài 3 (trang 82)Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm bài: HS làm bài cá nhân, đọc các từ mình tìm được. GV cùng HS cả lớp bổ sung, nhận xét.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng:

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc

+ Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.

+ Con biết gì về các nhân vật lịch sử?

- Liên hệ giáo dục HS nhớ đến các anh hùng, học giỏi để đền đáp công ơn của các anh hùng.

Bài 2 (trang 90)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi hái hoa dân chủ theo hướng dẫn sau:

+ Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ.

+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ.

- 2 HS làm trên bảng lớp.

- 2 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng.

- Nhận xét bài bạn, nếu sai thì sửa lại.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc : các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa...

- Nối tiếp nhau trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng trước lớp - Nghe GV hướng dẫn.

- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

(26)

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ.

+ Trả lời đúng 1 từ hàng ngang được nhận một phần thưởng

+ Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.

+ Em hiểu câu Uống nước nhớ nguồn là ntn ?

GV tương tự hỏi HS nghĩa của các ca dao, tục ngữ, câu thơ trong các ô chữ hàng ngang. GV kết luận lại ý nghĩa của các câu đó.

3. Hoạt động Vận dụng(5 phút) + Bài học giúp em hiểu được điều gì ?

+ Các em sẽ làm gì để tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ?

- GV nhận xét tiết học, biểu d- ương những HS học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ, sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ thuộc chủ đề trên và chuẩn bị bài sau.

- Ô chữ hình chữ S: Uống nước nhớ nguồn - Hs trả lời theo hiểu biết.

+ Biết được dân tộc ta có rất nhiều truyền thống quý báu...

+ HS trả lời: học tập tốt, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó...

- HS nghe và ghi nhớ.

c ầ u k i ề u

k h á c g i n g

n ú i n g ồ i

x e n g h i ê n g

t h ư ơ n g n h a u

c á ư ơ n

n h k ẻ c h o

n ư ớ c c ò n

l ạ c h n à o

v ữ n g n h ư c â y

n h t h ư ơ n g

t h ì n ê n

ă n g ạ o

u ố n c â y

c ơ đ

n h à c ó n ó c

(27)

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên"

với các câu hỏi:

+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?

+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật?

+ Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương

- HS chơi trò chơi

- 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.

- 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau

- V = a x b x c (cùng đơn vị đo) - HS nhận xét

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút)

(28)

Hình thành cách tính thể tích hình lập phương:

- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK

- GV yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm.

-Yêu cầu HS nhận xét hình hộp chữ nhật

- Vậy đó là hình gì ?

- GV treo mô hình trực quan .

- Hình lập phương có cạnh là 3cm có thể tích là 27cm3.

- Ai có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương?

- Yêu cầu HS đọc quy tắc, cả lớp đọc theo.

- GV treo tranh hình lập phương.

Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương.

- GV xác nhận kết quả.

-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thức tính thể tích hình lập phương

- Để tính thể tích hình lập phương trên bằng cm3, ta có thể làm như thế nào?

* Muốn tính thể tích hình lập phương

- HS đọc ví dụ SGK.

- HS tính:

Vhhcn=3 x 3 x 3 =27(cm3)

- Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.

- Hình lập phương - HS quan sát

- Thể tích hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh.

- HS đọc + HS viết:

V = a x a x a

V: là thể tích hình lập phương;

a là độ dài cạnh lập phương - HS nêu

- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.

- Mỗi lớp có :

3 x 3 = 9 (hình lập phương) - 3 lớp có:

3 x 3 x 3 = 27 (hình lập phương) 3 x 3 x 3 = 27 (cm3 )

* Muốn tính thể tích hình lập phương ta

(29)

ta làm thế nào?

- Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là độ dài cạnh hình lập phư- ơng hãy nêu công thức tính thể tích hình lập phương

lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh - V = a x a x a

3. Hoạt động luyện tập: (10 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài

- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương để làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.

Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

- Viết số đo thích hợp vào ô trống

- HS làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo

Hình

LP (1) (2) (3) (4)

Độ dài cạnh

1,5

m 8dm

5 6

cm

10 dm Diện

tích một mặt

2,25

m2 64

25

dm2

36 cm2

100 dm2

Diện tích toàn phần

13,5

m2 64

150

dm2

216 cm2

600dm2

Thể tích

3,375 m3 64

125

dm3

216 cm2

1000 dm3

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả Giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

8 x 7 x 9 = 504 ( cm3)

Độ dài cạnh của hình lập phương là:

(8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)

(30)

Bài 2. HĐ cá nhân

- Cho HS làm bài cá nhân

- GV quan sát, uốn nắn học sinh

Thể tích của hình lập phương là:

8 x 8 x 8 = 512 (cm3) Đáp số: a) 504 cm3 b) 512 cm3 - HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ

Bài giải

Đổi 0,75m = 7,5 dm Thể tích của khối kim loại đó là:

7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875(dm3) Khối kim loại đó nặng là:

15 x 421,875 = 6328,125(kg) Đáp số: 6328,125 kg 4. Hoạt động vận dụng :(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính thể tích hình lập phương.

- VG mời một số bạn chia sẻ với cả lớp.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bảo vệ TNTN là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau.

- Bảo vệ TNTN là sử dụng tiết kiệm hợp lí, giữ gìn các tài nguyên.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: HS có thái độ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ tài nguyên thiên nhiên. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+ Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí TNTN. Khuyến khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ TNTN.

* BVMTBĐ, KNS:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

(31)

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu:

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mât"

với các câu hỏi:

+ Nước ta có những tài nguyên thiên nhiên gì?

+ Nêu tên một số vùng có tài nguyên thiên nhiên?

+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại cho em và moi người điều gì?

+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- GV nhận xét trò chơi.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2. Hoạt động luyên tập:

a. Hoạt động 1: Việc làm nào góp phần bảo vệ TNTN.

- Phát cho HS các phiếu bài tập.

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, xác định việc làm nào là bảo vệ TNTN, việc làm nào không bảo vệ TNTN.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả: GV đọc lần lượt từng ý, mỗi ý gọi 1 hs lên bảng gắn bằng giấy ghi ý đó vào cột: Bảo vệ TNTN hoặc không bảo vệ TNTN cho phù hợp.

- GV nhận xét, góp ý. Yêu cầu HS nêu những việc nên làm để bảo vệ TNTN, yêu cầu hs nêu những việc không nên làm.

b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

- GV treo bảng phụ có ghi các tình huống (TKBG/128).

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống ghi trong bảng phụ.

- Yêu cầu các HS sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV nêu câu hỏi để kết luận:

+ Chúng ta cần làm gì với TNTN để sử dụng được lâu dài?

+ Với hành động phá hoại TNTN, chúng ta phải có thái độ ntn?

- HS chơi.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS nhận phiếu bài tập.

- HS làm bài tập theo phiếu.

- HS lắng nghe, đối chiếu với kết quả đã làm của mình để gắn ý kiến cho đúng, các hs khác nhận xét, góp ý.

- HS nêu ý ở cột "Bảo vệ TNTN".

HS nêu ý ở cột "Không bảo vệ TNTN"

- HS đọc tình huống.

- HS thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.

- Các nhóm HS phân công đóng vai để xử lí tình huống.

- Các nhóm HS đại diện trình bày. Các nhóm khác theo dõi góp ý bổ sung.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống,

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...Nhận thức địa lý, tìm hiểu

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...Nhận thức địa lý, tìm hiểu

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống,

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo. Để trở