• Không có kết quả nào được tìm thấy

72. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Liên trường Nghệ An (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "72. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Liên trường Nghệ An (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 078 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Những người bị bệnh lâu ngày, cơ thể yếu cần được bổ sinh dinh dưỡng thì người ta thường truyền chai dung dịch gọi là đạm (hay uống các viên đạm). Chất đạm ở trong trường hợp này là

A. (NH2)2CO. B. các α-aminoaxit.

C. các phân tử poliamit. D. NH4NO3.

Câu 42: Chất phá hủy tầng ozon trong thiết bị lạnh (hiện nay đã cấm dùng) là

A. clorofom. B. NO. C. freon. D. teflon.

Câu 43: Kim loại thường điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hidroxit là

A. Mg. B. Al. C. Na. D. Au.

Câu 44: Sắt là một kim loại phổ biến, được dùng trong nhiều lĩnh vực. Một tính chất đặc trưng quan trọng để sắt chế tạo nam châm là

A. tính dẫn điện tốt. B. bền trong không khí.

C. tính nhiễm từ. D. tạo được nhiều hợp kim bền, cứng.

Câu 45: CH2=CH-COOCH2-CH=CH2 có tên gọi là

A. anlylacrylat. B. propylacrylat. C. propylpropenoat. D. anlylpropionat.

Câu 46: Cho một mẩu Na nhỏ (dạng lát mỏng) vào nước thì thấy hiện tượng xảy ra là A. mẩu Na nổi trên bề mặt nước, biến thành dạng tròn, tan dần, có bọt khí.

B. mẩu Na nổi trên bề mặt nước, giữ nguyên hình dạng, tan dần, có bọt khí.

C. mẩu Na chìm trong nước, biến thành dạng tròn, tan dần, có bọt khí.

D. mẩu Na chìm trong nước, giữ nguyên hình dạng, tan dần, có bọt khí.

Câu 47: Nung nóng dây sắt rồi đưa vào bình khí clo dư thấy dâu sắt nóng đỏ, đồng thời thoát ra khói màu nâu. Khói màu nâu đó là

A. FeCl2, FeCl2. B. FeCl6. C. FeCl3. D. FeCl2.

Câu 48: Cho các polime sau: polietilen, polistiren, poli(metylmetacrylat), xenlulozơ, tinh bột, polipeptit.

Số polime được dùng làm chất dẻo là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 49: Trong dung dịch CH3COOH có chứa các phân tử và ion là (bỏ qua sự phân li của nước) A. CH3COOH, OH-, H+, H2O. B. CH3COOH, CH3COO-, H+.

C. CH3COO-, H+, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+, H2O.

Câu 50: Từ cây mía ép lấy nước, sau đó tẩy màu bằng khí SO2, thêm nước vôi, lọc kết tủa và cho kết tinh dung dịch được một loại tinh thể (có chứa nước) màu trắng. Thành phần chính của tinh thể đó là

A. fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. mantozơ.

Câu 51: Hàng năm một lượng lớn kim loại bị mất đi do bị ăn mòn (chủ yếu là ăn mòn điện hóa). Đê bảo vệ kim loại khỏi bị phá hủy, một biện pháp phổ biến là phủ lên bề mặt kim loại một số loại sơn (thực tế là các polime). Vai trò của sơn trong việc làm này là

A. tác dụng với kim loại tạo hợp chất mỏng, bền bảo vệ bề mặt kim loại.

B. chất ức chế sự ăn mòn.

C. ngăn cách kim loại với môi trường.

D. chống và giảm va chạm, mài mòn.

Câu 52: Phương pháp đun nóng để loại bỏ hoàn toàn tính cứng được dùng cho loại nước cứng

A. tạm thời. B. toàn phần và vĩnh cửu.

C. toàn phần. D. vĩnh cửu.

(2)

Câu 53: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, CH3COONH4, C2H5NH3Cl , HOCH2-CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 54: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.

(b) Cho Al2S3 vào nước dư.

(c) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.

(d) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

(e) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (g) Cho kim loại Al vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 55: Các nhà máy nước thường sử dụng phèn chua (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Nhưng việc khai thác và sử nhiều làm cho phèn chua ngày càng khan hiếm. Để giải quyết vấn đề này người ta đã đưa vào chất X thay thế cho phèn chua mà vẫn làm trong được nước như phèn chua.

Chất X thay thế đó có thể sử dụng là

A. K2SO4. B. Na3AlF6. C. Al2(SO4)3. D. K2SO4.

Câu 56: Cho hỗn hợp X (gồm: MgO, Al2O3, Cu, Fe2O3) vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất rắn T là

A. MgO, FeO, CuO. B. MgO.

C. MgO, CuO, Fe2O3. D. MgO, Fe2O3.

Câu 57: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. B. CH3CHO và CH3CH2OH.

C. CH3CH2OH và CH2=CH2. D. CH3CH2OH và CH3CHO.

Câu 58: Không dùng đồ vật bằng nhôm (thau, chậu, nồi… bằng nhôm) đựng các chất có tính kiềm như vôi, xút, ximang, xà phòng… vì xảy ra phản ứng phá hủy nhôm, phản ứng có thể biểu diễn bằng phương trình sau: Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2. Vai trò của kiềm (OH-) trong phản ứng là

A. chất khử. B. chất môi trường.

C. chất oxi hóa. D. chất oxi hóa và môi trường.

Câu 59: Khi phân hủy hết pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 60: Axit sunfuric là hóa chất rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, là một chất có hoạt tính hóa học rất mạnh. Dung dịch H2SO4 đặc là chất oxi hóa mạnh, tác dụng hầu hết kim loại; nhưng trong thực tế người ta lại dùng thùng bằng thép để chứa đựng, vận chuyển dung dịch H2SO4 đặc. Nguyên nhân của việc làm này là

A. bể chứa luôn được làm lạnh dưới 0°C.

B. bể chứa bằng sắt đã phủ 1 lớp sơn cách li bề mặt với axit.

C. dung dịch H2SO4 đặc không hoặc rất ít tác dụng với Fe ở điều kiện thường.

D. sắt bị thụ động bởi H2SO4 đặc, nguội.

Câu 61: Đun nóng vinyl axetat trong dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì sản phẩm thu được là

A. CH3COOH, CH2=CHOH. B. CH3COOH, CH3CHO.

C. HCOOH, CH2=CH-CH2OH. D. HCOOH, CH3CHO.

Câu 62: Phân bón tổng hợp NPK là loại phân bón tổng hợp chứa đạm-lân-kali được trộn theo tỉ lệ nhất định giữa các loại phân bón. Trong hình dưới là bao bì phân bón NPK với thông số kĩ thuật 20-20-15.

Thông số này cho biết % khối lượng tương ứng lần lượt của

A. N-P-K. B. N-P2O5-K2O.

C. (NH2)2CO-Ca(H2PO4)2-KCl. D. N2O5-P2O5-K2O.

Câu 63: Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat). Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

(3)

Câu 64: Các núi đá dọc bờ sông hay ở dưới biển thì có hiện tượng chân núi đá bị ăn mòn lõm vào tạo hốc sâu, hang động… Ngoài tác động mài mòn của nước thì có nguyên nhân chính là có phản ứng hóa học xảy ra trong thời gian dài. Phản ứng đó là

A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. CaCO3 → CaO + CO2.

C. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Câu 65: Đun nóng 106,32 gam chất béo với dung dịch KOH vừa đủ thu được 11,04 gam glixerol và m gam xà phòng (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m lớn nhất là

A. 102,0 gam. B. 100,08 gam. C. 109,68 gam. D. 115,44 gam.

Câu 66: Cho 19,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch chứa 0,8 mol HNO3 đến phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y, thoát ra V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 2,0 gam kim loại chưa tan. Cô cạn dung dịch Y rồi nung muối đến khối lượng không đổi (không có không khí) được chất rắn có khối lượng là

A. 24,4 gam. B. 24,0 gam. C. 16,0 gam. D. 22,4 gam.

Câu 67: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3. (2) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.

(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (5) Cho Mg(NO3)2 vào dung dịch KHSO4 dư. (6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

Sau khi các phân xưng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 68: Cho các chất sau đây: NaHCO3, Na2HPO3, Fe(NO3)2, (NH4)3PO4, AgNO3, NaAlO2. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam triglixerit X, cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2

dư, thấy xuất hiện 168,435 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 117,315 gam so với ban đầu. Khi cho 0,10 mol X phản ứng với lượng dư Br2 trong dung dịch thì khối lượng Br2 phản ứng lớn nhất là

A. 80,0 gam. B. 128,0 gam. C. 16,8 gam. D. 33,6 gam.

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 3 hidrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY < MZ) thu được 4,032 lít (đktc) khí CO2 và 5,04 gam H2O. Nếu cho Z tác dụng với khí clo (ánh sáng) thì thu được số sản phẩm hữu cơ monoclo là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 71: Cho 59,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M, oxit và muối cacbonat tương ứng của M. Hòa tan hoàn toàn X vào nước thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 3M thu được khí Z. Hấp thụ toàn bộ khí Z trong 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 8 gam kết tủa trắng và dung dịch T. Đun nóng dung dịch T lại thấy xuất hiện kết tủa. Khối lượng của M2O trong X gần nhất với giá trị

A. 40. B. 30. C. 20. D. 25.

Câu 72: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất X2, X4, X5 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

B. Nhiệt độ sôi của X5 cao hơn nhiệt độ sôi của X1. C. Phân tử khối của X5 là 204u.

D. Các chất X, X1, X3 và X5 đều là hợp chất hữu cơ thuần chức.

Câu 73: Đun nóng 9,25 gam este đơn chức X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol Y và 10,25 gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn lượng X ở trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào nước vôi dư, kết thúc phản ứng thì khối lượng bình nước vôi

A. tăng 17,75 gam. B. tăng 23,25 gam. C. giảm 14,25 gam. D. giảm 7,25 gam.

Câu 74: Một loại sắn chứa 60% tinh bột dùng để lên men sản xuất ancol etylic phục vụ cho pha chế xăng sinh học E5 (loại xăng chứa 5% thể tích C2H5OH, còn lại là xăng RON 95 hay xăng Mogas 95). Hỏi 10 tấn sắn trên sản xuất được bao nhiêu lít xăng sinh học E5? Biết hiệu suất toàn bộ quá trình lên men và pha chế là 85%; khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml.

A. 3810,9 lít. B. 72407,4 lít. C. 36203,7 lít. D. 57925,9 lít.

(4)

Câu 75: X là một ancol (ancol) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 7,84 lít (đktc) oxi, thu được hơi nước và 13,2 gam CO2. Công thức của X là

A. C2H4(OH)2. B. C3H7OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.

Câu 76: Hỗn hợp E chứa các hợp chất hữu cơ đều mạch hở gồm amin X (CmH2m+3N), amino axit Y (CnH2n+1O2N) và este của Y với ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol E cần dùng 0,345 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch bình tăng 15,46 gam. Mặt khác, lấy 0,14 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,74 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon.

Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 36,12%. B. 23,51%. C. 48,59%. D. 26,46%.

Câu 77: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuCl2 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên dưới (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N).

Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là

A. 11,36. B. 16,8. C. 19,44. D. 18,32.

Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 9,9 gam oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được 1,54 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối khan trung hòa. Giá trị của m là

A. 25,6 gam. B. 27,5 gam. C. 82,5 gam. D. 55,0 gam.

Câu 79: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(b) Thành phần chính của cồn 75° mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4. (d) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.

(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,. )

(f) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

Số phát biểu sai là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

- Bước 1: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 vật liệu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len (làm từ lông cừu) và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông).

- Bước 2: Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút.

- Bước 3: Đốt các vật liệu trên.

Cho các nhận định sau:

(a) PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.

(b) Sợi len cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi khét.

(c) PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.

(d) Sợi vải cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.

(e) Nên hạn chế sử dụng các túi nhựa tiện lợi (PE) vì tạo ra rác thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe của người và động vật.

(5)

Số nhận định đúng là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41B 42C 43C 44C 45A 46A 47C 48A 49D 50C

51C 52A 53C 54B 55C 56C 57D 58B 59C 60D

61B 62B 63C 64A 65D 66B 67D 68A 69A 70A

71D 72A 73B 74B 75D 76C 77A 78B 79C 80C

Câu 48:

Các chất được dùng làm chất dẻo gồm: polietilen, polistiren, poli(metylmetacrylat) Câu 49:

CH3COOH là chất điện li yếu:

CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

—> Dung dịch CH3COOH chứa CH3COOH, CH3COO-, H+, H2O.

Câu 51:

Phủ sơn lên bề mặt kim loại là cách chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li, ngăn cách kim loại với môi trường.

Câu 52:

Phương pháp đun nóng để loại bỏ hoàn toàn tính cứng được dùng cho loại nước cứng tạm thời:

M(HCO3)2 —> MCO3↓ + CO2 + H2O (M2+ là Mg2+, Ca2+) Câu 53:

Có 3 chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:

H2NCH2COOH + NaOH —> H2NCH2COONa + H2O CH3COONH4 + NaOH —> CH3COONa + NH3 + H2O C2H5NH3Cl + NaOH —> NaCl + C2H5NH2 + H2O Câu 54:

(a) HCl + NaAlO2 + H2O —> Al(OH)3 + NaCl (b) Al2S3 + H2O —> Al(OH)3 + H2S

(c) Al2O3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O

(d) NH3 + H2O + AlCl3 —> Al(OH)3 + NH4Cl

(e) NaOH + Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O (g) Al + FeCl3 dư —> AlCl3 + FeCl2

Câu 55:

Chất thay thế cho phèn chua là Al2(SO4)3 vì chúng đều chứa Al3+ dễ bị thủy phân tạo kết tủa keo, bám đính các hạt bẩn lơ lửng trong nước rồi lắng xuống:

Al3+ + H2O —> Al(OH)3 (dạng keo) + H+

Không dùng B vì F- có độc tính mạnh nếu vượt quá nồng độ cho phép.

(6)

Câu 56:

Y là Cu dư

Z chứa MgSO4; Al2(SO4)3, FeSO4, CuSO4 và H2SO4 dư.

Z + NaOH dư —> Mg(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2

—> T gồm MgO, CuO, Fe2O3. Câu 57:

Hai chất X, Y lần lượt là CH3CH2OH và CH3CHO:

C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2

C2h5OH + O2 —> CH3CHO + H2O CH3CHO + O2 —> CH3COOH Câu 58:

Quy trình phá hủy đồ vật bằng Al khi đựng dung dịch kiềm:

+ Lớp bảo vệ bị phá hủy trước:

Al2O3 + OH- —> AlO2- + H2O (1)

+ Sau đó Al tác dụng với H2O tạo lớp bảo vệ mới:

Al + H2O —> Al(OH)3 + H2 (2) + Lớp bảo vệ mới lại bị phá hủy:

Al(OH)3 + OH- —> AlO2- + H2O (3)

(2)(3) xảy ra luân phiên làm chậu nhôm bị thủng.

—> OH- chỉ có vai trò là chất môi trường phá hủy các lớp bảo vệ của vật bằng nhôm.

Câu 59:

Tripeptit trở lên sẽ có phản ứng màu biurê —> Có 4 sản phẩm chứa gốc gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure là:

Gly-Ala-Val Gly-Ala-Val-Ala Ala-Val-Ala-Gly Val-Ala-Gly Câu 60:

Sắt bị thụ động bởi H2SO4 đặc, nguội nên có thể dùng thùng bằng thép để chứa đựng, vận chuyển dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 61:

CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO Câu 62:

Kí hiệu trên cho biết độ dinh dưỡng của phân (%N = 20%; %P2O5 = 20% và %K2O = 15%) Câu 63:

Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: (3), (4), (5).

(7)

Câu 64:

Nguyên nhân chính của hiện tượng núi đá bị ăn mòn lõm vào tạo hốc sâu là sự xâm thực của H2O có hòa tan CO2:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Câu 65:

nC3H5(OH)3 = 0,12 —> nKOH = 0,36 Bảo toàn khối lượng:

m chất béo + mKOH = m xà phòng + mH2O

—> m xà phòng = 115,44 Câu 66:

Có kim loại chưa tan nên HNO3 phản ứng hết

—> nNO = nH+/4 = 0,2

Đặt a, b là số mol Fe, Cu đã phản ứng.

Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,2.3 —> a + b = 0,3 mFe2O3 + mCuO = 160a/2 + 80b = 80(a + b) = 24 gam Câu 67:

(1) H2S + Fe2(SO4)3 —> FeSO4 + S + H2SO4

(2) H2S + Pb(NO3)2 —> PbS + HNO3

(3) CO2 dư + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2

(4) AgNO3 + Fe(NO3)2 —> Fe(NO3)3 + Ag (5) Không phản ứng

(6) CO2 + NaAlO2 + H2O —> NaHCO3 + Al(OH)3

Câu 68:

Có 4 chất vừa tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Fe(NO3)2 + HCl → Fe(NO3)3 + FeCl3 + NO + H2O (NH4)3PO4+ HCl → NH4Cl + H3PO4

AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Fe(NO3)2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3

(NH4)3PO4 + NaOH → Na3PO4 + NH3 + H2O AgNO3 + NaOH → Ag2O + NaNO3 + H2O

Còn lại Na2HPO3, NaAlO2 không tác dụng với NaOH.

Câu 69:

Ba(OH)2 dư —> nCO2 = nBaCO3 = 0,855 Δmdd = mCO2 + mH2O – mBaCO3 = -117,315

(8)

—> nH2O = 0,75

—> nX = nO/6 = (mX – mC – mH)/(16.6) = 0,015 nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 —> nBr2 = 0,075 Tỉ lệ: 0,015 mol X phản ứng tối đa 0,075 mol Br2

—> 0,1 mol X phản ứng tối đa nBr2 = 0,5 mol

—> mBr2 = 80 gam Câu 70:

nCO2 = 0,18; nH2O = 0,28

—> n hỗn hợp = nH2O = nCO2 = 0,1

Số C = nCO2/n hỗn hợp = 1,8 —> CH4, C2H6 và C3H8

C3H8 + Cl2/ánh sáng tạo 2 dẫn xuất monoclo là CH3-CH2-CH2Cl và CH3-CHCl-CH3

Câu 71:

nCa(OH)2 = 0,14; nCaCO3 = 0,08 —> nCa(HCO3)2 = 0,14 – 0,08 = 0,06 Bảo toàn C —> nM2CO3 = 0,2

nHCl = 1,8 = nMOH + 2nM2CO3 —> nMOH = 1,4 Nếu X chỉ có M2CO3 (0,2) và M (1,4)

—> 0,2(2M + 60) + 1,4M = 59,8 —> M = 26,55 Nếu X chỉ có M2CO3 (0,2) và M2O (0,7)

—> 0,2(2M + 60) + 0,7(2M + 16) = 59,8 —> M = 20,33

—> 20,33 < M < 26,55 —> M = 23: M là Na

—> X gồm Na2CO3 (0,2), Na2O (0,4) và Na (0,6) (Bấm hệ nNaOH và mX để tính số mol)

—> mNa2O = 24,8 Câu 72:

(b) —> X3 là axit

(c) —> X3 là HOOC-(CH2)4-COOH và X4 là NH2-(CH2)6-NH2

(b) —> X1 là NaOOC-(CH2)4-COONa (a) —> X là HOOC-(CH2)4-COOC2H5

—> X2 là C2H5OH

(d) —> X5 là C2H5OOC-(CH2)4-COOC2H5

A. Đúng

B. Sai, dạng muối có nhiệt độ sôi cao hơn dạng este của cùng 1 axit.

C. Sai, MX5 = 202

D. Sai, X1 là chất tạp chức.

Câu 73:

mRCOOR’ < mRCOONa —> R’ < Na = 23

(9)

—> R’ = 15: -CH3

nX = (10,25 – 9,25)/(23 – 15) = 0,125 MX = 74 —> X là C3H6O2

Đốt X —> nCO2 = nH2O = 0,375 mol

—> m bình tăng = mCO2 + mH2O = 23,25 gam Câu 74:

C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2C2H5OH 162………..92 10.60%………m

H = 85% —> mC2H5OH = 85%.10.60%.92/162 = 391/135 tấn

—> V C2H5OH = 1000.391/135.0,8 = 3620,37 lít

—> V xăng = 3620,37/5% = 72407,4 lít Câu 75:

nCO2 = 0,3 —> Số C = nCO2/nX = 3 nX = nH2O – nCO2 —> nH2O = 0,4

Bảo toàn O —> nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,3

—> Số O = nO/nX = 3

—> X là C3H5(OH)3. Câu 76:

Quy đổi E thành CH3NH2 (x), Gly (y) và CH2 (z) nE = x + y = 0,14

nO2 = 2,25x + 2,25y + 1,5z = 0,345

mCO2 + mH2O = 44(x + 2y + z) + 18(2,5x + 2,5y + z) = 15,46

—> x = 0,1; y = 0,04; z = 0,02

z < x nên X là CH3NH2 (0,1) —> %CH3NH2 = 48,59%

Câu 77:

Đoạn 1: CuCl2 —> Cu + Cl2

Đoạn 2: 2KCl + 2H2O —> H2 + Cl2 + 2KOH Đoạn 3: 2H2O —> 2H2 + O2

Trong khoảng thời gian 1,75a – a = 0,75a đã thoát ra 0,21 – 0,12 = 0,09 mol khí của đoạn 3 —> Gồm H2

(0,06) và O2 (0,03)

—> ne trong 0,75a giây = 0,06.2 = 0,12

—> ne trong a giây = 0,16 nCuCl2 = x và nKCl = y

—> ne anot = 2x + y = 0,16

(10)

nCl2 = x + 0,5y —> nH2 = 0,12 – x – 0,5y

—> nKCl = y = 2(0,12 – x – 0,5y)

—> x = 0,04; y = 0,08

—> m = 135x + 74,5y = 11,36 gam Câu 78:

nSO2 = 0,06875

—> nFexOy = ne = 2nSO2 = 0,1375

—> M oxit = 9,9/0,1375 = 72: Oxit là FeO

—> nFe2(SO4)3 = nFeO/2 = 0,06875

—> mFe2(SO4)3 = 27,5 gam Câu 79:

(a) Đúng

(b) Sai, thành phần chính là etanol (chiếm 75% thể tích).

(c) Đúng, C2H2 thường tạo ra từ đất đèn, có lẫn nhiều tạp chất sinh ra các khí độc hại nên dùng C2H4 sẽ tốt hơn.

(d) Sai, thủy phân triolein thu được glyxerol (e) Đúng

(f) Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ trùng ngưng.

Câu 80:

(a) Đúng, PVC là chất dẻo nên sẽ chảy ra trước khi cháy, phản ứng cháy không hoàn toàn nên sẽ có khói đen (muội than), đồng thời thoát ra khí HCl, Cl2 nên có mùi xốc.

(b) Sai, sợi len khi cháy sẽ sun lại, có mùi khét đặc trưng.

(c) Đúng, PE chảy thành chất lỏng nhớt trước khi cháy, khi cháy vẫn có khói đen (là muội than).

(d) Đúng, tạo CO2, H2O (e) Đúng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z.. Biết

Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn.. Các phản

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,6m gam và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 31,6 gam kết tủa.. Cho X vào lượng nước dư thu được chất rắn Y và

Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn.. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH

Lọc tách kết tủa, đun nóng phần dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa nữa.. Sau khi hản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giản

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10 gam chất rắn khan.. Cô cạn dung dịch T thu được

Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung trong điều kiện có không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam chất rắn khan... +