• Không có kết quả nào được tìm thấy

54. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Tĩnh Gia 1 - Thanh Hóa (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "54. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Tĩnh Gia 1 - Thanh Hóa (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT THANH HÓA THPT TĨNH GIA 1

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 058 Cho nguyên tử khối:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1:Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. nâu đỏ. B. xanh tím. C. vàng. D. hồng.

Câu 2:Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

A. C17H33COONa và glixerol. B. C15H31COONa và glixerol.

C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COONa và etanol.

Câu 3:Trong các ion sau, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Zn2+. B. Cu2+. C. Mg2+. D. Ag+. Câu 4:Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Amilozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 5:Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOC6H5. B. CH3COOH. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 6:Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch

A. HCI. B. NaCl. C. Na2CO3. D. NaOH.

Câu 7:Chất nào sau đây là tetrapeptit?

A. Gly-Ala. B. Ala-Gly-Ala-Val. C. Alanin. D. Gly-Gly-Gly.

Câu 8:Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ capron. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ nitron.

Câu 9:Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

A. Os. B. Ag. C. Fe. D. Cr.

Câu 10:Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaOH. B. HF. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 11:Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 12:Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n-2(n ≥ 2). B. CnH2n-6(n ≥ 6). C. CnH2n(n ≥ 2). D. CnH2n+2(n ≥ 1).

Câu 13:Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. metyl propionat. B. propyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 14:Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 15:Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là

A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. K.

Câu 16:Monome được dùng để điều chế polietilen là

A. CH≡CH. B. CH=CH-CH=CH .

(2)

Câu 17:Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 18:Cho các chất sau: propilen, buta-1,3-đien, etyl clorua và propyl fomat. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 19:Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được muối và 2,3 gam rượu etylic. Công thức của este là

A. C2H5COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai amin no và một ankan cần vừa đủ 22,12 lít O2

thu được 11,2 lít CO2. Mặt khác 2,57 gam hỗn hợp X đốt cháy tạo ra V lít khí N2. (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là:

A. 0,784. B. 3,92. C. 1,68. D. 1,96.

Câu 21:Có 4 hóa chất: metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là

A. (2) < (3) < (1) <(4). B. (2) < (3) < (4) < (1).

C. (4) < (1) < (2) < (3). D. (3) < (2) < (1) < (4).

Câu 22:Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 23:Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trùng hợp vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).

B. Tơ xenlulozơ axetat là polime nhân tạo.

C. Các tơ poliamit bền trong môi trường kiềm hoặc axit.

D. Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi.

Câu 24:Hoà tan 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 2 muối và 1 kim loại không tan. Dung dịch sau phản ứng chứa

A. Zn(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. C. Zn(NO3)2; Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 35,85. B. 47,85. C. 44,45. D. 42,45.

Câu 26: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là?

A. Glucozơ và sobitol. B. Fructozơ và sobitol.

C. Glucozơ và fructozơ. D. Saccarozơ và glucozơ.

Câu 27:Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na, CuO, HCl. B. NaOH, Na, CaCO3. C. NaOH, Cu, NaCl. D. Na, NaCl, CuO.

Câu 28: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 43,00 gam. B. 44,00 gam. C. 11,05 gam. D. 11,15 gam.

Câu 29: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,64 mol KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2,64m gam chất tan. Khối lượng m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 17,1 gam. B. 19,3 gam. C. 21,1 gam. D. 30,3 gam.

(3)

Câu 30:Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 85%. Giá trị của m gần nhất với

A. 952,9. B. 476,5. C. 810,0. D. 688,5.

Câu 31:Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 19,84 gam chất rắn C. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho hết 3,6 gam A vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, sau khi phản ứng hoàn toàn cho tiếp m gam KNO3vào hỗn hợp phản ứng. Giá trị m tối thiểu để thu được lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) lớn nhất là.

A. 3,535. B. 3,03. C. 5,05. D. 2,02.

Câu 32:Phát biểu không đúng là:

A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3là este của glixin.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

D. Trong dung dịch H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO-.

Câu 33:Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2chiếm 25/9% khối lượng). Cho một lượng KOH dư vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,36%. B. 4,37%. C. 4,39%. D. 4,38%.

Câu 34: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước, thu được 0,06 mol khí H2 và dung dịch X. Hấp thụ hết 0,128 mol khí CO2vào dung dịch X, thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối) và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau:

+ Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,24M thấy thoát ra 0,03 mol khí CO2. + Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,24M vào phần 2 thấy thoát ra 0,024 mol khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,312 gam. B. 8,368 gam. C. 12,272 gam. D. 10,352 gam.

Câu 35:Este X đa chức, chứa vòng benzen có công thức phân tử C12H12O6 thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 4NaOH → X1+ X2+ X3+ Y + Z (b) X1+ HCl → Y1+ NaCl

(c) X2+ 2HCl → Y2+ 2NaCl (d) X3+ HCl → Y3+ NaCl (e) Y + CO → Y1

Biết rằng M(Y2) > M(Y3). Cho các phát biểu sau:

(1) X có 3 công thức cấu tạo thảo mãn

(2) Cho 1 mol hỗn hợp Y2, Y3tác dụng với Na dư thu được 1 mol H2

(3) Nhiệt độ sôi của Y1> Y > Z (4) Y3là hợp chất đa chức

(5) Y là thành phần chính của “xăng sinh học”

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 36:Hỗn hợp A gồm 2 triglixerit X và Y (M < M ). Cho m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch

(4)

kém nhau 1 liên kết π trong phân tử, được tạo bởi glixerol và 3 trong số các axit: axit stearic; axit oleic;

axit panmitic, axit linoleic và axit linolenic. Khối lượng của X (gam) trong m gam A là:

A. 17,16. B. 34,40. C. 17,20. D. 17,08.

Câu 37:Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX< MY< MZ<

180; X, Y, Z không chứa nhóm chức khác). Cho 0,6 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối và 39 gam hỗn hợp 2 ancol R. Cho toàn bộ R tác dụng với Na dư thu được 14 lít H2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E thu được H2O và 110 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 26,07%. B. 24,02%. C. 29,11%. D. 23,93%.

Câu 38:Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái lỏng.

(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.

(c) Dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là hiđrocacbon.

(d) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.

(e) Alanin và Lysin đều có một nguyên tử nitơ trong phân tử.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 39:Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:

– Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.

– Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO420% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.

– Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.

(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.

(c) Sau bước 3, sản phẩm phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.

(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.

(g) Sau bước 3, ở ống thứ 2 có lớp chất rắn màu trắng nổi lên Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 40:Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhiệt phân Fe(NO3)2.

(2) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH.

(3) Cho khí NH3tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Đốt cháy HgS bằng O2.

(5) Cho Mg dư tác dụng với dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1B 2A 3D 4C 5B 6A 7B 8C 9D 10A

11D 12C 13A 14A 15D 16C 17C 18D 19C 20A

21D 22B 23C 24B 25B 26A 27B 28D 29B 30A

31B 32A 33D 34D 35D 36C 37B 38D 39C 40C

Câu 14:

C3H6O2 có 2 đồng phân este: HCOOC2H5 và CH3COOCH3 Câu 17:

Các este khi xà phòng hóa sinh ancol:

» anlyl axetat

CH3COO-CH2-CH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH2=CH-CH2-OH

» metyl axetat

CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH

» etyl fomat

HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH

» tripanmitin

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 Câu 18:

Các chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime: propilen (CH2=CH-CH3), buta-1,3-đien (CH2=CH-CH=CH2)

Câu 19:

nEste = nC2H5OH = 0,05

—> M este = 74: HCOOC2H5 Câu 20:

Quy đổi X thành CH4 (0,3), CH2 (a) và NH (b) nCO2 = 0,3 + a = 0,5

nO2 = 0,3.2 + 1,5a + 0,25b = 0,9875

—> a = 0,2 và b = 0,35

(6)

—> Khi mX = 2,57 thì nN2 = 0,035

—> V = 0,784 lít Câu 21:

Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ nên: (3) < (2) < (1) < (4).

Câu 22:

Các đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là:

Gly-Ala-Ala Ala-Gly-Ala Ala-Ala-Gly Câu 24:

Kim loại không tan là Cu —> Dung dịch sau phản ứng không còn HNO3 và không có Fe(NO3)3

—> Dung dịch sau phản ứng chứa Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.

Câu 25:

nAla-Gly-Ala = 32,55/217 = 0,15

Ala-Gly-Ala + 3NaOH —> Muối + H2O 0,15……….0,45……….0,15 Bảo toàn khối lượng —> m muối = 47,85 gam Câu 26:

X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho —> X là Glucozơ X + H2 —> Y nên Y là sobitol.

Câu 27:

Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy: NaOH, Na, CaCO3.

NaOH + CH3COOH —> CH3COOna + H2O Na + CH3COOH —> CH3COONa + H2

CaCO3 + CH3COOH —> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Các chất HCl, Cu, NaCl trong các dãy còn lại không tác dụng với CH3COOH.

Câu 28:

nHCl = nGly = 0,1

—> m muối = mGly + mHCl = 11,15 gam Câu 29:

Xét tỉ lệ m muối / mP2O5:

mK3PO4/mP2O5 = 212.2/142 = 2,99

(7)

mK2HPO4/mP2O5 = 174.2/142 = 2,45

Dễ thấy 2,64 nằm trong khoảng 2,45 đến 2,99 nên sản phẩm là 2 muối K3PO4 và K2HPO4

—> KOH đã hết và nH2O = nKOH = 0,64 nP2O5 = a —> nH3PO4 = 2a

Bảo toàn khối lượng: 98.2a + 0,64.56 = 2,64.142a + 0,64.18

—> a ≈ 0,136 —> m = 142a ≈ 19,3 gam Câu 30:

C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2CO2 —> 2CaCO3 nCaCO3 = 8,5 —> nC6H10O5 phản ứng = 4,25

—> m tinh bột cần dùng = 4,25.162/(85%.85%) = 952,9 gam Câu 31:

Do m rắn = 6,4 < mA nên A phải dư.

Nếu chỉ có Fe phản ứng thì nFe2O3 = 6,4/160 = 0,04

—> mC = (7,2 – 0,04.2.56) + 0,04.2.2.108 = 37,28 > 19,84: Vô lí Vậy Fe phản ứng hết, Cu phản ứng một phần.

Đặt a, b, c là số mol Fe, Cu phản ứng và Cu dư.

mA = 56a + 64(b + c) = 7,2 mC = 108(2a + 2b) + 64c = 19,84 m rắn = 160a/2 + 80b = 6,4

—> a = 0,06; b = 0,02; c = 0,04

—> 3,6 gam A chứa Fe (0,03) và Cu (0,03) nH2SO4 = 0,1 và nH2 = 0,03 —> nH+ dư = 0,14 ne nhường max = nFe2+ + 2nCu = 0,09

4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O 0,14………..0,09

—> H+ dư —> nNO3- = ne/3 = 0,03

—> nKNO3 = 0,03 —> m = 3,03

Bản word phát hành từ website Tailieuchuan.vn Câu 32:

A sai, hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 thuộc loại muối amoni của amino axit và amin.

Câu 33:

nKNO3 = 0,12 và nH2SO4 = 0,33

(8)

Bảo toàn N —> nN(Y) = 0,12

Quy đổi Y thành N (0,12), O (a) và H2 (b)

—> 2b = (16a + 2b + 0,12.14).25/9%

Bảo toàn electron: 2a + 0,54 = 0,12.5 + 2b

—> a = 0,07 và b = 0,04

—> mY = 2,88

Để oxi hóa 11,2 gam kim loại lên số oxi hóa tối đa cần nO = (16 – 11,2)/16 = 0,3

Oxit cao nhất gồm Ry+ và O2- (0,3). Bảo toàn điện tích —> Điện tích của Ry+ = 0,6 mol Sự chêch lệch điện tích của Rx+ và Ry+ chính là nFe2+ = 0,6 – 0,54 = 0,06

mX = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32

—> C%FeSO4 = 0,06.152/208,32 = 4,378%

Câu 34:

Do lượng CO2 thoát ra khác nhau nên HCl không dư. Trong phần 1 đặt a, b là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng.

—> nHCl = 2a + b = 0,048 nCO2 = a + b = 0,03

—> a = 0,018 và b = 0,012 —> Tỉ lệ 3 : 2

Khi đó phần 2 chứa nCO32- = 3x và nHCO3- = 2x H+ + CO32- —> HCO3-

3x……..3x…………..3x H+ + HCO3- —> CO2 0,024……5x…………0,024

—> nH+ = 3x + 0,024 = 0,048

—> x = 0,008

Vậy phần 2 chứa nCO32- = 0,024 và nHCO3- = 0,016

—> Y chứa nCO32- = 0,048 và nHCO3- = 0,032 Bảo toàn điện tích —> nNa+ = 0,128

Bảo toàn C —> nBaCO3 = nCO2 – nCO32- – nHCO3- = 0,048

—> Quy đổi hỗn hợp đầu thành Na (0,128), Ba (0,048), O (z mol) Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2

—> nO = 0,052

—> m = mNa + mBa + mO = 10,352 gam Câu 35:

(e) —> Y là CH3OH và Y1 là CH3COOH

(9)

(b) —> X1 là CH3COONa

X có 3 chức este, tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 4 nên có 1 chức este của phenol.

X là:

CH3COO-C6H4-COO-CH2-COO-CH3 (o, m, p) CH3COO-CH2-COO-C6H4-COO-CH3 (o, m, p) X2 là NaO-C6H4-COONa; Y2 là HO-C6H4-COOH X3 là HO-CH2-COONa; Y3 là HO-CH2-COOH Z là H2O

(1) Sai, X có 6 đồng phân cấu tạo (2) Đúng

(3) Sai, Y1 > Z > Y (4) Sai, Y3 tạp chức (5) Sai

Câu 36:

nNa2CO3 = 0,09 —> n muối = nNaOH = 0,18 nCO2 = 3,03; nH2O = 2,95

Quy đổi B thành HCOONa (0,18), CH2 và H2 Bảo toàn C —> nCH2 = 2,94

Bảo toàn H —> nH2 = -0,08 Số C = (0,18 + 2,94)/0,18 = 17,33

—> nC16 = 0,06 và nC18 = 0,12

Các muối có số mol là 0,04 mol; 0,06 mol và 0,08 mol

—> nC15H31COONa = 0,06

nA = nNaOH/3 = 0,06 —> k = 3 + 0,08/0,06 = 13/3

—> k = 4 (0,04 mol) và k = 5 (0,02 mol)

—> Mỗi chất béo có 1 gốc C15H31COO-.

X là (C15H31COO)(C17H35COO)2C3H5 – 2H2 (0,02 mol) Y là (C15H31COO)(C17H35COO)2C3H5 – H2 (0,04 mol)

—> mX = 0,02.862 – 0,02.2 = 17,20 Câu 37:

nH2 = 0,625 —> nNaOH = nOH(R) = 1,25

Dễ thấy nNaOH > 2nE nên E chứa este ít nhất 3 chức. Mặt khác MX < MY < MZ < 180 nên Z là (HCOO)3C3H5

(10)

Mặt khác nO(E) = 2nNaOH = 2,5 nên E có nC = nO

—> Y là (COOCH3)2 và X là HCOOCH3.

Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z nE = x + y + z = 0,6

nC = 2x + 4y + 6z = 2,5 mR = 32(x + 2y) + 92z = 39

—> x = 0,2; y = 0,15; z = 0,25

—> %Y = 24,02%

Câu 38:

(a) Đúng

(b) Sai, mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ (c) Đúng

(d) Đúng

(e) Sai, Ala (C3H7NO2) và Lys (C6H14N2O2) Câu 39:

(a) Sai, sau bước 2 cả hai ống đều phân lớp do chưa xảy ra phản ứng gì.

(b) Sai, sau bước 3, ống 1 vẫn phân lớp do thủy phân thuận nghịch, ống 2 đồng nhất do thủy phân hoàn toàn

(c) Đúng, các axit, ancol, muối tạo ra đều tan tốt (d) Đúng

(e) Đúng

(g) Sai, các sản phẩm đều tan tốt nên không có chất rắn nổi lên.

Câu 40:

(a) Fe(NO3)2 —> Fe2O3 + NO2 + O2 (b) Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2 (c) NH3 + CuO —> N2 + Cu + H2O (d) HgS + O2 —> Hg + SO2

(e) Mg dư + FeCl3 —> MgCl2 + Fe Tất cả tạo đơn chất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối.. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Câu 26: Glucozơ

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Đun cách thủy 5-6

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Câu 77: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:.. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 53,95 gam hỗn

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol