• Không có kết quả nào được tìm thấy

74. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Liên Hà - Hà Nội (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "74. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Liên Hà - Hà Nội (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT HÀ NỘI THPT LIÊN HÀ (Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 080 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Dung dịch chất X hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh lam. Mặt khác, X bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit. Chất X là:

A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Anbumin. D. Fructozơ.

Câu 42: Kim loại kiềm thổ nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Na. B. K. C. Mg. D. Ba.

Câu 43: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Au.

Câu 44: Số đồng phân bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là:

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 45: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại X. Kim loại X là:

A. Ag. B. Cu. C. Zn. D. Pb.

Câu 46: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?

A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Tơ visco. D. Poli(vinyl clorua).

Câu 47: Ở nhiệt độ thường, protein nào sau đây tan trong nước tạo ra dung dịch keo?

A. Tóc. B. Lòng trắng trứng. C. Sừng. D. Móng tay.

Câu 48: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit stearic là:

A. 33. B. 31. C. 35. D. 36.

Câu 49: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ chất nào sau đây?

A. Vinyl axetilen. B. Vinyl xianua. C. Vinyl clorua. D. Vinyl axetat.

Câu 50: Chất nào sau đây là đipeptit?

A. Ala-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Ala. C. Gly-Ala. D. Gly-Ala-Gly.

Câu 51: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Glyxin. B. Axit glutamic. C. Metylamin. D. Lysin.

Câu 52: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.

Câu 53: Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?

A. Na2O. B. K2O. C. Fe2O3. D. CaO.

Câu 54: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. NaCl. B. NaNO3. C. H2SO4 loãng. D. Na2SO4.

Câu 55: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại đó?

A. Na. B. Al. C. Zn. D. Fe.

Câu 56: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Cu?

A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ag.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây không đúng?

(2)

A. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.

B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

C. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

D. Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit hoặc bazơ.

Câu 58: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al. B. Na. C. Ca. D. Cu.

Câu 59: Este etyl fomat có công thức cấu tạo là:

A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.

Câu 60: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân từ X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được chất Y còn được gọi là đường nho. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. Xenlulozơ và glucozơ. B. Xenlulozơ và fructozơ.

C. Saccarozơ và glucozơ. D. Tinh bột và saccarozơ.

Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 25,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, CuO cần vừa đủ 400 ml H2SO4 1,5M, thu được 10,08 lít khí. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:

A. 15,70%. B. 32,15%. C. 20,93%. D. 10,46%.

Câu 62: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được muối Y là muối của amino axit (MY > MX). Số công thức cấu tạo của X là:

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 63: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al và Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol khí H2 và 3,95 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 4,05. B. 5,75. C. 9,35. D. 6,65.

Câu 64: Cho 10,15 gam Gly-Gly-Ala tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 13,45. B. 17,25. C. 15,45. D. 15,25.

Câu 65: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?

A. Na2SO4, K2SO4. B. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.

C. NaCl, KCl. D. Na2SO4, KCl.

Câu 66: Cho sơ đồ chuyển hóa:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/04/0054.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/04/0054.png" \

* MERGEFORMATINET

Biết X (xút ăn da), Y, Z, E là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất T, E thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:

A. Na2CO3, Ba(OH)2. B. NaHCO3, Ba(OH)2. C. NaHCO3, Ba3(PO4)2. D. CO2, Ba(OH)2.

Câu 67: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 68: Este E có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân E trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm ancol X và chất hữu cơ Y (biết X và Y có cùng số nguyên tử cacbon). Công thức của Y là:

A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C2H5OH. D. HCOOH.

Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thạch cao khan dùng để bó bột, nặn tượng.

B. NaHCO3 được dùng chế thuốc chữa đau dạ dày do dư axit.

C. Có thể dùng thùng nhôm đựng axit sunfuric đặc, nguội.

(3)

D. Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Câu 70: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo lỏng được chuyển hóa thành chất béo rắn để dễ vận chuyển.

(b) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc thấy có khói trắng.

(c) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

(d) Các polime sử dụng để làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp.

(e) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối chín thì xuất hiện màu xanh tím.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 71: Nung nóng m gam hỗn hợp E gồm Al và hai oxit sắt Fe2O3, Fe3O4 trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Nghiền nhỏ X, trộn đều rồi chia thành ba phần bằng nhau. Phần một cho vào dung dịch NaOH loãng dư, không thấy khí thoát ra, đồng thời thu được dung dịch Y. Suc khí CO2 đến dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 0,78 mol HCl, thu được 0,09 mol H2 và dung dịch Z chỉ chứa các muối. Phần ba hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 33,78. B. 59,46. C. 50,82. D. 78,18.

Câu 72: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp E gồm Fe, Fe(OH)2 trong dung dịch H2SO4 98% đun nóng, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và 0,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Làm lạnh dung dịch X về 20°C, thu được dung dịch bão hòa và có m gam muối Fe2(SO4)3.9H2O kết tinh. Biết độ tan của Fe2(SO4)3 ở 20°C là 440 gam. Giá trị của m gần nhất với:

A. 20. B. 21. C. 23. D. 22.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong ăn mòn điện hóa, các electron di chuyển từ cực âm sang cực dương.

(b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) NaHCO3 là chất ít tan trong nước.

(d) Ở điều kiện thường, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được muối sắt (III) sunfat.

(e) Trong phản ứng nhiệt nhôm, đốt mảnh Mg rồi cho vào hỗn hợp nhôm và oxit, mảnh Mg đóng vai trò là chất khơi mào cho phản ứng.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 74: Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là m kg quả nho tươi (chứa 15% glucozơ về khối lượng), thu được 10 lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucozơ bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Giá trị của m là:

A. 24,0. B. 13,5. C. 10,5. D. 11,6.

Câu 75: Este mạch hở E có công thức phân tử C2n-2H2n+2On (E có chứa một liên kết C=C). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH, thu được ancol X và hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức Y và Z đều không tham gia phản ứng tráng bạc (MY < MZ). Cho các phát biểu sau:

(a) Có 4 cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.

(b) Z làm mất màu dung dịch brom.

(c) X được điều chế bằng cách cho propen tác dụng với dung dịch KMnO4. (d) Dung dịch của Y có nồng độ 2 – 5% gọi là giấm ăn.

(e) Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

(g) X hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

(4)

Câu 76: Hòa tan hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào lượng dư H2O, thu được dung dịch Y và 0,08 mol H2. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Y. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/04/0055.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/04/0055.png" \

* MERGEFORMATINET

Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp X là:

A. 5,51%. B. 14,90%. C. 8,54%. D. 10,45%.

Câu 77: Để oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại E cần 2m/3 gam O2. Cho m gam E vào dung dịch X chứa 0,02 mol H2SO4, 0,06 mol FeSO4 và 0,03 mol CuSO4, sau một thời gian thu được dung dịch Y; 0,01 mol khí H2 và 2,295 gam hỗn hợp kim loại. Tách lấy kim loại, thêm tiếp từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Y đên khi kết tủa đạt cực đại thì dừng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch G và kết tủa F (trong F nguyên tố oxi chiếm 80/191 về khối lượng). Giá trị của m là:

A. 2,705. B. 2,375. C. 1,255. D. 0,792.

Câu 78: E là hỗn hợp ở dạng khí trong điều kiện bình thường gồm các hiđrocacbon và H2 (lấy dư). Tỉ khối của E so với H2 bằng 4. Đun nóng E với bột Ni xúc tác, tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 8. Hỗn hợp F gồm các amin là đồng phân của nhau (ở dạng khí trong điều kiện bình thường). Đốt cháy đồng thời a mol hỗn hợp E và b mol hỗn hợp F thu được tổng số mol nước là c mol. Cho các nhận định sau:

(a) Các chất trong E đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. (b) Hỗn hợp F chỉ gồm các amin bậc 1.

(c) Tổng số nguyên tử cacbon trong các phân tử hiđrocacbon trong E là 7.

(d) Mối liên hệ của a, b, c là c = a + 3b.

(e) Tổng số nguyên tử hiđro trong các phân tử amin trong F là 14.

Số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 79: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic và triglixerit X có tỉ lệ số mol lần lượt là 1 : 2 : 3 : 4. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng 9,28 mol O2, thu được 6,24 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch KOH 25% (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm 4 chất rắn và phần hơi T nặng 79,072 gam. Phần trăm khối lượng của kali stearat trong hỗn hợp Z có giá trị gần nhất với:

A. 40. B. 41. C. 38. D. 39.

Câu 80: Hỗn hợp X chứa 3 este mạch hở, đều có phân tử khối nhỏ hơn 176 đvC; trong đó oxi chiếm 53,846% về khối lượng của hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 1,04 mol O2. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và (m + 4,72) gam hỗn hợp Z gồm 2 muối của axit cacboxylic. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Kali dư, thấy khối lượng bình tăng 17,12 gam (H2 sau phản ứng thoát ra ngoài hoàn toàn). Cho các nhận định sau về bài toán:

(a) Cho Z tham gia phản ứng với vôi tôi, xút thu được hai hiđrocacbon.

(5)

(b) Trong X có hai este có thể tham gia phản ứng tráng gương.

(c) Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất là 43,269%.

(d) Trong X có mC/mO = 0,75.

Số nhận định đúng là:

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41A 42D 43A 44D 45C 46D 47B 48D 49B 50C

51A 52A 53C 54C 55A 56D 57C 58C 59D 60A

61C 62A 63B 64B 65B 66B 67D 68A 69A 70A

71B 72B 73D 74A 75B 76C 77C 78B 79D 80D

Câu 44:

Các đồng phân bậc 1 của C4H11N:

CH3-CH2-CH2-CH2NH2

CH3-CH2-CHNH2-CH3

(CH3)2CH-CH2NH2

(CH3)3C-NH2

Câu 54:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng:

2Al + 3H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 61:

Đặt a, b, c là số mol Al, Fe, CuO

—> mX = 27a + 56b + 80c = 25,8 nH2 = 1,5a + b = 0,45

nH2SO4 = 1,5a + b + c = 0,6

—> a = 0,2; b = c = 0,15

—> %Al = 20,93%

Câu 62:

RCOOR’ < RCOONa —> R’ < Na = 23

—> R’ = 1 hoặc 15 Cấu tạo của X:

NH2-CH2-CH2-COOH CH3-CH(NH2)-COOH NH2-CH2-COO-CH3

(6)

Câu 63:

Cu không phản ứng —> mCu = 3,95 nH2 = 0,1 —> nAl = 0,2/3

—> m = 5,75 gam

Câu 64:

nGly-Gly-Ala = 0,05; nNaOH = 0,2 > 3nGly-Gly-Ala nên NaOH còn dư

—> nH2O = nGly-Gly-Ala = 0,05

Bảo toàn khối lượng —> m rắn = 17,25 gam

Câu 65:

Cặp chất Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2 gây nên tính cứng tạm thời (bị mất tính cứng khi đun nóng).

Câu 66:

X: NaOH Y: CO2

Z: Na2CO3

T: NaHCO3

E: Ba(OH)2

2NaOH + CO2 —> Na2CO3 + H2O Na2CO3 + CO2 + H2O —> 2NaHCO3

NaHCO3 + NaOH —> Na2CO3 + H2O Na2CO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + 2NaOH

Câu 67:

Cả 4 polime đều thuộc loại polime tổng hợp:

poli(vinyl clorua): trùng hợp từ CH2=CH-Cl

poli(etylen terephtalat): trùng ngưng từ C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2

polietilen: trùng hợp từ CH2=CH2

nilon-6,6: trùng ngưng từ NH2-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4-COOH.

Câu 68:

X và Y có cùng số nguyên tử cacbon —> Mỗi chất 2C

—> Y là CH3COOH.

Câu 69:

A. Sai, dùng thạch cao nung để bó bột, nặn tượng.

B. Đúng, vì HCO3- trung hòa bớt axit trong dạ dày

C. Đúng, Al thụ động trong H2SO4 đặc, nguội nên dùng nhôm làm bình đựng.

(7)

D. Đúng, cặp điện cực là Fe-C, cùng tiếp xúc với môi trường điện li (không khí ẩm) nên có ăn mòn điện hóa

Câu 70:

(a) Sai, tùy nhu cầu (ví dụ để làm bơ) mới hiđro hóa chất béo lỏng thành rắn. Không có lý do nào về việc vận chuyển.

(b) Đúng, khói trắng là các hạt nhỏ CH3NH3Cl được tạo ra do hơi HCl hóa hợp với hơi CH3NH2. (c) Đúng, protein bị đông tụ khi gặp axit.

(d) Sai, có nhiều cách tạo ra polime có tính dẻo.

(e) Sai, khi chuối chín thì tinh bột đã chuyển hóa thành đường nên không còn hiện tượng gì với I2.

Câu 71:

Phần 1: nAl ban đầu = nAl(OH)3 = 0,1 Phần 2: Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O

—> nO = nH2O = 0,3

Phần 3: Bảo toàn electron: 3nAl + 3nFe = 2nO + 2nSO2

—> nFe = 0,22

—> m mỗi phần = mAl + mFe + mO = 19,82

—> m = 19,82.3 = 59,46

Câu 72:

Đặt a, b là số mol Fe, Fe(OH)2

—> mE = 56a + 90b = 14,6 Bảo toàn electron: 3a + b = 0,2.2

—> a = b = 0,1

—> nFe2(SO4)3 = 0,1 nH2SO4 = 0,1.3 + 0,2 = 0,5

—> mddX = 14,6 + 0,5.98/98% – 0,2.64 = 51,8 nFe2(SO4)3.9H2O kết tinh = x

—> C%Fe2(SO4)3 còn lại = 400(0,1 – x)/(51,8 – 562x) = 440/(440 + 100)

—> x = 0,0381 —> mFe2(SO4)3.9H2O ≈ 21,4 gam

Câu 73:

(a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng

(d) Sai, Fe thụ động trong H2SO4 đặc nguội

(e) Đúng, mảnh Mg cháy trước sẽ cung cấp nhiệt cho phản ứng nhiệt nhôm xảy ra.

(8)

Câu 74:

mC2H5OH = 10.13,8%.0,8 = 1,104 kg C6H12O6 —> 2C2H5OH

180……….92 m……….1,104

—> m quả nho = 180.1,104/(92.60%.15%) = 24 kg

Câu 75:

E có 1C=C và mạch hở nên k = 0,5n + 1

⇔ [2(2n – 2) + 2 – (2n + 2)]/2 = 0,5n + 1

—> n = 6 —> E là C10H14O6

E + NaOH —> 1 ancol + 2 muối cacboxylat không tráng gương —> Cấu tạo của E:

(CH3COO)2(CH2=CH-COO)C3H5 (Có 2 cấu tạo, muối không no nằm ngoài hoặc nằm giữa) X là C3H5(OH)3

Y là CH3COOH; Z là CH2=CH-COOH (a) Sai

(b) Đúng

(c) Sai, C3H6 + KMnO4 + H2O —> C3H6(OH)2 + KOH + MnO2

(d) Đúng

(e) Đúng, Y có phân tử khối lớn hơn và liên kết H liên phân tử bền hơn C2H5OH nên nhiệt độ sôi cao hơn.

(g) Đúng

Câu 76:

nBa(OH)2 = nBaCO3 max = 3a

nNaOH = nNaHCO3 = 3a + b – 3a = b

Khi nCO2 = b thì kết tủa chưa max —> b = 2a (1)

Khi nCO2 = a + 0,3 thì các sản phẩm là: BaCO3 (2a), Ba(HCO3)2 (3a – 2a = a) và nNaHCO3 = b Bảo toàn C —> a + 0,3 = 2a + 2a + b (2)

(1)(2) —> a = 0,06; b = 0,12

Quy đổi X thành Ba (0,18), Na (0,12) và O Bảo toàn electron: 2nBa + nNa = 2nO + 2nH2

—> nO = 0,16

—> %O = 8,54%

Câu 77:

nSO42- = 0,11, bảo toàn điện tích —> nOH- phản ứng = 0,22

nH+ dư = 0,02.2 – 0,01.2 = 0,02 —> nOH- trong kết tủa = 0,22 – 0,02 = 0,2

(9)

—> mF = 0,2.16.191/80 = 7,64 Bảo toàn khối lượng kim loại:

m + 0,06.56 + 0,03.64 = 2,295 + (7,64 – 0,2.17)

—> m = 1,255

····

Nếu muốn tìm kim loại E:

nO2 = 2m/3.32 = m/48

Kim loại E hóa trị e, bảo toàn electron:

em/E = 4m/48 —> E = 12e —> e = 2, E = 24: E là Mg.

Câu 78:

Hỗn hợp sau khi cộng H2 gọi là E’

nE/nE’ = ME’/ME = 2

Tự chọn nE = 2; nE’ = 1 —> nH2 phản ứng = nE – nE’ = 1 Hiđrocacbon dạng CnH2n+2-2k

E’ gồm CnH2n+2 (1/k) và H2 dư (1 – 1/k) mE’ = (14n + 2)/k + 2(1 – 1/k) = 16

—> n = k

—> E gồm CH≡CH; CH≡C-C≡CH và H2

F gồm các đồng phân dạng khí điều kiện thường —> C2H5NH2 và (CH3)2NH (a) Đúng

(b) Sai, F chứa 1 amin bậc 1 + 1 amin bậc 2 (c) Sai, tổng số C của 2 hiđrocacbon là 6 (d) Sai

nH2O = nE + 3,5nF ⇔ c = a + 3,5b (e) Đúng

Câu 79:

Đặt x, 2x, 3x, 4x lần lượt là số mol axit panmitic, axit oleic, axit stearic và triglixerit X.

—> nKOH phản ứng = 18x

—> nKOH đã dùng = 18x + 18x.15% = 20,7x

mH2O (dd KOH) = 56.20,7x.75%/25% = 3477,6x gam mT = 3477,6x + 18.6x + 92.4x = 79,072

—> x = 0,02

Bảo toàn O —> nCO2 = 6,52 Bảo toàn C —> Số C của X = 55 Bảo toàn H —> Số H của X = 104

(10)

—> X là (C15H31COO)(C17H33COO)(C17H35COO)C3H5

—> nC17H35COOK = 3x + 4x = 0,14 Bảo toàn khối lượng:

mE + mO2 = mCO2 + mH2O —> mE = 102,24 mE + mKOH = mZ + mH2O + mC3H5(OH)3

—> mZ = 115,904

—> %C17H35COOK = 38,89%

Câu 80:

nNaOH = e —> mY = e + 17,12 Bảo toàn khối lượng:

m + 40e = m + 4,72 + e + 17,12 —> e = 0,56

—> nO(X) = 2e = 1,12 —> mX = 1,12.16/53,846% = 33,28 Đốt X —> nCO2 = u và nH2O = v

Bảo toàn O —> 2u + v = 1,12 + 1,04.2

Bảo toàn khối lượng: 44u + 18v = 33,28 + 1,04.32

—> u = 1,12; v = 0,96

X có nC = nO nên số C = số O, các chất trong X đều có M < 176, tạo bởi 2 axit và 2 ancol nên X gồm:

HCOOCH3 (x); (COOCH3)2 (y) và (HCOO)2C2H4 (z) Y gồm CH3OH và C2H4(OH)2

Z gồm HCOONa và (COONa)2

(a) Sai, vôi tôi xút Z chỉ tạo khí H2.

(b) Đúng, 2 este chứa HCOO- tham gia tráng gương (c) Đúng

nEste đôi = nCO2 – nH2O = 0,16

—> nHCOOCH3 = 0,56 – 0,16.2 = 0,24

—> %HCOOCH3 = 0,24.60/33,28 = 43,269%

(d) Đúng, mC/mO = 24/32 = 0,75

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 31,6 gam kết tủa.. Số chất tác dụng được với dung dịch FeCl

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 31,6 gam kết tủa.. Cho X vào lượng nước dư thu được chất rắn Y và

Mặt khác, lấy 0,14 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,74 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên

(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam (c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím.. (d)

Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br 2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra.. Cho dung dịch NaOH vào Y lại thấy

Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.. Các phản ứng

Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.. Các phản ứng

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10 gam chất rắn khan.. Cô cạn dung dịch T thu được