• Không có kết quả nào được tìm thấy

86. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Tuyên Quang (Lần 2) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "86. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Tuyên Quang (Lần 2) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

86. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Tuyên Quang (Lần 2) (File word có lời giải)

Câu 41: Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là:

A. CaO. B. CaCl2. C. Ca(OH)2. D. CaCO3.

Câu 42:Cho Al phản ứng với dung dịch H2SO4loãng, sản phẩm thu được gồm muối Al2(SO4)3và khí X.

Khí X là:

A. H2O. B. SO2. C. H2. D. H2S.

Câu 43: Sắt là một kim loại phổ biến, được dùng trong nhiều lĩnh vực. Một tính chất đặc trưng quan trọng để sắt chế tạo nam châm là:

A. Bền trong không khí. B. Tạo được nhiều hợp kim bền, cứng.

C. Tính dẫn điện tốt. D. Tính nhiễm từ.

Câu 44: Cho chất béo có công thức thu gọn sau: (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. Tên gọi đúng của chất béo đó là:

A. Tripanmitin. B. Tristearin. C. Triolein. D. Trilinolein.

Câu 45:Chất nào sau đây dùng làm phân lân bón cho cây trồng?

A. NH4NO3. B. (NH2)2CO. C. K2CO3. D. Ca(H2PO4)2. Câu 46:Số đồng phân este có công thức C4H8O2là:

A. 2. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 47:Hai kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Mg và Ba. B. Ca và Fe. C. Fe và Cu. D. Na và Cu.

Câu 48:Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh?

A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 49:Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

A. H2SO4. B. FeCl3. C. AlCl3. D. Ca(HCO3)2.

Câu 50:Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là:

A. CuSO4, FeSO4. B. FeSO4, Fe2(SO4)3. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4.

Câu 51:Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là:

A. NaNO3. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaCl.

Câu 52:Este nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH thu được metanol?

A. C2H5COOH. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 53:Cho các phát biểu sa

(a) Khí CO2gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(b) Khi NO2; SO2gây ra hiện tượng mưa axit.

(c) Khí được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.

Số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 54:Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím?

A. Axit axetic. B. Alanin. C. Metylamin. D. Lysin.

Câu 55:Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.

Câu 56:Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt (III)?

A. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3loãng (dư).

C. Fe(OH)3tác dụng với dung dịch H2SO4.

(2)

D. Fe2O3tác dụng với dung dịch HCl.

Câu 57: Xét các chuỗi biến hóa sau: A + H2 (Ni, t°) → B; B ( - H2O - H2, xt) → C → Cao su Buna.

CTCT của A là:

A. OHC(CH2)2CH2OH. B. OHCCH2CH2CHO.

C. CH3CHO. D. CH3COOH.

Câu 58: Cho Fe3O4vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3, KI, H2S có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X:

A. 7. B. 8. C. 6. D. 9.

Câu 59:Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nitron. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron.

Câu 60: Đề phòng sự lây lan của SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng phản ứng hiđro hóa có thể tạo ra chất Z. Các chất Y, Z lần lượt là:

A. Sobitol, glucozơ. B. Glucozơ, etanol. C. Glucozơ, sobitol. D. Etanol, glucozơ.

Câu 61:Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng

X, Z Quỳ tím Chuyển màu hồng

Y Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo kết tủa

Z, Y Dung dịch Br2 Nhạt màu nâu đỏ

T Cu(OH)2 Dung dịch màu tím

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit fomic, axetilen, axit oxalic, Glu-Ala-Gly.

B. Axit axetic, vinyl axetilen, axit acrylic, lòng trắng trứng.

C. Axit glutamic, metyl fomat, axit benzoic, Gly-Ala-Ala.

D. Axit axetic, vinyl axetilen, axit glutamic, lòng trắng trứng.

Câu 62:Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Cu vào dung dịch FeCl3dư.

(d) Cho Fe vào dung dịch CuCl2.

(e) Cho dung dịch AgNO3vào dung dịch CuCl2. (g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3dư.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 63:Đốt cháy hoàn toàn 26,1 gam hỗn hợp glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,9 mol O2, thu được CO2và m gam H2O. Giá trị của m là:

A. 7,2. B. 15,3. C. 13,5. D. 16,2.

Câu 64:Đun nóng 3,0 gam axit axetic với 1,84 gam ancol etylic có mặt H2SO4đặc làm xúc tác, thu được 2,112 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa:

A. 48%. B. 60%. C. 75%. D. 30%.

Câu 65:Cho m gam anilin (C6H5-NH2) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Br21,5M thu được x gam kết tủa 2,4,6-tribromanilin. Giá trị của x là:

A. 33. B. 44. C. 66. D. 99.

Câu 66:Có các phát biểu sau:

(a) Fructozơ làm mất màu dung dịch nước brom.

(b) Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol.

(3)

(c) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

(d) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.

(e) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5thu được số mol CO2bằng số mol H2O.

(f) Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

(g) Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

Số phát biểu đúng là

A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 67:Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 2,016 lít H2(đktc). Kim loại M là:

A. Ca. B. Fe. C. Mg. D. Al.

Câu 68: Xà phòng hóa 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch KOH lấy dư. Sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m bằng:

A. 15,0 gam. B. 21,0 gam. C. 18,20 gam. D. 20,23 gam.

Câu 69: Nung hỗn hợp X gồm m gam Al và 16,0 gam Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y.

Hoà tan Y trong dung dịch HCl dư được dung dịch Z và 7,84 lít H2(đktc). Giá trị của m là:

A. 2,7. B. 4,5. C. 5,4. D. 8,1.

Câu 70:Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp Al và 8 gam Fe2O3thu được hỗn hợp rắn X.

Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1,5M sinh ra 1,68 lít H2(ở đktc). Giá trị của V là:

A. 100. B. 300. C. 150. D. 200.

Câu 71:Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. C2H5OH → C2H4+ H2O.

B. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) → Na2CO3+ CH4. C. CH3NH3Cl + NaOH → NaCl + CH3NH2+ H2O.

D. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5+ H2O.

Câu 72:Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C6H9O4Cl.

X + NaOH dư → X1+ X2+ X3+ NaCl.

Biết X1, X2, X3có cùng số nguyên tử cacbon và có phân tử khối tương ứng giảm dần. Phân tử khối của X1

là: A. 90. B. 143. C. 134. D. 112.

Câu 73:Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al vào dung dịch HNO3loãng, thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 37,68 gam. B. 45,6 gam. C. 42,6 gam. D. 21,3 gam.

Câu 74:Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al có số mol bằng nhau:

- Cho m gam X vào nước dư thì các kim loại tan hết, thu được 2,0 lít dung dịch A và 6,72 lít H2(đktc).

- Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch B và khí H2. Cô cạn dung dịch B thu được a gam muối khan.

Tính pH của dung dịch A và khối lượng muối khan có trong dung dịch B là:

A. pH = 13, a = 40,0 gam. B. pH = 14, a = 40,0 gam.

C. pH = 13, a = 29,35 gam. D. pH = 12, a = 29,35 gam.

Câu 75:Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho AgNO3dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4và 2a mol HCl.

(b) Cho dung dịch NaHCO3tác dụng với dung dịch CaCl2đun nóng.

(c) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3.

(4)

(d) Cho 1,2x mol Zn vào dung dịch chứa 2,5x mol FeCl3(dư).

(e) Điện phân có màng ngăn dung dịch MgCl2(điện cực trơ).

(g) Cho từ từ H2SO4vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2và NaHCO3.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa thoát khí vừa tạo thành kết tủa là:

A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Câu 76:Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để nguội đến nhiệt độ phòng.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.

B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.

C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.

D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2thành dung dịch màu xanh lam.

Câu 77:X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là:

A. 3,78%. B. 3,92%. C. 3,96%. D. 3,84%.

Câu 78:Este X mạch hở có tỉ khối hơi so với H2bằng 50. Cho X tác dụng với dung dịch KOH thu được ancol Y và muối Z. Số nguyên tử cacbon trong Y lớn hơn số nguyên tử cacbon trong Z. X không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Nhận xét nào sau đây về X, Y, Z là không đúng ?

A. Cả X, Y đều có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4loãng, lạnh.

B. Nhiệt độ nóng chảy của Z lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của Y.

C. Khi đốt cháy X tạo số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2. D. Trong X có 2 nhóm (-CH3).

Câu 79:Hòa tan hết 8,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, FexOy, Mg(OH)2và MgCO3vào dung dịch chứa 0,19 mol H2SO4 (loãng) và 0,04 mol KNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 25,18 gam các muối sunfat trung hòa và 2,24 gam hỗn hợp khí X gồm NO, CO2và H2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 10,81 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 8,18 gam X trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,11 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2là 74/11. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là:

A. 15,88. B. 15,86. C. 18,85. D. 16,86.

Câu 80:Đốt cháy hoàn toàn 27,28 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic cần vừa đủ 1,62 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,24 mol CO2. Mặt khác, nếu cho 27,28 gam X vào 200 ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn cẩn thận dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 32,56. B. 43,28. C. 38,96. D. 48,70.

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41D 42C 43D 44C 45D 46D 47C 48A 49D 50A

(5)

51D 52C 53A 54B 55A 56A 57C 58B 59B 60C

61B 62C 63B 64B 65A 66B 67C 68C 69D 70A

71A 72C 73B 74A 75D 76C 77D 78D 79B 80C

Câu 46:

Các đồng phân Este:

HCOO-CH2-CH2-CH3

HCOO-CH(CH3)2

CH3-COO-CH2-CH3

CH3-CH2-COO-CH3

Câu 49:

A. Không tạo kết tủa

H2SO4+ NaOH —> Na2SO4+ H2O B. Tạo kết tủa nâu đỏ:

FeCl3+ NaOH —> Fe(OH)3+ NaCl C. Không tạo kết tủa:

AlCl3+ NaOH dư —> NaAlO2+ NaCl + H2O D. Tạo kết tủa trắng:

Ca(HCO3)2+ NaOH —> CaCO3+ Na2CO3+ H2O Câu 50:

Fe3O4+ H2SO4—> Fe2(SO4)3+ FeSO4+ H2O Cu + Fe2(SO4)3—> CuSO4+ FeSO4

Chất rắn không tan là Cu dư —> Muối trong dung dịch chỉ có FeSO4và CuSO4

Câu 55:

Các chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2là: SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4

SO3+ H2O —> H2SO4

H2SO4+ BaCl2—> BaSO4+ 2HCl

NaHSO4+ BaCl2—> BaSO4+ NaCl + HCl Na2SO3+ BaCl2—> 2NaCl + BaSO3

K2SO4+ BaCl2—> 2KCl + BaSO4

Câu 56:

A.Fe + HCl —> FeCl2+ H2

B. FeO + HNO3—> Fe(NO3)3+ NO + H2O C. Fe(OH)3+ H2SO4—> Fe2(SO4)3+ H2O D. Fe2O3+ HCl —> FeCl3+ H2O

(6)

Câu 57:

A là CH3CHO:

CH3CHO + H2—> C2H5OH

2C2H5OH —> CH2=CH-CH=CH2+ H2+ 2H2O nCH2=CH-CH=CH2—> (-CH2-CH=CH-CH2-)n Câu 58:

X chứa Fe2+, Fe3+, Cl-.

Các chất tác dụng với X: Cu, Mg, AgNO3, Na2CO3, NaOH, NH3, KI, H2S Câu 60:

X là etanol (C2H5OH) Y là glucozơ (C6H12O6) Z là sobitol (C6H14O6) Câu 61:

Y và Z làm mất màu dung dịch Br2nên chọn B.

Câu 62:

(a)Na + H2O + CuSO4—> Cu(OH)2+ Na2SO4+ H2

(b)Fe(NO3)2+ AgNO3—> Fe(NO3)3+ Ag (c) Cu + FeCl3—> CuCl2+ FeCl2

(d)Fe + CuCl2—> FeCl2+ Cu

(e) AgNO3+ CuCl2—> AgCl + Cu(NO3)2

(g) Mg + FeCl3—> MgCl2+ FeCl2

Câu 63:

Các chất dạng Cn(H2O)m nên nC = nO2= 0,9

—> mH2O = m hỗn hợp – mC = 15,3 Câu 64:

nCH3COOH = 0,05; nC2H5OH = 0,04

nC2H5OH phản ứng = nCH3COOC2H5= 0,024

—> H = 0,024/0,04 = 60%

Câu 65:

C6H5NH2+ 3Br2—> C6H2Br3-NH2+ 3HBr nBr2= 0,3 —> nC6H2Br3-NH2= 0,1

—> mC6H2Br3-NH2= 33 gam Câu 66:

(a) Sai (b) Đúng

(7)

(c) Đúng (d) Đúng (e) Đúng

(f) Sai, có 1 liên kết peptit.

(g) Sai, trùng hợp.

Câu 67:

nH2= 0,09, kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:

2,16x/M = 0,09.2 —> M = 12x

—> x = 2, M = 24: M là Mg Câu 68:

nHCOOC2H5= nCH3COOCH3= 0,1

Muối gồm HCOOK (0,1) và CH3COOK (0,1)

—> m muối = 18,20 gam Câu 69:

nFe2O3= 0,1 —> nFe max = 0,2 nH2= 0,35 > nFe max nên có Al dư Bảo toàn electron: 3nAl = 2nFe2O3+ 2nH2

—> nAl = 0,3 —> mAl = 8,1 gam Câu 70:

nH2= 0,075; nFe2O3= 0,05

Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2+ 6nFe2O3

—> nAl = 0,15

—> nNaOH = nNaAlO2= nAl = 0,15 —> V = 100 ml Câu 71:

Khí Y được điều chế từ dung dịch X nên loại B.

Y sinh ra ở dạng khí nên loại D (CH3COOC2H5ở dạng lỏng).

Khí Y được thu bằng phương pháp dời nước nên Y không tan và không phản ứng với H2O —> Loại C vì CH3NH2tan được.

—> Chọn A.

Câu 72:

X1, X2, X3có cùng số nguyên tử cacbon —> Mỗi chất 2C Cấu tạo 1: CH3-COO-CH2-COO-CH2-CH2-Cl

X1là HO-CH2-COONa —> MX1= 98 X2là CH3COONa

X là CH (OH)

(8)

Cấu tạo 2: C2H5-OOC-COO-CH2-CH2-Cl X1là (COONa)2—> MX1= 134

X2là C2H4(OH)2

X3là C2H5OH Câu 73:

nAl = 0,2; nNO = 0,1

Bảo toàn electron: 3nAl = 3nNO + 8nNH4NO3

—> nNH4NO3= 0,0375

—> m muối = mAl(NO3)3+ mNH4NO3= 45,6 gam Câu 74:

nNa = nBa = nAl = x —> nH2= 0,5x + x + 1,5x = 0,3

—> x = 0,1

Dung dịch A chứa Na+(0,1), Ba2+(0,1), AlO2-(0,1), bảo toàn điện tích —> nOH-= 0,2

—> [OH-] = 0,1 —> pH = 13 nCl-= 2nH2= 0,6

—> m muối = m kim loại + mCl-= 40 gam Câu 75:

(a)Fe2++ H++ NO3-—> Fe3++ NO + H2O Ag++ Cl-—> AgCl

(b)NaHCO3+ CaCl2đun nóng —> CaCO3+ NaCl + CO2+ H2O (c)Ba + H2O —> Ba(OH)2+ H2

Ba(OH)2+ Na2CO3—> BaCO3+ NaOH

(d) 2nZn < nFe3+nên chỉ có Zn + 2FeCl3—> ZnCl2+ 2FeCl2

(e)MgCl2+ H2O —> Mg(OH)2+ Cl2+ H2

(g)H++ HCO3-—> CO2+ H2O Ba2++ SO42-—> BaSO4

Câu 76:

A. Đúng, sau bước 2 các sản phẩm đều tan nên hỗn hợp đồng nhất.

B. Đúng, xà phòng không tan trong nước muối nên tách ra.

C. Sai, mục đích thêm NaCl bão hòa là để kết tinh xà phòng.

D. Đúng, chất lỏng này có chứa C3H5(OH)3nên hòa tan Cu(OH)2. Câu 77:

nNa2CO3= 0,13 —> nNaOH = 0,26 Ancol dạng R(OH)r (0,26/r mol)

—> m tăng = (R + 16r) = 8,1r/0,26

—> R = 197r/13

(9)

Do 1 < r < 2 nên 15,15 < R < 30,3

Hai ancol cùng C —> C2H5OH (0,02) và C2H4(OH)2(0,12) Sản phẩm xà phòng hóa có 2 muối cùng số mol nên các este là:

X là ACOOC2H5(0,01 mol) Y là BCOOC2H5(0,01 mol)

Z là ACOO-C2H4-OOC-B (0,12 mol)

mE = 0,01(A + 73) + 0,01(B + 73) + 0,12(A + B + 116) = 19,28

—> A + B = 30

—> A = 1 và B = 29 là nghiệm duy nhất.

E chứa:

HCOOC2H5(0,01) —> % = 3,84%

C2H5COOC2H5(0,01)

HCOO-C2H4-OOC-C2H5(0,12) Câu 78:

MX= 100 —> X là C5H8O2

X không tráng gương nên số C của Y > Số C của Z > 1

—> X là CH3COO-CH2-CH=CH2

Y là CH2=CH-CH2OH và Z là CH3COOK

A. Đúng, các sản phẩm tương ứng là CH3COO-CH2-CHOH-CH2OH và C3H5(OH)2. B. Đúng

C. Đúng (Tỉ lệ 5CO2+ 4H2O) D. Sai, X có 1CH3.

Câu 79:

Y chứa kim loại (tổng u gam), NH4+(v mol) và SO42-(0,19) m muối = u + 18v + 0,19.96 = 25,18 (1)

Y + NaOH tạo ra dung dịch chứa K+(0,04), SO42-(0,19), bảo toàn điện tích —> nNa+= 0,34

—> nOH-trong kết tủa = 0,34 – v

m↓ =u – 0,04.39+ 17(0,34 – v) = 10,81 (2) (1)(2) —> u = 6,76; v = 0,01

Bảo toàn N —> nNO = 0,03 T gồm CO2(0,03) vàH2(0,08)

Z gồm NO (0,03), CO2(0,03) và H2—> nH2= 0,01 Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,19

Bảo toàn H —> nOH(X) = 0,06

nH+= 4nNO + 2nH2+10nNH4++ 2nO + nOH

—> nO = 0,04

(10)

X + HCl —> nH2O = nO + nOH = 0,1

Bảo toàn H —> nHCl phản ứng = 2nH2+2nH2O – nOH(X) = 0,3

—> m muối = (u – 0,04.39) + 0,3.35,5 = 15,85 Câu 80:

Quy đổi X thành C2H3ON (a), CH2(b), CO2(c) và H2O (a) mX = 57a + 14b + 44c + 18a = 27,28

nO2= 2,25a + 1,5b = 1,62 nCO2= 2a + b + c = 1,24

—> a = 0,16; b = 0,84; c = 0,08

nNaOH = 0,4 > a + c nên kiềm dư —> nH2O sản phẩm trung hòa = a + c Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = m rắn + mH2O sản phẩm trung hòa

—> m rắn = 38,96 gam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi cho lượng nhỏ mỗi chất tác dụng với nhau từng đôi một trong dung môi nước thì thu được kết quả ở bảng sau:.. W

Khi cho lượng nhỏ mỗi chất tác dụng với nhau từng đôi một trong dung môi nước thì thu được kết quả ở bảng sau:.. W

(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam (c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tímA. (d)

(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam (c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím.. (d)

Câu 21: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí A.. Câu 23: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển

Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối.. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn

Câu 60: Thủy phân hoản toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ?. Sau phản ứng

Câu 60: Thủy phân hoản toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ.. 1 muối và