• Không có kết quả nào được tìm thấy

60. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Hương Sơn - Hà Tĩnh (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "60. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Hương Sơn - Hà Tĩnh (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT HÀ TĨNH THPT HƯƠNG SƠN (Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 064 Cho nguyên tử khối:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41:FeO tác dụng với H2SO4loãng dư, sinh ra chất nào sau đây?

A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. SO2. D. H2. Câu 42:Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2và H2O?

A. Tơ tằm. B. Polietilen. C. Nilon-6,6. D. PVC.

Câu 43:Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

A. Valin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Lysin.

Câu 44:Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Mg với khí oxi là

A. Mg(NO3)2. B. Mg(OH)2. C. MgO. D. MgCl2. Câu 45:Chất nào sau đây gọi là đường nho?

A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.

Câu 46:Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Ba.

Câu 47:Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. AlCl3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaHSO4. Câu 48:Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6. C. Tơ nitron. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 49:Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Al. B. W. C. Cr. D. Hg.

Câu 50:Kim loại có tính khử yếu nhất?

A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Cu.

Câu 51:Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

Câu 52:Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?

A. Alanin. B. Trimetylamin. C. Triolein. D. Anilin.

Câu 53:Cho CH3CHO phản ứng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) thu được chất nào sau đây?

A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3OH.

Câu 54:Cá có mùi tanh do có chứa một số amin như trimetylamin,… Để khử mùi tanh của cá nên rửa cá với chất nào sau đây?

A. Đường. B. Vôi tôi. C. Muối ăn. D. Giấm ăn.

Câu 55:Công thức phân tử của axetilen là

A. C2H4. B. C3H6. C. C2H2. D. C3H4. Câu 56:Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn?

A. Mg. B. Al. C. Ca. D. K.

(2)

A. K3PO4. B. K2CO3. C. KNO2. D. KNO3. Câu 58:Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Al. B. K. C. Mg. D. Ag.

Câu 59:Để đề phòng sự lây lan của virut Corona, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng các phản ứng hiđro hóa tạo ra chất Z. Các chất Y và Z lần lượt là

A. Etanol và sobitol. B. Glucozơ và sobitol.

C. Etanol và glucozơ. D. Glucozơ và etilen.

Câu 60: Thủy phân 1,2 mol chất béo có công thức (C17H33COO)2C3H5(OOCC17H35) trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được a mol muối natri stearat. Giá trị của a là

A. 1,2. B. 3,6. C. 4,8. D. 2,4.

Câu 61:Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.

B. Trong cây xanh, tinh bột được tổng hợp nhờ phản ứng quang hợp.

C. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3thành Ag.

D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.

Câu 62:Hòa tan 13,4 gam hỗn hợp MgO và Al trong dung dịch H2SO4loãng, dư thu được 6,72 lít (đktc) H2và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 45,7. B. 58,2. C. 67,3. D. 26,7.

Câu 63:Cho 8,1 gam Al tác dụng với Cl2dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 26,70. B. 20,05. C. 40,05. D. 13,35.

Câu 64: Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch H2SO4 (đặc, nguội). M là kim loại nào sau đây?

A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Ag.

Câu 65:Cho kim loại Mg dư vào 200 ml dung dịch AgNO30,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam Ag. Giá trị m là

A. 0,65. B. 3,24. C. 2,16. D. 1,30.

Câu 66:Cho các phát biểu sau

(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch (2) Phản ứng este hóa luôn là phản ứng thuận nghịch

(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch (4) Phản ứng xà phòng hóa este là phản ứng một chiều.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 67:Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 68:Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO31M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 64,8. B. 32,4. C. 59,4. D. 54,0.

Câu 69:Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin và các tính chất của các dung dịch được ghi trong bảng sau:

Chất X Y Z T

Quỳ tím Hóa xanh Không đổi màu Không đổi màu Hóa đỏ

(3)

Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa Chất X, Y, Z và T lần lượt là:

A. Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin. B. Metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic.

C. Anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic. D. Axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin.

Câu 70: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8% về khối lượng) vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y và 1,792 lít H2(đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,4M và HNO30,6M, thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 13. Cô cạn Z thu được m gam rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 18,32. B. 12,82. C. 13,68. D. 19,46.

Câu 71:Cho các phát biểu sau

(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.

(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.

(c) Cho Ba(HCO3)2vào dung dịch KHSO4sinh ra kết tủa và khí.

(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4và H2SO4xảy ra ăn mòn điện hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 72: Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỷ lệ NPK là 10-20-15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng của đạm, lân, kali tương ứng. Giả sử nhà máy sản xuất loại phân bón này bằng cách trộn 3 loại hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4 và KNO3. Phần trăm khối lượng của K2HPO4 có trong phân bón đó là (Biết tạp chất khác không chứa N, P, K)

A. 37,90. B. 38,46. C. 38,31. D. 55,50.

Câu 73: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 67,2 gam O2, thu được CO2, N2và 36 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa x gam muối. Giá trị của x là

A. 69,50. B. 65,85. C. 84,10. D. 76,80.

Câu 74:Cho các phản ứng:

(a) FeCO3+ H2SO4đặc → khí X + khí Y + … (b) NaHCO3+ KHSO4→ khí X + …

(c) Cu + HNO3đặc → khí Z + … (d) FeS + H2SO4loãng → khí G + … (e) NH4NO2→ khí H + …

(g) AgNO3→ khí Z + khí I + …

Trong các khí sinh ra ở các phản ứng trên, số chất khí tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 75:Chia 113,4 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3và Al2O3làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4loãng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 149,7 gam muối khan. Cho phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp Y gồm x mol HCl và y mol H2SO4loãng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 140,325 gam muối khan. Giá trị của y là

A. 1,575. B. 1,5. C. 0,75. D. 0,7875.

Câu 76: Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với hiđro bằng 17,41) và 19,14 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

(4)

Câu 77:X là este hai chức, Y là este đơn chức (đều mạch hở). Đốt x mol X hoặc y mol Y đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol. Cho 14,88 gam hỗn hợp E gồm X (x mol); Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai muối của hai axit no và hỗn hợp Z chứa hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Cho Z tác dụng hết với Na dư, thu được 0,08 mol H2. Mặt khác, 14,88 gam E làm mất màu vừa hết 0,12 mol Br2. Biết E không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn hơn có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 57,5%. B. 47,5%. C. 41,5%. D. 48,5%.

Câu 78:Hòa tan hoàn toàn 43,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,24 mol HNO3 và 1,3 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O và H2(trong đó số mol của H2là 0,12 mol).

Tỉ khối của Z so với He bằng 7,25. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 115,2 gam NaOH thu được 48,72 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của N2O trong hỗn hợp khí Z là

A. 27,86%. B. 40,68%. C. 40,42%. D. 30,34%.

Câu 79:Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H2SO4(xúc tác) theo sơ đồ hình vẽ bên.

Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau:

Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3đến khi quỳ tím chuyển màu xanh.

Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới.

Bước 3: Thêm CaCl2khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat.

Cho các phát biểu sau:

(1) Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi.

(2) CaCl2được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat.

(3) Dung dịch Na2CO3được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y.

(4) Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2SO498%.

(5) Có thể thay thế CaCl2khan bằng dung dịch H2SO4đặc.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 80:Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic X, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở).

Đun nóng 10,26 gam E với 700ml dung dịch NaOH 0,1M vừa đủ thu được 6,44 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy toàn bộ lượng ancol trên cần dùng 0,285 mol O2. Phần trăm Khối lượng của Y có trong E là

A. 35,15%. B. 25,03%. C. 46,78%. D. 40,50%.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41A 42B 43C 44C 45D 46D 47B 48A 49B 50D

51B 52A 53C 54D 55C 56D 57D 58D 59B 60A

61C 62B 63C 64B 65C 66D 67A 68C 69B 70A

71B 72C 73A 74B 75D 76A 77B 78D 79A 80C

Câu 51:

Dãy các chất B đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Các dãy còn lại chứa glucozơ, fructozơ không bị thủy phân.

Câu 52:

Ở điều kiện thường Alanin tồn tại trạng thái rắn vì anilin ở dạng ion lưỡng cực, có nhiều tính chất của hợp chất ion (nhiệt độ nóng chảy cao, trạng thái rắn, tan tốt…)

Câu 53:

CH3CHO + H2 (Ni, t°) —> CH3-CH2-OH Câu 54:

Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, ta có thể dùng giấm ăn.

Mùi tanh do một số amin gây ra, giấm ăn chứa axit CH3COOH sẽ chuyển amin thành dạng muối tan, dễ bị rửa trôi nên mùi tanh giảm.

Câu 58:

Phương pháp thủy luyện điều chế được các kim loại đứng sau Al —> Chọn Ag.

Câu 59:

X là etanol (C2H5OH) Y là glucozơ (C6H12O6) Z là sobitol (C6H14O6) Câu 60:

(C17H33COO)2C3H5(OOCC17H35) + 3NaOH —> 2C17H33COONa + C17H35COONa + C3H5(OH)3

—> nC17H35COONa = 1,2 Câu 61:

C sai, glucozơ khử AgNO3 thành Ag.

(6)

Câu 62:

nH2 = 0,3 —> nAl = 0,2

—> nMgO = (13,4 – mAl)/40 = 0,2

—> Muối gồm MgSO4 (0,2) và Al2(SO4)3 (0,1)

—> m muối = 58,2 gam Câu 63:

2Al + 3Cl2 —> 2AlCl3

nAlCl3 = nAl = 0,3 —> mAlCl3 = 40,05 Câu 64:

M là Zn.

Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội Ag không tác dụng với HCl, Cu(NO3)2.

Câu 65:

Mg + 2AgNO3 —> Mg(NO3)2 + 2Ag

Mg dư —> nAg = nAgNO3 = 0,02 —> mAg = 2,16 Câu 66:

(1) Sai, có những phản ứng 1 chiều, ví dụ CH3COOCH=CH2 + H2O —> CH3COOH + CH3CHO (2) Đúng

(3) Đúng (4) Đúng Câu 68:

nAl = nFe = 0,1 và nAg+ = 0,55

Dễ thấy 3nAl + 2nFe < nAg+ < 3nAl + 3nFe —> Al, Fe tan hết, Ag+ bị đẩy ra hết. Chất rắn chỉ có Ag.

mAg = 59,4 gam Câu 69:

X làm quỳ tím hóa xanh ---> Loại A, C (quỳ tím không đổi màu) và D (quỳ tím hóa đỏ) ---> Chọn B.

Câu 70:

nHCl = 0,08; nHNO3 = 0,12 —> nH+ = 0,2 pH = 13 —> [OH-] = 0,1 —> nOH- dư = 0,04

—> nOH-(Y) = 0,24 = 2nH2 + 2nO

—> nO = 0,04

m rắn = m kim loại + m gốc axit + mOH- dư

(7)

= 0,04.16.92%/8% + 0,08.35,5 + 0,12.62 + 0,04.17 = 18,32 gam Câu 71:

(a) Sai, thu được H2 ở catot:

CaCl2 + H2O —> H2 + Cl2 + Ca(OH)2 (b) Đúng

(c) Đúng: KHSO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O (d) Đúng: Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu

CU sinh ra bám vào lá Fe làm xuất hiện cặp điện cực Fe-Cu cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên có ăn mòn điện hóa.

Câu 72:

Lấy 100 gam phân, gồm Ca(NO3)2 (a mol), KH2PO4 (b mol) và KNO3 (c mol) và các tạp chất.

nN = 2a + c = 100.10%/14 nK = b + c = 2.100.15%/94 nP = b = 2.100.20%/142

—> a = 0,3384; b = 0,2817; c = 0,0375

%Ca(NO3)2 = 164a/100 = 55,4976%

%KH2PO4 = 136b/100 = 38,3112%

%KNO3 = 101c/100 = 3,7875%

Bản word phát hành trên website Tailieuchuan.vn Câu 73:

Quy đổi X thành CH2 (a), NH3 (b) và CO2 (0,5) nO2 = 1,5a + 0,75b = 2,1

nH2O = a + 1,5b = 2

—> a = 1,1; b = 0,6

nHCl phản ứng = nN = 0,6

—> m muối = mX + mHCl = 69,5 gam Câu 74:

X là CO2, Y là SO2, Z là NO2, G là H2S, H là N2, I là O2 Có 4 khí tác dụng với dung dịch NaOH là X, Y, Z, G Câu 75:

Mỗi phần nặng 56,7 gam.

Phần 1: nH2SO4 = nH2O = a, bảo toàn khối lượng:

56,7 + 98a = 149,7 + 18a —> a = 1,1625

(8)

Bảo toàn H —> x + 2y = 2a Bảo toàn khối lượng:

56,7 + 36,5x + 98y = 140,325 + 18a

—> x = 0,75; y = 0,7875 Câu 76:

M = 34,82 —> CH5N (0,16) và C2H7N (0,06) Do tỉ lệ mol là 3 : 5 nên:

X là CH3NH3-OOC-A-COO-NH3-C2H5 (0,06) Y là NH2-B-COO-NH3-CH3 (0,1)

Muối gồm A(COONa)2 (0,06) và NH2-B-COONa (0,1) m muối = 0,06(A + 134) + 0,1(B + 83) = 19,14

—> 3A + 5B = 140

—> A = 0, B = 28 là nghiệm duy nhất

—> %Y = 54,64%

Câu 77:

nH2 = 0,08 —> nNaOH = nZ = 0,16 —> nO(E) = 0,32 Đốt E —> nCO2 = u và nH2O = v

—> u – v = 0,08.2

mE = 12u + 2v + 0,32.16 = 14,88

—> u = 0,72 và v = 0,56

Quy đổi E thành HCOOH (a), (COOH)2 (b), CH3OH (0,16), H2O (-0,16), CH2 (c) và H2 (-0,12) nNaOH = a + 2b = 0,16

nCO2 = a + 2b + 0,16 + c = 0,72

nH2O = a + b + 0,16.2 – 0,16 + c – 0,12 = 0,56

—> a = 0,08; b = 0,04; c = 0,4

—> nX = b = 0,04 và nY = a = 0,08

Đốt X hoặc Y đều có nCO2 – nH2O = 0,08 nên X có k = 3 và Y có k = 2 X dạng (CH3-OOC-COO-CH2-CH=CH2).rCH2

Y dạng (HCOO-CH2-CH=CH2).sCH2 nCO2 = 0,04(r + 6) + 0,08(s + 4) = 0,72

—> r + 2s = 4

Để 2 ancol có số C kế tiếp nhau và Y không tráng gương thì r = 2 và s = 1 là nghiệm duy nhất.

X là CH3-CH2-OOC-CH2-COO-CH2-CH=CH2).rCH2 Y là CH3-COO-CH2-CH=CH2

(9)

Muối gồm CH2(COONa)2 (0,04) và CH3COONa (0,08)

—> %CH2(COONa)2 = 47,44%

Câu 78:

NaOH tối đa nên kết tủa chỉ có nMg(OH)2 = 0,84

Dung dịch Y gồm Al3+ (a), NH4+ (b), Mg2+ (0,84), SO42- (1,3) Bảo toàn điện tích: 3a + b + 0,84.2 = 1,3.2

nNaOH = 4a + b + 0,84.2 = 2,88

—> a = 0,28 và b = 0,08 Bảo toàn H —> nH2O = 1,14 Bảo toàn khối lượng —> mZ = 11,6

Z chứa CO2 (x), N2 (y), N2O (z) và H2 (0,12) nZ = x + y + z + 0,12 = 11,6/29

mZ = 44x + 28y + 44z + 0,12.2 = 11,6

nH+ = 2x + 12y + 10z + 0,12.2 + 10b = 0,24 + 1,3.2

—> x = 0,14; y = 0,06; z = 0,08

—> %mN2O = 30,34%

Câu 79:

Bước 1: Lắc với dung dịch Na2CO3 nhằm mục đích loại bỏ axit dư trong Y (chuyển nó về muối CH3COONa)

Bước 2: Chất lỏng phía dưới là dung dịch chứa Na2CO3, CH3COONa. Phần trên là este nhưng chưa khô và sạch hoàn toàn.

Bước 3: Loại hết H2O còn sót lại bằng CaCl2 khan (đây là chất hút ẩm mạnh). Este thu được lúc này đã sạch hơn.

(1)(2) Đúng

(3) Sai,H2SO4 không bay hơi nên Y không có axit này.

(4) Đúng

(5)Sai, CaCl2 khan dạng rắn, sau khi hút ẩm vẫn là dạng rắn, dễ tách khỏi este hơn H2SO4 dạng lỏng.

Mặt khác H2SO4 đặc có thể khiến một phần este bị thủy phân.

Câu 80:

n muối = nNaOH = 0,07 —> M muối = 92

—> Muối là CH≡C-COONa

Quy đổi E thành C2HCOOH (0,07), CnH2n+2O (a) và H2O (-b) mE = 0,07.70 + a(14n + 18) – 18b = 10,26

nO2 = 1,5na = 0,285

(10)

—> a > 0,15 —> n < 1,27

—> Ancol gồm CH3OH và C2H5OH

TH1:E gồm C2HCOOH (0,07 – b), CH3OH (a – b = 0,15) và C2HCOOC2H5 (b) mE = 70(0,07 – b) + 32.0,15 + 98b = 10,26

—> b = 0,02: Thỏa mãn

—> %CH3OH = 0,15.32/10,26 = 46,78%

TH2:E gồm C2HCOOH (0,07 – b), C2H5OH (a – b = 0,15) và C2HCOOCH3 (b) mE = 70(0,07 – b) + 46.0,15 + 84b = 10,26

—> b = -0,11: Loại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X.. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa, để lượng kết tủa

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắnA. Giá trị m tối

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn.. Amino axit là

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Câu 26: Glucozơ

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Đun cách thủy 5-6

Câu 77: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:.. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 53,95 gam hỗn

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol