• Không có kết quả nào được tìm thấy

49. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Thọ Xuân 5 - Thanh Hóa (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "49. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Thọ Xuân 5 - Thanh Hóa (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT THANH HÓA THPT THỌ XUÂN 5

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 054 Cho nguyên tử khối:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1:Cho m gam hỗn hợp axit axetic, axit oxalic và axit benzoic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b là:

A. 22b - 19a = m. B. 22b = 3m - 19a. C. 22b - 19a = 3m. D. 22b + 19a = 3m.

Câu 2:Polime nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?

A. tơ visco. B. tơ nitron. C. tơ axetat. D. tơ nilon-6,6.

Câu 3:Chất tham gia phản ứng màu biure là

A. anbumin. B. đường nho. C. poli(vinyl clorua). D. dầu ăn.

Câu 4:Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ lapsan. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 5:Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch chất nào sau đây tạo thành kết tủa trắng?

A. Br2. B. NaCl. C. HBr. D. HNO3.

Câu 6: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3- metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (2), (3) và (4). B. (1) và (2). C. (1), (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 7:Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. H2O. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. CH3COOH.

Câu 8:Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là

A. 49,38%. B. 51,46%. C. 44,41%. D. 53,33%.

Câu 9:Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3CHO và C2H5OH. Công thức phân tử của X là

A. C6H8O4. B. C5H8O4. C. C5H6O4. D. C6H10O4.

Câu 10:Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2(đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4. B. 2,0. C. 2,2. D. 8,5.

Câu 11:Sục từ từ 10,08 lít CO2ở đktc vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2và a mol KOH, sau khi phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,05 mol. B. 0,1 mol. C. 0,15 mol. D. 0,2 mol.

Câu 12:Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là đipeptit?

A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH.

C. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH.

Câu 13:Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+trong dung dịch CaCl2. C. điện phân CaCl2nóng chảy. D. điện phân dung dịch CaCl2.

Câu 14:Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2và Al4C3:

(2)

Vậy khí Y là:

A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 15:Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch HCl?

A. KOH. B. KHCO3. C. NaCl. D. K2CO3. Câu 16:Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH tạo thành kali acrylat?

A. HCOOCH=CH2. B. C2H5COOC2H5. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3.

Câu 17:Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là

A. anđehit axetic. B. ancol metylic. C. ancol etylic. D. axit axetic.

Câu 18:Dung dịch H2SO4loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?

A. Cu. B. Fe. C. Au. D. Ag.

Câu 19:Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) BaCl2+ H2SO4→ (b) Ba(OH)2+ Na2SO4→ (c) Ba(OH)2+ (NH4)2SO4→ (d) Ba(OH)2+ H2SO4→ Số phản ứng có phương trình ion thu gọn Ba2++ SO42-→ BaSO4

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 20: Cho các chất sau: lysin, amoniac, natri axetat, axit glutamic. Số chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 21:Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí A. Li, H2, Al. B. Li, Mg, Al. C. H2, O2. D. O2, Ca, Mg.

Câu 22:Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. CO + Cl2(t°) → COCl2. B. 3CO + Al2O3(t°) → 2Al + 3CO2. C. 2CO + O2(t°) → 2CO2. D. 3CO + Fe2O3(t°) → 2Fe + 3CO2. Câu 23:Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Anilin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Metylamin.

Câu 24:Tôn là sắt được tráng

A. Zn. B. Al. C. Na. D. Mg.

Câu 25:Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Na và Cu. B. Mg và Zn. C. Ca và Fe. D. Fe và Cu.

Câu 26: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2(đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br21M. Hai axit béo là

(3)

A. axit panmitic và axit oleic. B. axit panmitic và axit linoleic.

C. axit stearic và axit linoleic. D. axit stearic và axit oleic.

Câu 27:Cho các chất sau: CH3-O-CHO, HCOOH, CH3COOCH3, C6H5OH (phenol). Tổng số chất có thể tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, propan-1,2-điol và butan (trong đó số mol của propan-1,2-điol và butan bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 50,16 gam CO2 và 29,16 gam H2O. Giá trị của m là?

A. 24,60. B. 26,94. C. 29,92. D. 28,92.

Câu 29:Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8và C4H10. Tỉ khối của X so với H2là 27. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít khí O2(đktc), thu được CO2và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là

A. 3,696. B. 1,232. C. 7,392. D. 2,464.

Câu 30:Cho các phát biểu sau:

(a) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.

(b) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Dung dịch amino axit phân tử chứa 1 nhóm –NH2và 1 nhóm –COOH có pH = 7.

(e) Làm sạch chai, lọ chứa đựng anilin bằng cách rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước.

(g) Amilopectin là polime có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 31:Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

– Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

– Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.

– Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.

(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.

(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.

Số phát biểu đúng là:

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 32:Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là:

A. 19,85%. B. 75,00%. C. 19,40%. D. 25,00%.

Câu 33:Cho 7,84 gam Fe tan hết trong HNO3thu được 0,12 mol khí NO và dung dịch X. Cho dung dịch chứa HCl (vừa đủ) vào X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Khối lượng muối có trong Y gần nhất với?

A. 35,65. B. 31,75. C. 30,12. D. 30,25.

Câu 34:Z là dung dịch H2SO41M. Để thu được dung dịch Y có pH = 13 cần phải thêm vào 1 lit dung dịch Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là

A. 0,618 lit. B. 1,235 lit. C. 1,0 lit. D. 2,47 lit.

Câu 35: X, Y (MX < MY) là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức (có số cacbon lớn hơn 2); T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 6,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T

(4)

(đều mạch hở) cần dùng 8,512 lít O2(đktc) thu được 4,59 gam nước. Mặt khác 6,95 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,055 mol Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng T có trong E thì số mol CO2 thu được là?

A. 0,180. B. 0,260. C. 0,200. D. 0,220.

Câu 36:Chất X có công thức C8H8O2có chứa vòng benzen, X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng theo tỷ lệ số mol 1 : 2, X không tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức của X thỏa mãn là:

A. 1. B. 8. C. 7. D. 9.

Câu 37:Đốt cháy hoàn toàn 25,6 gam một este thuần chức X, mạch hở thu được 49,28 gam CO2và 17,28 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối. Giá trị của m là:

A. 33,2. B. 26,8. C. 29,6. D. 19,6.

Câu 38:Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit axit đều ở thể khí.

(b) Các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm.

(c) Anilin, phenol đều tác dụng với dung dịch brom và cho kết tủa trắng.

(d) Anđehit fomic, axetilen, glucozơ đều tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. (e) Các peptit đều tham gia phản ứng màu biurê với Cu(OH)2.

(f) Dung dịch amin bậc I đều làm quỳ tím hóa xanh.

Số các phát biểu đúng là:

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,01 mol HNO3và 0,51 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 14,845) gam hỗn hợp muối và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 0,62 gam. Cho NaOH dư vào Y thu được 17,06 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3có trong X?

A. 18,92%. B. 30,35%. C. 24,12%. D. 26,67%.

Câu 40:Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng 2,66 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2

dư thì thấy có a mol khí không bị hấp thụ. Giá trị của a là?

A. 0,12. B. 0,10. C. 0,14. D. 0,15.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1C 2D 3A 4B 5A 6A 7D 8D 9A 10B

11D 12D 13C 14C 15C 16C 17C 18B 19A 20D

21C 22B 23D 24A 25D 26B 27C 28A 29B 30A

31B 32C 33B 34B 35D 36C 37C 38C 39D 40A

Câu 1:

Cùng lượng axit nên tốn lượng OH- như nhau để trung hòa.

nH2O = nOH- = x, bảo toàn khối lượng:

Dùng NaOH (x mol) —> m + 40x = a + 18x

—> x = (m – a)/22

Dùng Ca(OH)2 (0,5x mol) —> m + 74.0,5x = b + 18x

—> x = (m – b)/19

Vậy (m – a)/22 = (m – b)/19

⇔19(m – a) = 22(m – b)

⇔22b – 19a = 3m Câu 6:

(1) là CH2=C(CH3)-CH2-CH3 hay C5H10 (2) là CH2=C-C(CH3)3 hay C6H12

(3) là CH2=C-CH(CH3)-CH2-CH3 hay C6H12 (4) là CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3 hay C6H12

—> (2), (3) và (4) là đồng phân.

Câu 7:

CH3COOH có nhiệt độ sôi cao nhất vì phân tử khối lớn nhất và liên kết H liên phân tử bền vững nhất.

Câu 8:

Glucozơ là C6H12O6 —> %O = 16.6/180 = 53,33%

Câu 9:

X + NaOH —> (COONa)2 + CH3CHO + C2H5OH

—> X là C2H5-OOC-COO-CH=CH2 hay C6H8O4 Câu 10:

Chỉ có Zn phản ứng với HCl nên:

nZn = nH2 = 0,2

(6)

—> mCu = 15 – mZn = 2 gam Câu 11:

nCO2 = 0,45

Đun nóng nước lọc thu được 0,05 mol CaCO3:

Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O

—> Các sản phẩm phản ứng bao gồm Ca(HCO3)2 (0,05), CaCO3 (0,2 – 0,05 = 0,15), KHCO3 (a) Bảo toàn C —> a + 0,15 + 0,05.2 = 0,45

—> a = 0,2 Câu 12:

Đipeptit tạo bởi 2 gốc α-amino axit —> Loại A, C vì chứa các gốc β-amino axit.

Loại B vì có 3 gốc α-amino axit

—> Chọn D (đây là Ala-Gly) Câu 13:

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy:

CaCl2 điện phân nóng chảy —> Ca + Cl2 Câu 14:

CaC2 + H2O —> Ca(OH)2 + C2H2 Al4C3 + H2O —> Al(OH)3 + CH4 Hỗn hợp khí X gồm C2H2 và CH4 C2H2 + 2Br2 —> C2H2Br4

—> Khí Y thoát ra là CH4.

Câu 15:

A. KOH + HCl —> KCl + H2O

B. KHCO3 + HCl —> KCl + CO2 + H2O C. Không phản ứng

D. K2CO3 + 2HCl —> 2KCl + CO2 + H2O Câu 16:

CH2=CHCOOCH3 tác dụng với dung dịch KOH tạo thành kali acrylat:

CH2=CHCOOCH3 + KOH —> CH2=CHCOOK (Kali acrylat) + CH3OH Câu 17:

X là C2H5OH (ancol etylic)

C2H5OH —> C2H4 + H2O (H2SO4 đặc, 170°C)

(7)

C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2 Câu 18:

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại Fe:

Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2

Các kim loại còn lại có tính khử yếu, đứng sau H nên không tác dụng với H2SO4 loãng.

Câu 19:

(a)(b)Ba2+ + SO42- → BaSO4

(c) Ba2+ + 2OH- + 2NH4+ + SO42- —> BaSO4 + 2NH3 + 2H2O (d) Ba2+ + 2OH- + 2H+ + HSO4- —> BaSO4 + 2H2O

Câu 20:

Chỉ axit glutamic (NH2-C3H5(COOH)2) làm quỳ tím ẩm chuyển đỏ.

Các chất còn lại làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

Câu 21:

Hợp chất của N với kim loại đều là các chất rắn.

—> Chọn H2, O2 do tạo các chất khí NH3, NO tương ứng.

Câu 22:

Phản ứng B sai. CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.

Câu 25:

Các kim loại đứng sau Al có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

—> Chọn Fe và Cu Câu 26:

Gọi k là độ không no của phân tử chất béo X nCO2 = 0,55 và nH2O = 0,49

—> a = (0,49 – 0,55) / (1 – k) và nBr2 = a(k – 3) = 0,04

—> k = 7 và a = 0,01

—> Phân tử X có 7 – 3 = 4 liên kết pi giữa C và C Số C = nCO2/nX = 55

—> axit panmitic và axit linoleic là phù hợp.

Câu 27:

Cả 4 chất đều tác dụng với NaOH:

CH3-O-CHO + NaOH —> HCOONa + CH3OH

(8)

HCOOH + NaOH —> HCOONa + H2O

CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH C6H5OH + NaOH —> C6H5ONa + H2O

Câu 28:

nC3H8O2 = nC4H10 nên C3H8O2 + C4H10 = C3H8O + C4H10O

—> Quy đổi X thành CH3OH và CH2

nCO2 = 1,14; nH2O = 1,62 —> nCH3OH = nH2O – nCO2 = 0,48 Bảo toàn C —> nCH2 = 0,66

—> mX = 24,6 gam Câu 29:

X có công thức chung là C4Hx

—> MX = 48 + x = 27.2 —> x = 6

nH2O = 0,03 —> nX = 0,01 —> nCO2 = 0,04 Bảo toàn O —> nO2 = 0,055 —> V = 1,232 lít Câu 30:

(a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng

(d) Sai, có thể nhỏ hơn 7 nếu có OH phenol.

(e) Đúng, do tạo C6H5NH3Cl dễ tan.

(g) Đúng Câu 31:

(a) Sai, dùng H2SO4 loãng phản ứng sẽ không xảy ra.

(b) Sai, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm các nguyên liệu bay hơi, đồng thời thúc đẩy sự tạo thành sản phẩm phụ.

(c) Đúng, dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và điều chỉnh nguồn cung cấp nhiệt cho phù hợp.

(d) Đúng

(e) Sai, dùng axit, ancol loãng phản ứng sẽ khó xảy ra.

(f) Sai.

Câu 32:

Số C = nCO2/nM = 3,25

—> C3HnO2 (0,15) và C4Hm (0,05)

—> nH = 0,15n + 0,05m = 0,4.2

(9)

—> 3n + m = 16

—> n = m = 4 là nghiệm duy nhất.

X là C3H4O2 và Y là C4H4

—> %Y = 19,40%

Câu 33:

X + HCl thoát khí NO nên X không chứa HNO3

—> nHNO3 = 4nNO = 0,48

nFe = 0,14 —> nNO tổng = nFe = 0,14

Dung dịch Y chứa Fe3+ (0,14), NO3- (0,48 – 0,14 = 0,34), bảo toàn điện tích —> nCl- = 0,08

—> m muối = 31,76 gam Câu 34:

nH2SO4 = 1

Cần thêm V lít dung dịch NaOH —> nNaOH = 1,8V pH = 13 —> [OH-] dư = 0,1

—> nOH- dư = 0,1(V + 1) = 1,8V – 1.2

—> V = 1,235 lít Câu 35:

Quy đổi hỗn hợp E thành E’ chứa C3H5OH (0,055), (COOH)2 (a), CH2 (b) và H2O (c) mE = 58.0,055 + 90a + 14b + 18c = 6,95

nO2 = 0,055.4 + 0,5a + 1,5b = 0,38 nH2O = 0,055.3 + a + b + c = 0,255

—> a = 0,035; b = 0,095; c = -0,04

—> nEste = -c/2 = 0,02 nên mỗi ancol đều có số mol lớn hơn 0,02.

Do axit trên 2C nên axit chứa CH2.

Nếu axit là CH2(COOH)2 (0,035) —> Ancol là C4H7OH (0,05) và C5H9OH (0,005): Loại Vậy axit là C2H4(COOH)2 (0,035), ancol gồm C4H7OH (0,025) và C3H5OH (0,03) T là C3H5-OOC-C2H4-COO-C4H7 (0,02)

—> nCO2 đốt T = 0,02.11 = 0,22 Câu 36:

X không tham gia tráng gương nên X không có HCOO- nX : nNaOH = 1 : 2 nên X có 7 cấu tạo:

CH3COOC6H5

Các phenol 2 chức với vị trí (OH, OH, C2H3) tương ứng: (1, 2, 3); (1, 2, 4); (1, 3, 2); (1, 3, 4); (1, 3, 5);

(1, 4, 2)

(10)

Câu 37:

Khi nX = 0,2 —> nAncol là bội số của 0,2 như 0,2 – 0,4 – 0,6…

mAncol = 18,4 —> nAncol = 0,2 (M = 92, là C3H5(OH)3) hoặc nAncol = 0,4 (M = 46, là C2H5OH) là thỏa mãn

Khi mX = 25,6:

nCO2 = 1,12; nH2O = 0,96

—> nO(X) = (mX – mC – mH)/16 = 0,64

—> nNaOH = nO/2 = 0,32

Nếu ancol là C3H5(OH)3 (0,32/3 mol)

—> Số C = 1,12.3/0,32 = 10,5: Loại Vậy ancol là C2H5OH (0,32 mol)

Bảo toàn khối lượng —> m muối = mX + mNaOH – mAncol = 23,68 Tỉ lệ: Cứ tạo 0,32 mol C2H5OH thì kèm theo 23,68 gam muối

—> nC2H5OH = 0,4 thì m muối = 0,4.23,68/0,32 = 29,6 gam Câu 38:

(a) Sai, có thể ở thể rắn như CrO3, P2O5, SiO2, thể lỏng như SO3…

(b) Sai, trừ H không phải kim loại (c) Đúng

(d) Đúng, do phân tử các chất này đều có -CHO hoặc -C≡CH.

(e) Sai, đipeptit không có phản ứng màu biurê

(f) Sai, ví dụ anilin (C6H5NH2) là amin bậc 1 nhưng không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 39:

Z gồm N2 (0,02) và H2 (0,03) Bảo toàn khối lượng:

m + 0,01.63 + 0,51.36,5 = m + 14,845 + 0,62 + mH2O

—> nH2O = 0,21

Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,01 Bảo toàn N —> nNO3-(X) = 0,04

nH+ = 12nN2 + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO —> nO = 0,06

—> nFe2O3 = 0,02

m kim loại trong X = m – mNO3- – mO = m – 3,44

nNaOH = nCl- = 0,51 —> nOH- trong ↓ = 0,51 – nNH4+ = 0,5

—> m↓ = m – 3,44 + 0,5.17 = 17,06

—> m = 12

(11)

—> %Fe2O3 = 0,02.160/m = 26,67%

Câu 40:

C4H11N = C4H10 + NH C5H10O2 = C4H10 + CO2

C5H11NO2 = C4H10 + NH + CO2

Quy đổi X thành C4H10 (0,4), NH (x) và CO2 nO2 = 0,4.6,5 + 0,25x = 2,66 —> x = 0,24

Ca(OH)2 dư hấp thụ CO2 và H2O —> Khí thoát ra là N2.

nN2 = 0,5x = 0,12 mol

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,24 mol E cần vừa đủ 630 ml dung dịch KOH 1M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong

Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,24 mol E cần vừa đủ 630 ml dung dịch KOH 1M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong

Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối.. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Câu 26: Glucozơ

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Đun cách thủy 5-6

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Câu 77: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:.. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1