• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 4+ 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 4+ 5"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 4+ 5

Phần I: BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH TỪ DỰA VÀO CẤU TẠO.

Bài 1: Chia các từ trong đoạn văn theo tiêu chuẩn về cấu tạo:

“ Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên lùm cây, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già”.

Bài 2: Dựa vào cấu tạo, hãy chia các từ trong câu văn thành ba nhóm thích hợp và đặt tên cho mỗi nhóm:

Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xoè quanh những mái hiên.

Bài 3: Xếp các từ đã chia sau thành ba nhóm từ đơn, từ ghép, từ láy.

Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình.

Bài 4: Cho các cặp từ sau: thuyền nan thuyền bè: xe đạp xe cộ; đất sét đất đai;

cây bàng cây cối; máy cày máy móc.

a) Hai từ trong từng cặp trên khác nhau ở chỗ nào? ( Về nghĩa và về cấu tạo của từ) b) Tìm thêm hai cặp từ tương tự.

Bài 5: Chia các từ trong đoạn văn theo tiêu chuẩn về cấu tạo:

Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em.

Em rất yêu mái trường của em.

Bài 6: Chia các từ trong đoạn văn theo tiêu chuẩn về cấu tạo:

Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.

Bài 7: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.

Hãy xếp những từ trên thành các nhóm, theo hai cách:

a) Dựa vào câu tạo ( từ đơn, từ ghép, từ láy) b) Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ)

Bài 8 : Xếp các từ: “ châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn” thành hai nhóm từ ghép và từ láy.

Bài 9 : Cho đoạn văn sau:

“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót”.

Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.

Bài 10 : Cho đoạn văn sau:

“ Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng”.

a) Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên.

b) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.

(2)

Bài 11 : Cho một số từ sau:

Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm:

a) Từ ghép tổng hợp.

b) Từ ghép phân loại.

c) Từ láy.

Bài 12: Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban

Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Bài 13: Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.

a) Xếp những từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.

b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 14: Cho đoạn văn sau:

“ Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”

a) Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.

b) Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học

Bài 15: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học( từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ ghép sau:

nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.

Bài 16: Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.

học tập, học đòi, học hành, học gạo, học lỏm, học hỏi, học vẹt; anh cả, anh em, anh trai, anh rể; bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 17: Các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì?

Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.

Bài 18: Cho các kết hợp hai tiếng sau:

xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.

Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.

b) Phân loại các từ ghép đó.

Bài 19: Phân các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây thành hai loại: từ ghép, từ láy:

Càng về khuya, đám rước đèn càng đông. Tiếng nói cười ríu rít làm rộn rã cả xóm làng. Đám rước đi chậm rãi trên đoạn đường làng khúc khuỷu trông như một con rồng lửa bò ngoằn ngoèo.

Bài 20: Phân các từ ghép dưới đây thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp:

(3)

anh em, anh cả, em út, em trai, em gái, chị gái, chị dâu, chị em, ông nội, ông ngoại, ông cha, ông bà, bố dượng, bố nuôi, bố mẹ, chú bác, cậu mợ, con cháu, hòa thuận, thương yêu, vui buồn.

Bài 21: Tìm:

a) Các từ láy, từ ghép tổng hợp có tiếng “ lặng”

b) Ba từ ghép phân loại có tiếng “ lặng”

Bài 22: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy:

nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mỏng manh, mênh mông, mênh mang, mệt mỏi, máu mủ, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt, ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.

Những từ không phải từ láy thì là loại từ gì? Chúng có gì đặc biệt?

Bài 23: Đọc hai khổ thơ sau:

a) Chú bé loắt choắt b) Người người thi đua Cái xắc xinh xinh Ngành ngành thi đua Cái chân thoăn thoắt Ta nhất định thắng Cái đầu nghênh nghênh Địch nhất định thua ( Tố Hữu ( Hồ Chí Minh)

Trong các tổ hợp: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, người người, ngành ngành , tổ hợp nào là từ láy? Tổ hợp nào không phải từ láy?

Bài 24: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới xa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ( Nguyễn Du) a) Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

b) Phân các từ láy này thành hai loại: từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu;

từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần Bài 25: Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:

Tà tà bóng ngả về tây.

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

( Nguyễn Du)

Phân các từ láy tìm được thành hai loại( từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu, từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần), rồi tìm thêm một số từ láy thuộc từng loại đó.

(4)

Bài 26: Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:

Người Việt Nam ta- con cháu vua Hùng- khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

a) Các từ “ nguồn gốc”, “ con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào?

b) Chỉ ra các động từ trong câu trên.

Bài 27: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy?

xanh xám, lơ lửng, tất bật, trong trắng.

Bài 28: Em hãy sắp xếp các từ sau dây thành hai loại từ ghép và từ láy:

lạnh lùng, giam giữ, đất nước, êm ả, xinh đẹp, líu lo, im ắng, bó buộc, học tập, bảo vệ.

Bài 29: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đơn, từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ láy:

sách, xe đạp, núi, quần áo, vải, cá mè, chạy nhảy, luộm thuộm, giặt, xanh um, khôn khéo, lan man, tìm, bà ngoại, đi đứng, xanh xanh, mập mạp, ăn mặc, bỡ ngỡ.

Bài 30: Xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép:

nhí nhảnh, cần mẫn, tươi tốt, lất phất, đi đứng, xanh xám, xanh xao, ấp úng, ấp ủ, cuống quýt, cồng kềnh.

Bài 31: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “ tôi” trong từng câu dưới đây:

a. Tôi đang học bài thì Nam đến

b. Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c. Cả nhà rất yêu quý tôi.

d. Anh chị tôi đều học giỏi.

e. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

*********************************

Phần II: BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH TỪ DỰA VÀO TỪ LOẠI

Bài 1 : Xếp các từ được gạch dưới trong hai câu sau vào nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ:

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

Bài 2 : Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ hay quan hệ từ.

a) Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi.

b) Cô bé hát rất hay.

c) Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.

Bài 3: Các từ được gạch dưới trong câu sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ:

Mẹ Tê-rê-sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.

(5)

Bài 4: Chia các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ.

Biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩ, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.

Bài 5 : Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau:

a) Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ!

b) Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ!

Bài 6 : Xếp các từ được gạch chân trong hai câu sau vào nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.

Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

Bài 7: Nêu từ loại của các từ được gạch dưới trong các câu sau và ghi vào ô trống:

a) Bài văn của Hương được cô giáo đọc trước lớp.

b) Dù có của nhưng hai anh em vẫn rất đau khổ vì không có bà.

c) Hoa cho Hồng một chiếc nơ rất đẹp.

d) Hoa báo cho Hồng biết ngày mai lớp sẽ đi tham quan.

Bài 8: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:

“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Bài 9: Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 10: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

a) Nước chảy, đá mòn.

b) Dân giàu, nước mạnh.

c) Đi ngược về xuôi.

e) Nhìn xa trông rộng.

g) Nước chảy bèo trôi.

Bài 11: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

Bây giờ đang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồ đầu xuân.

Bầu trời cao vút. Xa xa trập trùng những đám mây trắng. Không khí trong lành ngọt ngào.

Bài 12: Xếp các từ in nghiêng trong đoạn văn sau thành từng loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.

Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại. Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm. Cái trứng từ màu trắng chuyển sang xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch. Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi. Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa.

Bài 13: Xác định danh từ, động từ, tính từ.

a) Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

(6)

b) Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

c) Sông Hồng chảy êm đềm. Nhân dân Vĩnh Phúc tự hào về quê hương mình.

Người Vĩnh Phúc lao động cần cù.

d) Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu mưa lại càng tươi dịu.

Bài 14 : Hãy xếp các từ dưới đây thành hai nhóm: danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ khái niệm

sấm, chớp, tính nết, thái độ, mưa biển, bão biển, sóng thần, chiến tranh, đói nghèo, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, tình bạn.

Bài 15 : Tìm động từ trong từng câu dưới đây. Xếp các động từ tìm được thành hai loại: động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.

a) Ông tôi đọc báo bên cửa số.

b) Nàng Vọng Phu hóa đá.

c) Cậu ấy trở thành một vận động viên tài ba.

d) Cả nhà đang ăn cơm.

e) Trời đứng gió.

Bài 16: Trong từng cặp từ ( in nghiêng) dưới đây, từ nào là động từ chỉ trạng thái:

a) - Tôi treo bức tranh lên tường.

- Trên tường treo một bức tranh.

b) - Bạn Hằng đang buộc tóc.

- Ngoài sân, dưới gốc đào, buộc một con ngựa lạ.

Bài 17 : Xếp các tính từ dưới đây thành hai nhóm và nêu đặc điểm của từng nhóm:

cao, cao ngỏng, thấp, thấp tè, nông, nông choèn, ngắn, ngắn ngủn, dài, dài ngoẵng, xanh, xanh lè, đỏ, đỏ gay, tím, tím ngắt, trắng, trắng xóa, đen, đen nhánh.

Bài 18: Xếp các tính từ ( in nghiêng) vào ba nhóm: tính từ chỉ đặc điểm của sự vật, tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động, tính từ chỉ đặc điểm của trạng thái:

nhà to, học giỏi, nằm nghiêng, sông dài, hát hay, ngủ ngon, cây cao, chạy nhanh, hiểu sâu, giếng sâu, đi chậm, buồn tê tái, sân rộng, chiến đấu dũng cảm.

Bài 19 : Xếp các từ in đậm trong đoạn văn thành ba nhóm: danh từ, tính từ, quan hệ từ:

Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh nên cả nam và nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.

Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặc. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

Bài 20: Xác định từ loại của các từ được gạch chân:

Cái cân này cân không chính xác vì đặt không cân.

1 2 3 Bài 21: Xác định từ loại của các từ được gạch chân:

a. Con mèo con đuổi con chuột con con.

(7)

b. Cuộc đời chúng ta đầy những kỉ niệm đẹp.

c. Bạn ấy đã kỉ niệm tôi cuốn sách này.

Bài 22: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 23: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

a) Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúc óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà mày nghiền cói,…nở nụ cười tươi đỏ.

b) Biển rất đẹp. Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.

c) Bây giờ, tôi vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc, đôi mắt đầy thương yêu lo lắng của ông.

Bài 24 : Xếp các từ trong đoạn trích vào các nhóm: danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ:

Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.

*******************************

Phần III: BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA

Bài 1: Trong các từ bén dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) Cậu bé đi vội vã, chân bước không bén đất.

b) Họ đã quen hơi bén tiếng.

c) Con dao này bén ( sắc) quá.

Bài 2: Tìm từ sắc là từ đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau.

a) Cô ấy vừa có tài lại vừa có sắc.

b) Mẹ đang sắc thuốc cho bà.

c) Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc.

Bài 3: Trong các từ gạch chân sau từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) Trông anh ấy càng ngày càng trẻ ra.

b) Cô bé ấy có tuổi đời còn rất trẻ.

c) Chị Nga là một người trông trẻ.

Bài 4: Phân biệt nghĩa của các từ “ đồng” đồng âm trong hai câu sau:

a) Từ sáng sớm, mọi người đã đổ ra đồng.

b) Trên bàn có một bức tượng dũng sĩ bằng đồng rất đẹp.

(8)

Bài 5: Các từ và cụm từ ở từng nhóm có quan hệ với nhau như thế nào?

a) trời xanh ngắt, rau xanh rờn, lá non xanh biếc.

b) người đông, thịt đông rồi, đông đến.

c) giữ trẻ, giữ chức, giữ ý.

Đó là một từ nhiều nghĩa.

Đó là những từ đồng nghĩa.

Đó là những từ đồng âm.

Bài 6: Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ đó a) Từng đoàn xe tải chở đường đi trên đường.

b) Con mực lẩn trốn kẻ thù bằng cách phun ra thứ nước đen như mực.

c) Mấy em nhỏ tranh nhau xem bức tranh.

d) Ba gian nhà trống không đã lặng im tiếng trống.

e) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá.

Bài 7: Xếp các kết hợp từ dưới đây vào từng nhóm:

a) Từ xanh mang nghĩa gốc.

b) Từ xanh mang nghĩa chuyển.

( Lá xanh, quả xanh, áo xanh, cây xanh, tóc còn xanh, tuổi xanh, trời xanh, mái đầu xanh)

Bài 7: Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ xuân( in đậm) có gì khác nhau:

a) Xuân này kháng chiến đã năm xuân.

b) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên.

c) Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bài 8: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.

- Tấm lòng vàng.

- Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.

b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây trát tường nhanh thoăn thoắt.

- Sếu giang mang lanh đang bay ngang trời.

- Đạn bay rào rào.

- Chiếc áo này đã bay màu.

Bài 9: Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:

a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.

b) Con dao này rất sắc.

c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà.

d) Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc.

Bài 10: Tìm các từ có hình thức âm thanh- chữ viết giống nhau trong từng câu sau:

a) Ngồi vào bàn để bàn công việc.

b) “ Xuân này kháng chiến đã năm xuân” ( Hồ Chí Minh)

Theo em, các từ có hình thức âm thanh- chữ viết giống nhau trong câu a có gì khác trong câu b?

(9)

Bài 11: Trong các câu dưới đây, câu nào chứa từ đồng âm? Vì sao em hiểu như vậy?

a) Ánh nắng chiếu trên mặt chiếc chiếu trải ngoài hiên nhà.

b) Mượn chiếc cáng cứu thương để cáng người đi bệnh viện.

c) Mua muối để muối dưa.

d) Ngồi vào bàn để bàn công việc.

Bài 12: Tìm các cặp từ đồng âm trong những trường hợp sử dụng dưới đây và giải thích nghĩa của mỗi từ:

a)- cơm thừa canh cặn - đêm năm canh b)- chăn đơn gối chiếc - chăn tằm ăn cơm đứng c)- ngang như cua bò

- đường này nhiều khúc cua lắm - đầu húi cua

d)- chè đậu đen - đất lành chim đậu

- thi đậu cả hai trường đại học.

Bài 13: Cho câu: Họ đem cá về kho.

- Câu trên có mấy cách hiểu về nội dung?

- Từ nào trong câu trên là từ đồng âm?

Bài 14: Hãy cho biết nghĩa của từ chân trong một số trường hợp sử dụng sau đây:

a) Đau chân

b) Chân giường, chân bàn c) Chân tường, chân núi

Trong các nghĩa này của từ chân, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

Bài 15: Đối với mỗi từ dưới đây, em hãy đặt hai câu( một câu trong đó từ được dùng theo nghĩa gốc, một câu từ được dùng theo nghĩa chuyển):

a) Danh từ: mặt b) Động từ: chạy c) Tính từ: cứng

Bài 16: Hãy cho biết nghĩa của từ đi trong từng câu dưới đây:

a) Nó đi còn tôi thì chạy.

b) Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.

c) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

d) Tôi đi con tốt.( chơi cờ)

Bài 17: Hãy cho biết: Từ in đậm trong mỗi phần sau có quan hệ với nhau là từ đồng âm hay một từ nhiều nghĩa?

a)- Đá cầu phải dẻo chân.

- Em dừng chân ở chân núi để nghỉ.

b)- Uống nước lã dề bị đau bụng.

- Nước ngập tới bụng chân.

(10)

c)- Bố dùng cưa để cưa gỗ.

- Cưa mòn cả cưa mà không đứt gỗ.

Bài 18: Cho biết từ in đậm( kèm theo ví dụ trong ngoặc đơn) là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?

a) đá( tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu,…) b) quả( quả cam, quả ổi, quả ớt, quả địa cầu,…) c) lá( lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan,…)

d) đồng( cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng,…) e) lợi( sưng lợi, hở lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình,…) f) tay( bàn tay, tay áo, tay vịn cầu thang, tay ghế,…)

Bài 19: Từ “ đi” trong câu tục ngữ nào được dùng với nghĩa chuyển?

a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

b. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

c. Sai một li đi một dặm.

Bài 20: Chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các tiếng in đậm trong những câu sau:

a) Cổ: - Cái cổ áo như hai cái lá non trông thậy dễ thương.

- Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

- Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

b) Vai: - Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.

- Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi.

- Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi.

Bài 21: Mùa xuân là tết trồng cây 1

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

2 ( Bác Hồ)

a) Giải thích nghĩa của từ xuân và cho biết từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

b) Xác định từ loại của các từ xuân.

Bài 22: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.

a) (1) Cái nhẫn bằng bạc

(2) Đồng bạc trắng hoa xoè.

(3) Cờ bạc là bác thằng bần.

(4) Ông Ba tóc đã bạc.

(5) Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(6) Cái quạt máy này phải thay bạc b) (1) Cây đàn ghi ta

(2) Vừa đàn vừa hát.

(3) Lập đàn để tế lễ.

(4) Bước lên diễn đàn.

(5) Đàn chim tránh rét trở về.

(6) Đàn thóc ra phơi.

(11)

Bài 23: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?

a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.

- Con đèo chạy ngang sườn núi.

- Tôi đi qua phía sườn nhà.

- Dựa vào sườn của bản báo cáo.

b) Tai: - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.

- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.

- Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.

Bài 24: Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm? Từ bản trong câu nào là từ nhiều nghĩa.

a) Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

b) Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé!

c) Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.

Bài 25: Trong các câu sau, từ nhân trong những câu nào là từ đồng âm? Từ nhân trong câu nào là từ nhiều nghĩa.

a) Sống ở đời phải có nhân có nghĩa.

b) Nhân hạt sen ăn rất ngon.

c) Ngày giỗ, mẹ em thường mua thịt để làm nhân nem.

*********************************

Phần IV: BÀI TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.

Bài 1: Tìm các từ trái nghĩa với từ tươi, nói về: rau, hoa, thịt, cá, củi, cân, nét mặt, bữa ăn.

Bài 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau:

Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm, biển nặng nề. Như một con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã.

Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Hoang phí; cẩu thả; vắng lặng; hồi hộp.

Bài 4: Ghi lại từ trái nghĩa với “ lành” nói về:

a) áo:... b) bát:...

c) tính tình:... d) thức ăn:...

Bài 5: Xếp các từ sau thành 6 cặp từ trái nghĩa:

Cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.

Bài 6: Với mỗi từ in đậm dưới đây, em hãy tìm ít nhất 3 từ trái nghĩa:

Hiền từ; thật thà; chăm chỉ.

Bài 7: Cho một số từ sau:

Vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung thành, gầy, phản bội, khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.

Hãy: a) Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm.

b) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm.

(12)

Bài 8: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

c) - Chết đứng còn hơn sống quỳ.

- Chết vinh còn hơn sống nhục.

- Chết trong còn hơn sống đục.

d) - Ngày nắng đêm mưa.

- Khôn nhà dại chợ.

- Lên thác xuống ghềnh.

- Kẻ ở người đi.

- Việc nhỏ nghĩa lớn.

- Chân cứng đá mềm.

Bài 9: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

a) “ già”: - quả già - người già - cân già b) “ chạy”: - người chạy

- ô tô chạy.

- đồng hồ chạy.

c) “ nhạt”: - muối nhạt.

- đường nhạt.

- màu áo nhạt.

Bài 10: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trồng để có câu tục ngữ, thành ngữ hoàn chỉnh:

a) Lá...đùm lá...

b) Việc nhà thì..., việc chú bác thì...

c) Sáng...chiều...

d) Nói...quên...

e) Trước...sau...

Bài 11: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết.

Bài 12: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

a) tươi:- hoa tươi - cá tươi - trứng tươi - nét mặt tươi - bữa ăn tươi b) đặc:- cháo đặc

- nước chè đặc - ruột tre đặc - đầu óc đặc

(13)

c) lành:- tính anh ấy rất lành - khối u lành

- quần áo lành - bát đĩa lành

Bài 13: Tìm các từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:

a) Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?

( Tố Hữu) b) Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang

Mà không biết con đèo chạy dọc.

( Phạm Tiến Duật) c) Trong nhu tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài.

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

( Nguyễn Du) d) Trái con chưa đủ nặng

Để đeo oằn nhánh cong Nhánh hay giơ lên thẳng Trông ngây thơ lạ lùng.

( Xuân Diệu)

Bài 14: Hãy chỉ ra các cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ, câu ca dao sau:

a) Trưa vàng hanh tiếng chim Lá xoè tay bắt nắng

Cái sân rêu đất ẩm

Chum nước mưa đầu hồi.

( Vũ Duy Thông) b) Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

( Ca dao) c) Ông tơ ghét bỏ chi nhau,

Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi.

( Nguyễn Du) d) Gặp đây xin hỏi câu này

Nước mưa trong vại còn đầy hay vơi?

( Ca dao)

Bài 15: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Lắm kẻ yêu hơn nhiều người…

b) Cha mẹ trông đi thì con dại, cha mẹ trông lại thì con…

c) Mất lòng trước hơn được lòng…

d) Một miếng khi đói bằng một gói khi…

e) Dễ trăm lần không dân cũng chịu

….vạn lần dân liệu cũng xong.

(14)

Bài 16: Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ:

a) Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

Đất có chỗ bồi chỗ lở.

Ngựa có con dở con hay.

Cây có cành bổng cành la.

Nhà có anh giàu anh khó.

b) Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười ở hẹp người chê.

c) Cười người chẳng nghĩ đến thân Thử sờ lên gáy xem gần hay xa.

Bài 17: Tìm hai từ đồng nghĩa, hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

im lặng, rộng rãi, gọn gàng.

Bài 18: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

thật thà, siêng năng, hiền lành, cao thượng. đoàn kết.

Bài 19: Đọc câu thơ sau:

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong cặp câu trên.

b)Trong cặp từ trái nghĩa đó, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?

c) Nêu ý nghĩa chủ đạo của cặp câu thơ trên?

Bài 20: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:

a) Chết đứng còn hơn sống…

b) Chết…còn hơn sống đục.

c) Chết vinh còn hơn sống…

d) Chết một đống còn hơn sống …

Bài 21: Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

a)cứng:- thép cứng

- học lực loại cứng - động tác còn cứng.

b) non:- con chim non - cân này hơi non - tay nghề non c) nhạt:- muối nhạt

- đường nhạt - màu áo nhạt - tình cảm nhạt

Bài 22: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết.

b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu.( Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu)

Bài 23: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ in đậm trong từng cụm từ sau:

- hoa tươi - cau tươi

(15)

- rau tươi - củi tươi

- cá tươi - nét mặt tươi

- trứng tươi - máu sắc tươi

Bài 24: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.

b) Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

c) Khôn nhà dại chợ.

d) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

e) Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.

Bài 25: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng.

b) Ở mỗi từ trong từng cặp từ trái nghĩa nói trên, em hãy tìm các từ đồng nghĩa.

Bài 26: Tìm các từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:

a) Sao đang vui vẻ ra buồn bã Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.

( Trần Tế Xương) b) Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

( Hồ Chí Minh) c) - Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

- Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.

( Tố Hữu)

Bài 27: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau:

siêng năng, dũng cảm, lạc quan, bao la, chậm chạp, đoàn kết.

****************************

Phần V: BÀI TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 1: Xếp 12 từ sau thành 4 nhóm từ đồng nghĩa:

Chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

Đoàn kết, thông minh, trung thực.

Bài 3: Xếp những từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa:

Trai, gái, nam, nữ, quả, trái, tàu hoả, máy bay, xe hoả, tàu bay, chết, qua đời, to lớn, xinh xắn, vĩ đại, đẹp đẽ.

Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

Trẻ em, bé bỏng, lễ độ, bà lão, nhanh nhảu, hiền hậu.

(16)

Bài 5: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:

Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Bài 6: Tìm từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau:

a) Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời.

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

b) Hoan hô anh giải phóng quân!

Kính chào Anh, con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang, bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.

Bài 7: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau:

Siêng năng, dũng cảm, lạc quan, bao la, chậm chạp, đoàn kết.

Bài 8: Tìm những từ đồng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:

bảng…; vải…; gạo…; đũa…; mắt…; ngựa…; chó…

Bài 9: Hãy phân các từ dưới đây thành 6 nhóm từ đồng nghĩa:

máy bay, tàu hỏa, vui vẻ, đẹp, nhỏ, rộng, xe hỏa, phi cơ, xinh, bé, rộng rãi, xe lửa, tàu bay, kháu khỉnh, loắt choắt, bao la, mênh mông, phấn khởi.

Bài 10: Chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ dùng chưa chính xác( in nghiêng) trong đoạn văn sau:

Dáng người mẹ đậm đà, nước da đen láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt mẹ dày dặn. Dưới cặp lông mày thanh thoát, đôi mắt của mẹ tôi luôn mở to. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi biết bao.

Bài 11: Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt.

Bài 12: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:

a) Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp lóa.

b) Oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.

c) ỉ eo, ta thán, ê a, kêu ca.

Bài 13: Ở mỗi nhóm từ đồng nghĩa dưới đây, em hãy tìm thêm 5 từ:

- hiền hậu, hiền từ,…

- anh dũng, gan dạ,…

- buồn bã, buồn phiền,…

Bài 14: Chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ dùng chưa chính xác( in nghiêng) trong đoạn văn sau:

Khi hoa phượng nở đo đỏ một góc trời cũng là lúc mùa hè đến. Mặt trời tỏa những tia nắng yếu ớt, chói chang. Những chú chim nhỏ thức dậy rất sớm, hót rúc rích trên những tán bàng xanh mướt. Những chú ve kêu ri rỉ suốt cả ngày. Trong

(17)

vườn, cây trái đơm quả ngọt trĩu cành. Học sinh rất vui vì được về quê, đi tắm biển… Em rất yêu mùa hè vì cái nắng làm nôn nao lòng người.

Bài 15: Tìm tính từ( gồm 2 tiếng) chỉ màu trắng điền vào từng chỗ trống dưới đây:

a) Hoa ban nở…cả núi rừng.

b) Đầu quấn băng…

c) Bông hoa huệ…

d) Hạt gạo…

e) Đàn cò…

Bài 16: Tìm từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau. Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này:

a) Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

( Tố Hữu) b) Hoan hô anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang, bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.

( Tố Hữu)

*********************************

Phần VI: BÀI TẬP VỀ ĐIỀN QUAN HỆ TỪ

Bài 1: Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn, rồi điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

a) Cây pơ-mu đầu dốc...một người lính đứng canh...làng bản.

b) Cô giáo...chúng tôi là một người rất thương học trò.

c) Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ...tất cả trí tuệ...sức lực của mình.

( cho, với, và, của, như) Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu sau:

a) Em quét nhà...chị quét sân.

b) ...Lan không thật sự xuất sắc trong học tập...bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.

c)...trẻ em thích truyện tranh...người lớn cũng thích.

Bài 3: Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

Bài 4: Chọn quan hệ từ: nếu....thì; nhưng... vì...; vì... tuy... nhưng... điền vào chỗ trống cho thích hợp:

a) Xe đạp đẹp... tớ sẽ không mua.... em trai tớ cần xe lăn cơ.

(18)

b) ... tớ có tiền... tớ cũng sẽ không mua xe đạp,... xe đạp... đẹp... em trai tớ lại cần xe lăn

Bài 5: Chọn quan hệ từ ( và, với, để, của, thì, như) thích hợp điền vào mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Cuộc sống quê tôi gắn bó...cây cọ.

b) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ...quét nhà, quét sân.

c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ...làn cọ xuất khẩu.

d) Chim, Mây, Nước...Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu...Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

e) Bình minh, mặt trời...chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.

g) Trưa, nước biển xanh lơ...khi chiều tà...biển đổi sang màu xanh lục.

Bài 6: Điền vào chỗ trống các cặp quan hệ từ thích hợp:

a) ...khu vườn đã được chăm sóc chu đáo...những đàn chim lại lần lượt kéo nhau về làm tổ.

b)...ai cũng xả rác bừa bãi, tuỳ tiện...môi trường sẽ bị ô nhiễm.

c) ...tuổi đã cao...ông nội vẫn tích cực tham gia đội tuần tra bảo vệ rừng.

d) Bạn Hoà...là một người con ngoan ngoãn...là một học trò giỏi.

Bài 7: Hãy điền đúng sáu quan hệ từ và, nhưng, như, bằng, của, về vào chỗ trống:

a) Đây là ngôi nhà...tôi.

b) Mái nhà lợp...lá cọ.

c) Ngôi nhà nhìn...hướng nam.

d) Sân nhà đầy nắng...gió.

e) Tôi yêu ngôi nhà...yêu người thân trong gia đình.

g) Ngôi nhà nhỏ bé...tràn đầy kỉ niệm đẹp đẽ.

Bài 8: Dùng cặp quan hệ từ thích hợp để chuyển mỗi cặp câu sau đây thành câu ghép:

a) Hôm nay trời mát mẻ. Chúng em trồng được nhiều cây hơn hôm qua.

b) Những núi băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra thành nước biển. Toàn bộ trái đất sẽ trở thành biển cả.

c) Ông nội tôi tuổi đã cao. Ông vẫn tích cực tham gia công tác ở phường xã.

d) Bạn Hòa là một người con ngoan. Bạn ấy là một học trò giỏi.

Bài 9: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. …..trời mưa…..chúng em sẽ nghỉ lao động.

b. …..cha mẹ quan tâm dạy dỗ…..em bé này rất ngoan.

c. ….nó ốm…….nó vẫn đi học.

d. ……Nam hát hay…….Nam vẽ cũng rất giỏi.

Bài 10: Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:

a) Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

b) Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa.

c) Vì Thỏ chủ quan, coi thường người khác nhưng Thỏ đã thua Rùa.

d) Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn, thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc

(19)

Bài 11: Các vế câu trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?

a) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.

b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.

c) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.

d) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

**************************

Phần VII: BÀI TẬP VỀ ĐẶT CÂU.

Bài 1: Đặt 2 câu để phân biệt:

a) Từ chiếu đồng âm.

b) Từ sáng đồng âm.

Bài 2:

a) Đặt 3 câu có từ con đồng âm là danh từ, tính từ, đại từ.

b) Đặt 2 câu có từ nhỏ đồng âm là danh từ, động từ.

Bài 3: Đặt câu có từ đi mang những nghĩa như sau:

a) Tự di chuyển bằng chân.

b) Hoạt động di chuyển của phương tiện giao thông.

c) Mang ( xỏ) vào chân, tay để che giữ.

Bài 4: Đặt hai câu có từ “ nóng”, một câu có từ “ nóng” mang nghĩa gốc, một câu có từ “ nóng” mang nghĩa chuyển.

Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm:

a) - đá ( động từ) - đá ( danh từ) b) - hồng ( tính từ) - hồng ( danh từ) c) - sơn ( danh từ) - sơn ( động từ) d) - canh (động từ) - canh ( danh từ)

Bài 6: Đặt câu có từ trông theo từng nghĩa sau:

a) Trông: để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.

b) Trông: hướng đến với lòng hi vọng, mong đợi được giúp đỡ.

Bài 7:

Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: với, để, như, mà, bằng, của.

Bài 8: Đặt câu:

a) - Một câu có từ của là danh từ.

(20)

- Một câu có từ của là quan hệ từ.

b) - Một câu có từ hay là tính từ.

- Một câu có từ hay là quan hệ từ.

Bài 9: Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt một câu:

a) Cân: - Dụng cụ đo khối lượng ( cân là danh từ)

- Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân ( cân là động từ) - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch ( cân là tính từ)

b) Xuân: - Mùa đầu của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba ( xuân là danh từ)

- Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ ( xuân là tính từ) - Chỉ một năm ( xuân là danh từ) Bài 10: Đặt ba câu với yêu cầu:

a) Một câu có năm nay là bộ phận trạng ngữ.

b) Một câu có năm nay là bộ phận chủ ngữ c) Một câu có năm nay là bộ phận trạng ngữ

Bài 11: Đặt 1 câu có 2 từ đồng âm trái ( quả)/ trái( bên trái), hoặc trái( bên trái) / trái ( ngược với lẽ phải)

Bài 12: Đặt câu theo yêu cầu dưới đây.

a) Câu kiểu Ai làm gì? Có một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.

b) Câu kiểu Ai thế nào? Có một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.

c) Câu kiểu Ai là gì? Có một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.

d) Câu kiểu Ai là gì? Có một danh từ tham gia bộ phận chủ ngữ.

Bài 13: Cho các từ sau: sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xóa, tung.

Em hãy sắp xếp các từ trên thành một câu đơn và một câu ghép.

Bài 14: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: kính, nghé, sao.

Bài 15: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu:

a) Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.

b) Tìm kiếm.

c) Trốn tránh.

d) Vận hành, hoạt động.

e) Vận chuyển.

Bài 16: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Bài 17: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi, hãy đặt một câu:

a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật.

c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Bài 18: Đặt câu:

a) Câu có dấu phảy ở bộ phận chủ ngữ.

b) Câu có dấu phảy ở bộ phận vị ngữ.

c) Câu có dấu phảy ở giữa trạng ngữ và cụm chủ vị.

d) Câu có dấu phảy ở giữa hai vế của câu ghép.

***************************

(21)

PHẦN VIII: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỔI KIỂU CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI

Bài 1: Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau:

a) Mặt trời mọc.

b) Bé Hà hát quan họ.

c) Hôm nay, bé rất ngoan.

Bài 2: Chuyển từng câu kể dưới đây thành câu cảm:

a) Cành hoa địa lan này rất đẹp.

b) Gió thổi mạnh.

c) Anh Công Vinh đá bóng giỏi.

d) Cánh diều bay cao.

***************************

PHẦN IX: BÀI TẬP VỀ TẠO TỪ

.

Bài 1 : Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

Bài 2: Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 3: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.

Bài 4: Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau: yêu, thương, quý, mến, kính.

Bài 5: Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp: xanh, tươi, tốt, thắm.

Bài 6: Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp trong đó có tiếng vui.

Bài 7: Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành ghép ( tổng hợp, phân loại) và từ láy.

Bài 8 : Tìm 5 từ ghép là động từ có tiếng “ hát”, 5 từ ghép là danh từ có tiếng

“ hát”.

Bài 9: Từ mỗi tiếng dưới đây, em hãy tạo ra một từ ghép có nghĩa phân loại và một từ ghép có nghĩa tổng hợp: nhà, thuyền, xe, sách, sông, đường.

Bài 10: Từ mỗi tiếng sau: nhỏ, đẹp, vui- hãy tạo ra các từ ghép( có nghĩa phân loại, có nghĩa tổng hợp) và từ láy.

********************************

PHẦN X: BÀI TẬP VỀ DẤU CÂU.

Bài 1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau:

a) Tôi dốc ngước chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê:

một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi.

(22)

b) Ông cười, bảo tôi:

- Nín đi con. Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô- en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.

Bài 2: Đặt dấu phảy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phảy đó trong câu:

a) Trong lớp tôi thường xung phong phát biểu ý kiến.

b) Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi bạn một điểm mười.

c) Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn nam quét lớp.

PHẦN XI: BÀI TẬP CHÍNH TẢ.

Bài 1: Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phảy cho đúng chỗ:

“ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát”.

Bài 2: Điền các dấu câu đã học( dấu phảy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang) vào đoạn văn dưới đây( nhớ viết hoa đầu câu):

trên bờ sông một con Rùa đang cố sức tập chạy một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai

chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy Rùa đáp

anh đừng giễu tôi anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn

Bài 3: Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phảy cho đúng ở những chỗ có gạch chéo:

a) Chiều nào cũng vậy/ con họa mi ất không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót /

Hình như suốt một ngày hôm đó / nó vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió / uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi / nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt ở rừng xanh / cho nên / những buổi chiều / tiếng hót có khi êm đềm / có khi rộn rã / như một điệu đàn ai bấm trong bóng xế / mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch / tưởng như làm rung động lớp sương lanh mờ mờ rủ xuống cỏ cây/

b) Bé mới mười tuổi / bữa cơm Bé nhường hết thức ăn cho em / hằng ngày / Bé đi câu cá bống về băm sả / hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ / thấy cái thau / cái vung nào gỉ người ta vứt / Bé đem vào cho ông Mười quân giới/

( Theo Nguyễn Thi)

Bài 4: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r để có nội dung câu đố rồi đi tìm lời giải cho câu đố này:

Mẹ ở …ương …an Sinh con ở âm phủ Lắm kẻ ở ….ừng, ở …ú Nhiều kẻ ở ….uộng, ở vườn

…a đen xấu xí, …uột trong nõn nã.

Bài 5: Chép từng tiếng sau vào mô hình cấu tạo vần:

(23)

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Bài 6: Viết lại tên chỉ các tổ chức, cơ quan, đơn vị sau cho đúng:

công ti vàng bạc đá quý sài gòn, nhà máy đường sóc trăng, bộ giáo dục và đào tạo, tổng công ti cấp nước sài gòn, hội khoa học lịch sự việt nam, công ti gang thép thái nguyên, tổng công ti cao su việt nam, dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư, viện hàn lâm văn chương và nghệ thuật pháp, công ti cổ phần sơn tổng hợp hà nội, tuần báo văn nghệ, nhà máy bóng đèn- phích nước hà nội.

PHẦN XII: CÁC DẠNG BÀI TẬP KHÁC

:

Bài 1: Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh:

xanh, vàng, trắng, đen, xấu, đẹp, lành, dữ, nặng, nhẹ, vắng, đông, cứng, mềm.

Bài 2: Với mỗi nội dung dưới đây, hãy tìm một câu tục ngữ tương ứng:

a) Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu; vì sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

b) Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

c) Khuyên người ta phải có lòng tự trọng, dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.

d) Khuyên người ta phải có ý chí.

Bài 3: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào để phân chia như vậy? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu.

a) Đột ngột và mau lẹ, bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên các xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

( Vũ Tú Nam)

b) Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, trở về về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành làm tiêu cho những con đò cập bến và những con về thăm quê mẹ.

c) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố gắng giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

d) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

e) Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm cho bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

g) Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.

h) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

Bài 4: Các câu: “ Bạn Lan học rất giỏi”; “ Con chim hót rất hay.”; “ Mẹ tôi nấu ăn rất ngon” nên xếp vào kiểu câu nào trong hai kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Vì sao em hiểu như vậy?

Bài 5: Đọc đoạn trích sau:

(24)

Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác ngưởi. Một lần, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật.

Cậu bé đã khoét oản ăn trước…

a) Tìm trong đoạn trích trên:

- Một câu kể kiểu Ai làm gì?

- Một câu kể kiểu Ai thế nào?

- Một câu kể kiểu Ai là gì?

b) Xác định thành phần của từng câu( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).

Bài 6: Các vế câu trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?

a) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.

b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vân cặm cụi ngồi soạn bài.

c) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.

d) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

Bài 6: Đọc đoạn trích sau:

Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài( làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội bây giờ). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài nằng của ông sớm phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.

a) Tìm trong đoạn trích trên:

- Một câu kể kiểu Ai làm gì?

- Một câu kể kiểu Ai thế nào?

- Một câu kể kiểu Ai là gì?

b) Xác định thành phần của từng câu( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).

Bài 7: Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. Đó là một cô dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thưở nào. Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bồng, nghiêng nghiêng về phía trước.

a) Tìm động từ, tính từ trong đoạn trích trên.

b) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: xinh tươi, dịu dàng, xinh tươi.

c) Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau:

- Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.

- Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.

d) Tìm các từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào?

e) Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa.

Bài 8: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào để phân chia như vậy? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu.

a) Mùa thu năm 1929, Lí Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

(25)

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Bài 9: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? ( Câu đơn hay câu ghép). Xác định TN, CN, VN.

a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.

b) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

Bài 10: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? ( Câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép không dùng từ nối)

a) Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể.

b) Lúa gạo quý vì ta phải đồ mồ hôi mới làm ra được.

Bài 11: Từ gia đình có thể thay thế cho từ nhà của câu nào trong hai câu sau? Tại sao từ gia đình có thể thay thế cho từ nhà của câu đó mà không thay thế được cho từ nhà của câu còn lại?

a) Nhà em có bốn người.

b) Nhà cô Hoa rất đẹp.

Bài 12: Dòng nào dưới đây chỉ chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách con người?

a. thùy mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu.

b. thùy mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu.

c. thùy mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu.

d. thùy mị, nết na, hồn nhiên, đằm thắm, phúc hậu.

Bài 13: Gạch dưới từ ngữ không cùng nhóm nghĩa với các từ từ ngữ cùng dòng.

Dựa vào nghĩa đặt tên cho từng nhóm từ ngữ đó.

a) Nhóm 1: dũng cảm, rắn chắc, năng nổ, cao thượng, quân tử.

b) Nhóm 2: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, độ lượng, mênh mông, chịu thương chịu khó.

Bài 14: a. Trong những câu sau câu nào là câu ghép; phân tích cấu tạo của mỗi câu ghép.

b. Xác định TN, CN, VN của mỗi câu đơn.

1. Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ làng trưa hè nắng oi ả, tôi lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.

2. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối nước trong leo lẻo.

3. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.

4. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tắng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ trườn theo những thân cành.

5. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng ra. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt,

(26)

chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Bài 15: Nghĩa của các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau:

khấp khểnh, gập ghềnh, mấp mô, lấp ló, thập thò, lập lòe.

Tìm thêm 5 từ láy tương tự.

Bài 16: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu này:

a) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.

b) Những chú dế bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.

Bài 17: Cho câu văn sau:

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi thơm hương ngọt ngào lan xa, phảng phất khắp rừng.

a) Câu 1 của đoạn văn có bao nhiêu từ? Dùng dấu gạch chéo phân tách giữa các từ b) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.

c) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên.

d) Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào.. A.Phút

Số thập phân gồm ba mươi tư đơn vị, ba phần trăm, sáu phần nghìn viết là:.. Số thích hợp điền vào chỗ

Nội dung: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ... Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần trong giờ tập đọc, tôi - Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp tôi

thấy.. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ khác trong mỗi chủ điểm đã học. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ..

Câu 2.Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay

Requests: Câu đề nghị... Compound nouns: Danh

C. Có thể vắng cả chủ ngữ, vị ngữ D. Chỉ có thể vằng các thành phần phụ 15) Câu nào trong các câu sau không phải là câu đặc biệt?.. A. Lớp