• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Ankin là những hiđrôcacbon mạch hở có một liên kết ba C ≡ C trong phân tử . - Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là C

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Ankin là những hiđrôcacbon mạch hở có một liên kết ba C ≡ C trong phân tử . - Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là C"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ: _ ANKIN ( từ 30/3/2020 đến 12/4/2020)

I. ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP VÀ CẤU TRÚC 1. Đồng đẳng, đồng phân:

- Ankin là những hiđrôcacbon mạch hở có một liên kết ba C ≡ C trong phân tử . - Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là C

nH2n-2 ( n≥2 )

Ví dụ : HC  CH , CH3

-C  CH

-Từ C

4

trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức, từ C

5

trở đi có thêm đồng phân mạch cacbon .

C4H6: HC  C - CH2 - CH3

CH

3

– C  C- CH

3

C5H8: HC  C - CH2 – CH2

- CH

3

CH

3

- C  C - CH

2 - CH3

H C C C H C H3 C H3

2. Danh pháp:

a. Tên thông thường: “Gốc ankyl + axetilen”

HC  CH axetilen HC  C - CH

3

metylaxetilen

HC  C- CH

2

- CH

3

etylaxetilen

b. Tên thay thế: “ Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh - tên mạch chính – số chỉ vị trí liên kết ba – in”.

HC  C- CH

2

- CH

3

(but -1-in) CH

3

–C  C- CH

3

(but-2 –in)

CH

3

–C  C–CH

2

– CH

3

(pent-2-in)

HC C CH CH3 CH3

(3-metylbut -1-in)

3. Cấu trúc phân tử:

Chất tiêu biểu: C

2

H

2

Trong phân tử ankin, hai nguyên tử C của liên kết C  C ở trạng thái lai hoá sp . Gồm một liên kết

và 2 liên kết  .

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANKIN

DẠNG 1: PHẢN ỨNG VỚI H2

Những điều cần nhớ:

1. Theo định luật bảo toàn khối lượng, suy ra: mA = mB

2. Thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng giảm = thể tích H2

đã phản ứng ( hay

nH2(pu)ntns) 3. Do hàm lượng C, H không đổi nên đốt hỗn hợp B cũng chính là đốt hỗn hợp A.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin thì thu đựơc 0,2 mol H2O .Nếu hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol nước thu được là:

A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D. 0,6 mol

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4 ; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác 1 thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt là

A. 39,6 và 23,4. B. 3,96 và 3,35. C. 39,6 và 46,8. D. 39,6 và 11,6.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propin và 0,2 mol H2 qua bột niken đốt nóng được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, lượng H2O thu được là

(2)

A. 9 g B. 18 g C. 27 g D. 7,2g

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm hiđro, etan và axetylen. Cho từ từ 0,6 mol X đi qua xúc tác Ni nung nóng thì thu được 0,3 mol một chất khí Y duy nhất. Tỷ khối hơi của X so với hiđro và tên của Y là

A. 5, etylen B. 7,5, etan C. 10, etan D. 15, etan

Câu 5: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2 B. C5H8 C. C4H6 D. C3H4

Câu 6: X là một hiđrocacbon khí (ở đktc), mạch hở. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tử X là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C3H6.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2

A. 11. B. 22. C. 26. D. 13.

Câu 8: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lit hỗn hợp khí Z (đo ở đktc) có tỉ khối so với O2 bằng 0,5. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng là

A. 1,04 gam B. 1,32 gam C. 1,64 gam D. 1,20 gam

Câu 9: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại0,448lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam D. 1,32 gam.

Câu 10: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đkc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối

YX

d

= 2. Số mol H2 phản ứng; khối lượng. CTPT của ankin là A. 0,16 mol; 3,6 gam; C2H2. B. 0,3 mol; 4 gam; C3H4.

C. 0,2 mol; 4 gam; C2H2. D. 0,3 mol; 2 gam; C3H4.

DẠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA ANKIN VỚI DUNG DỊCH NƯỚC BROM Cho ankin qua một lượng dư dung dịch Brom thì:

+ Độ tăng khối lượng bình brom = khối lượng ankin + Tỉ lệ mol

Br2

2

ankin

k n

n

. Chú ý: hiđrocacbon (hở) phản ứng cộng tối đa với brom theo tỉ lệ mol 1: 2 thì A có thể là ankin hay ankađien.

+ Phản ứng cộng Br

2

vào ankin xảy ra qua 2 giai đoạn, nếu dung dịch brom mất màu hoàn toàn (brom hết), ta xét tỉ lệ mol giữa chúng để xác định thành phần sản phẩm.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Hỗn hợp A có C2H4, C3H4 (Mhh= 30). Dẫn 6,72 lít hỗn hợp A qua bình có Br2 dư, bình này tăng:

A. 9,2 g B. 4,5 g C. 9 g D. 10,8 g

Câu 2: Dẫn V lít (đkc) hỗn hợp A có C2H4, C3H4 , C2H2 (KLPTTB = 30) qua bình dung dịch Br2 dư. Sau pứ thấy khối lượng bình dung dịch Br2 tăng 9 gam. Giá trị V là

A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 11,2

Câu 3: Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy cho ra 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tính khối lượng brom có thể cộng vào hỗn hợp trên

A. 16 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 4 gam.

Câu 4: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là

A. C5H8 . B. C2H2. C. C3H4. D. C4H6.

Câu 5: Hỗn hợp X có C2 H2, C3H6 , C2H6 ,H2 (Mhh=30). Đun nóng 2,24 lít hỗn hợp X với Ni một thời gian thu hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua bình c ó dung dịch Br2 dư thì còn 0,56 lít hỗn hợp Z (Mhh=40) . Vậy bình Br2 tăng: A.

4g B. 8g C. không tính được D. 2g

Câu 6: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp gồm C2H4 và C3H4 (đktc) qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Phần trăm thể tích của C3H4 trong hỗn hợp là

A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 20%.

Câu 7: X là một hiđrocacbon không no mạch hở, 1 mol X có thể làm mất màu tối đa 2 mol brom trong nước. X có % khối lượng H trong phân tử là 10%. CTPT X là

A. C2H2. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H6.

(3)

Câu 8: Cho 13,2 g hỗn hợp 2 ankin A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng;MA <MB phản ứng tới đa với dd chứa 0,8 mol Br2 .Công thức phân tử của A, B lần lượt là

A. C3H4 và C4H6 B. C2H2 và C3H4 C. C4H6 và C5H8 D. C5H8 và C6H10

Câu 9: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dd brom tăng là

A. 1,64 gam. B. 1,04 gam. C. 1,32 gam. D. 1,20 gam.

Câu 10: A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí (đkt), biết A 1 mol A tác dụng được tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch tạo ra hợp chất B (trong B brom chiếm 80% về khối lượng). Vậy A có công thức phân tử là

A. C5H8. B. C2H2. C. C4H6. D. C3H4.

Câu 11: Dẫn hh C3H8 và C2H2 (đều 0,15 mol )qua dung dịch chứa 0,1 mol brom thì dd brom bị mất màu, có 5,04 lít (đktc) khí thoát ra. Tính khối lượng sản phẩm thu được.

DẠNG 3: PHẢN ỨNG THẾ VỚI DUNG DỊCH AgNO

3

/NH

3

+ Chỉ có axetilen và ank-1-in mới tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.

Axetilen: CHCH + 2AgNO3 + 2NH3  CAgCAg (vàng) + 2NH4NO3

Ank-1-in: R- CCH + AgNO3 + NH3  R-CCAg (vàng) + NH4NO3

Suy ra:

Chỉ có C2H2 phản úng với AgNO3 theo tỉ lệ mol 1:2, còn ank-1-in phản ứng theo tỉ lệ 1:1.

Luôn luôn có: số mol kết tủa = số mol ankin phản ứng.

Gốc R trong R- CCH có thể no, không no, thơm đều phản ứng được với AgNO3

Khối lượng kết tủa : m = mA + 107nx (với n: số lk 3, x : số mol ankin A)

Nếu lấy kết tủa cho phản ứng với dung dịch HCl sẽ tái tạo lại hidrocacbon ban đầu. Phản ứng thường dùng để tách riêng hidrocacbon có CC đầu mạch.

R-CCAg + HCl  R-CCH + AgCl BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Một ankin có tỉ khối hơi so với hidro bằng 27. Biết ankin đó không tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Ankin đó có CTCT là:

A. CH  C – CH2 – CH3 B. CH3 – C  C – CH3 C. CH3 – C  C – CH2 – CH3 D. CH  C – CH3

Câu 2: Khi cho 0,2 mol một ankin tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thu được 29,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankin là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.

Câu 3: Ankin B có chứa 90% Cvề khối lượng, mạch thẳng,có phản ứng với AgNO3/ddNH3. Vậy B là:

A. axetilen B. propin C. but-1-in D. but-2-in

Câu 4: Cho các chất (1)but-1-in (2)but-2-in (3)propin (4)buta-1,3-đin.Các chất có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt là

A. (1),(3),(4) B. (2),(3),(4) C. (1),(2),(3) D. (1),(2),(4)

Câu 5: Hỗn hợp X gồm C2H4 và C2H2. Dẫn 1,12 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,4 g kết tủa vàng. Thể tích của C2H4 và C2H2 đo được ở điều kiện chuẩn lần lượt là

A. 0,896 lít và 0,224 lít B. 0,448 lít và 0,672 lít C. 0,224 lít và 0,896 lít D. 0,672 lít và 0,448 lít.

Câu 6: Chất X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với AgNO3 (dư) trong dd NH3 thu được chất Y. Biết Y có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử của X là 214 đvC. Số đồng phân có thể có của X là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 7: Đốt cháy hết 5,4 g Hiđrocacbon X(CnH2n-2) thu được 0,4 mol CO2 và 0,3 mol H2O. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt.Vậy X là:

A. But-1-in B. but-2-in C. buta-1,2-đien D. buta-1,3-đien

Câu 8: Một hiđrocacbon A mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB - MA=214 đvC. Xác định CTCT của A ?

A. CH≡CCH2CH2C≡CH. B. CH3C≡ CCH2C≡CH. C. CH≡CCH(CH3)C≡CH. D. CH3CH2C≡CC≡CH.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là

A. But-1-in. B. But-2-in. C. Axetilen. D. Pent-1-in.

Câu 10: Cho hidrocacbon A ( mạch hở và M < 120 đvC ) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 29,2 g kết tủa, đồng thời bình chứa tăng 7,8 g. Xác định CTCT của A.

DẠNG 4: PHẢN ỨNG CHÁY CỦA ANKIN

(4)

0

2 2 2 2 2

3 1

( 1) 2

t

n n

C H nO nCO n H O

   

Cần nhớ :

Đốt ankin có

nCO2nH O2

2 (pu)

2

O

1,5

CO

n n

 Số mol ankin =

nCO2nH O2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Đốt cháy hòan toàn một ankin thu được 22g CO2 và 7,2 g H2O. CTPT của ankin là

A. C4H6 B. C3H4 C. C5H8 D. C2H2

Câu 2: Đốt cháy V(lít) (đktc) một ankin ở thể khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng bằng 50,4 g.Nếu cho sản phẩm cháy qua bình đựng nườc vôi trong dư thì thu được 90 g kết tủa.V có giá trị là

A.6,72 lít B. 4,48 lít C.3,36 lít D.13,44 lít

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4 g ankin A  6,72 l CO2 (đktc) và 3,6 ml H2O(lỏng).Công thức phân tử A là:

A.C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8

Câu 4: Hỗn hợp A gồm Etan, Etilen, Axetilen và Buta -1,3-đien. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8 gam.

Trị số của m là

A. 58,75 g B. 13,8 g C. 60,2g D. 37,4 g

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hơi của một hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 12,8 gam oxi. Biết thể tích CO2 sinh ra bằng 3 lần thể tích hiđrocacbon. Công thức phân tử là:

A. C3H4 B. C3H8 C. C3H6 D. C3H2

Câu 6: Hỗn hợp A gồm C3H4, C3H6 , C3H8,( Mhh= 42 ). Đốt cháy 1,12 lít hỗn hợp A rồi hấp thu sản phẩm cháy vào bình có Ba(OH)2 thì bình này tăng:

A. 9,3 g B. 8,4 g C. 6,2 g D. 14,6 g

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C5H8.

Câu 8: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam.

Câu 9: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam.

Câu 10: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng ¾ số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.

A. C4H6 và CH3CH2C

CH. B. C4H6 và CH2=C=CHCH3.

C. C3H4 và CH3C

CH. D. C4H6 và CH3C

CCH3.

DẠNG 5: TÌM CTPT CỦA HIDROCACBON CHƯA NO MẠCH HỞ Cần nhớ:

1. hiđrocacbon chưa no mạch hở có công thức chung

C Hn 2n 2 2k

( k: số liên kết  ) Nếu hidrocacbon này ở thể khí thì 2

n

4;

1k4

2. Các phản ứng cộng thường gặp:

+Hidro hóa hoàn toàn:

C Hn 2n 2 2kkH2 Ni t,0C Hn 2n2

+ Qua dung dịch brom lấy dư:

C Hn 2n 2 2kkBr2Ni t,0C Hn 2n 2 2kBr2k

3. Nếu có hỗn hợp A ban đầu chứa các hidrocacbon chưa no mạch hở và hidro cho qua Ni đun

nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp B thì các quy luật sau đây vẫn áp dụng được:

nH2 phản ứng = nA – nB và mA = mB

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Có một hỗn hợp gồm 11 gam ankan A và 20 gam ankin B có thể tích 16,8 lít. Biết rằng chúng có cùng số nguyên tử cacbon. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. CTPT của A và B là

A. C2H6 và C2H2 B. C4H10 và C4H6 C. C5H12 và C5H8 D. C3H8 và C3H4

(5)

Câu 2: Có 0,896 lít hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon mạch hở làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch brom 0,5M. Sau phản ứng thấy còn 0,336 lít khí không bị hấp thụ. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 19. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:

A. C2H2 và C4H10 B. C2H2 và C3H8 C. C3H4 và C4H10 D. C3H4 và C3H8

Câu 3: Hỗn hợp D gồm hợp chất C2H6 và một ankin B ( ở thể khí) trộn với nhau theo tỉ lệ mol 1:1. Thêm O2 vào hỗn hợp D được hỗn hợp D1 có tỉ khối so với H2 = 18. Hãy tìm công thức phân tử của ankin B?

A. C3H4 B. C2H2 C. C4H6 D. C5H8

Câu 4: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi pư hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và m bình tăng thêm 6,7 gam. CTPT của 2 hiđrocacbon là

A. C3H4 và C4H8. B. C2H2 và C3H8. C. C2H2 và C4H8. D. C2H2 và C4H6. Câu 5: Cho 11 gam hỗn hợp gồm 6,72 lit một hidrocacbon mạch hở A và 22,4 lit một ankin. Đốt cháy hỗn hợp này thì tiêu thụ 25,76 lit oxi. Các thể tích đo trong đktc. Công thức phân tử của hidrocacbon A và B lần lượt là

A. C2H6 và C2H2 B. C3H6 và C3H4 C. C2H2 và C3H4 D. C2H4 và C2H2

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 10ml hiđrocacbon X cần vừa đủ 60 ml khí oxi, sau phản ứng thu được 40 ml khí cacbonic.

Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. CTCT của X

A. CH2=CHCH2CH3. B. CH2=C(CH3)2. C. CH2=C(CH2)2CH3. D. (CH3)2C=CHCH3. Câu 7: X là một hiđrocacbon khí (ở đktc), mạch hở. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tử X là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C3H6.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C5H8.

DẠNG 6:

BÀI TOÁN VỀ SỐ MOL LK (TỔNG HỢP CÁC DẠNG PHẢN ỨNG CỘNG CỦA HIDROCACBON KHÔNG NO)

Cho hỗn hợp X gồm a mol hiđrocacbon không no mạch hở A và b mol H2. Thực hiện phản ứng hidro hóa một thời gian được hỗn hợp Y(đã biết MY). Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng brom tham gia phản ứng.

Bước 1: Gọi x, y lần lượt là số mol và số liên kết ban đầu trong X  x = a.y.

Ví dụ: CH2= CH-CCH có 1mol và số liên kết là 3 (1 trong C=C và 2 trong CC) thì số mol = 3.1=3mol Bước 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng, tính mY = mX = a.MA + 2b

 nY = Y

Y

m M Bước 3:

+ Tính số mol hỗn hợp giảm = nH2.pư = nX – nY

+ Số mol liên kết bị đứt khi phản ứng với H2 = số mol H2 phản ứng = z.

+ Và số mol brom tác dụng với Y bằng số mol còn lại = x – z.

Hay:

n

pi trong hidrocacbon đầu

= n

H2p.ư

+ n

Br2

Thí dụ: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 16. B. 0. C. 24. D. 8.

Ta có: nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol và số mol hh Y = 2.0, 6 0,15.52

0, 45 20

 

số mol H2 phản ứng = 0,75 - 0,45 = 0,3 mol

Số mol liên kết trong vinylaxetilen là 0,15.3 = 0,45mol

Số mol liên kết phản ứng với brom là 0,15 . 3 – 0,3 = 0,15 = nBr 2

 mBr 2 = 0,15 . 160 = 24 gam  Đáp án C

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 16. B. 32. C. 24. D. 8.

(6)

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 7,5. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:

A. 0 gam. B. 16 gam. C. 24 gam. D. 32 gam.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,5 mol H2 ; 0,1 mol etilen và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 12,85. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 8,03 gam. B. 16,06 gam. C. 24,09 gam. D. 32,12 gam.

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là:

A. 29. B. 14,5 C. 17,4. D. 8,7.

Câu 5: : Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 16,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 32 gam. X là ?

A. axetilen . B. propilen. C. propin. D. but – 1 – in.

Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol buta – 1,3 - đien. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 8 gam. B. 16 gam. C. 32 gam. D. 24 gam.

Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm H2, axetilen, etilen và propilen có tỉ lệ thể tích theo thứ tự là 6 : 2 : 1 : 1. Nung 22,4 lít X (đktc) một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là?

A. 8 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 16 gam.

Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và a mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 28,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 24 gam. Giá trị của a là

A. 0,25. B. 0,15. C. 0,45 D. 0,75.

Câu 9: Hỗn hợp khí A gồm x mol H2 và 0,3 mol vinylaxetilen. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 17. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 64 gam. Giá trị của x là

A. 0,4. B. 0,9. C. 0,7. D. 0,3.

Câu 10: Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là

A. C3H4 . B. C2H4. C. C4H6. D. C2H2.

Câu 11: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,25 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng(MX < MY). Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 9,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. CTPT của Y là

A. C3H4 . B. C2H2. C. C4H6. D. C3H6.

Câu 13: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4 D. 0,3.

Câu 14: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,10 mol. B. 0,20 mol. C. 0,25 mol. D. 0,15 mol

Câu 15: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

A. 0,070 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,050 mol

Câu 16: Hỗn hợp X gồm ankin Y và H2 có tỉ lệ mol 1 : 3. Dẫn 17,92 lít X qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 5. Dẫn Z qua dung dịch Br2 dư sau phản ứng hoàn toàn thấy có 38,4 gam Br2 đã phản ứng. CTPT của Y là

A. C4H6. B. C5H8. C. C2H2. D. C3H4.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 5.. - Phần ba tác dụng tối đa

Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 5.. Cô cạn dung dịch X, thu

Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 5.. Biết hiệu suất phản ứng

Câu 49: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng.. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một

Cho X vào dung dịch FeCl3 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa.. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa

Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra... Trong quá trình bảo quản,

Đem Y tác dụng với dung dịch NH 3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa ZA. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn

Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thì khối lượng kim loại bạc thu được là.. Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức,