• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của thầy thành mã 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của thầy thành mã 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THẦY THÀNH – MOON.VN

(Đề thi có 40 câu / 6 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly–Ala–Gly với Gly–Ala là:

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NaCl C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm D. Dung dịch HCl

Câu 2. Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T).

Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là

A. X, Y, T. B. X, Y, Z. C. Y, Z, T. D. X, Y, Z, T.

Câu 3. Nilon–6,6 là một loại

A. tơ axetat B. tơ poliamit. C. polieste D. tơ visco

Câu 4. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+

đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag.

Câu 5. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất A. bị khử. B. nhận proton. C. bị oxi hoá. D. cho proton.

Câu 6. Nung nóng m gam (Al, Cr2O3) trong môi trường trơ tới phản ứng hoàn toàn thu được rắn X. Hòa tan X trong NaOH loãng dư thấy thoát ra 2,52 lít khí. Nếu hòa tan X trong HCl dư thu được 8,568 lít khí (khí đều đo ở đktc). Giá trị m là

A. 22,545 B. 15,705 C. 20,565 D. 29,835

Câu 7. Trong công nghiệp, các kim loại quý như Ag, Au được điều chế chủ yếu bằng phương pháp

A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.

Câu 8. Cho các phát biểu sau về anilin:

(a) Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.

(b) Anilin là amin bậc I, có tính bazơ và làm quỳ tím đổi sang màu xanh.

(c) Anilin chuyển sang màu nâu đen khi để lâu trong không khí vì bị oxi hóa bởi oxi không khí.

(d) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm,...

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 9. Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc).

Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là

A. 52,94% B. 47,06% C. 32,94% D. 67,06%

Đề số 1

(2)

Câu 10. Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được 3,54 gam muối.

Công thức của X là

A. CH3CH(NH2)-COOH B. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH C. H2N-CH2CH2CH(NH2)-COOH D. H2N-CH2CH(NH2)COOH

Câu 11. Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch H2SO4 đặc nguội và H2SO4 loãng ?

A. Al B. Fe C. Cu D. Ni

Câu 12. Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25 M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 2,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của a là

A. 0,10. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,20.

Câu 14. Điện phân dung dịch X chứa 24,8 gam MSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 1,12 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 3,248 lít (đktc) và khối lượng dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 14,08. B. 14,56. C. 13,12. D. 13,21.

Câu 15. Cho lá Zn vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì A. Phản ứng ngừng lại. B. Tốc độ thoát khí không đổi.

C. Tốc độ thoát khí giảm. D. Tốc độ thoát khí tăng.

Câu 16. Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO/NaOH thu được parafin đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu sau:

(a) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.

(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3. (c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.

(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, to).

Số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 17. Nung nóng hỗn hợp bột gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 75%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 5,0. Tỉ lệ a : b là

A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 1 : 3.

Câu 18. Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử.

Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,07 mol, thu được dung dịch Z chứa 6,0 gam ba muối. Khối lượng muối của axit

cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là

A. 1,64 gam. B. 2,04 gam. C. 2,32 gam. D. 2,46 gam.

(3)

Câu 19. Axit nào sau đây không phải là axit béo ?

A. Axit stearic. B. Axit oleic. C. Axit ađipic. D. Axit panmitic.

Câu 20. Chất nào dưới đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ ?

A. Amilozơ. B. Tơ visco. C. Sợi bông. D. Tơ axetat.

Câu 21. Đun nóng 23 gam ancol etylic với 24 gam axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 28,16 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 80% B. 64% C. 81,68% D. 85,23%

Câu 22. Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe phản ứng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,8M.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 46 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là

A. 25,93%. B. 22,32%. C. 51,85%. D. 77,78%.

Câu 23. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn là Fe2O3 và 10,08 lít (ở đktc) hỗn hợp chỉ gồm hai khí.

Nếu cho 1/2 hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất là NO)?

A. 2,80 lít. B. 2,24 lít. C. 5,60 lít. D. 1,68 lít.

Câu 24. Cho một lượng rất nhỏ bột sắt vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch (A) và khí (B).

Sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch (A) thì thu được dung dịch (D) và chất rắn (E). Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, số chất trong dung dịch (D) (không tính nước) và chất rắn (E) lần lượt là

A. dung dịch (D) chứa 1 chất và chất rắn (E) chứa 3 chất.

B. dung dịch (D) chứa 2 chất và chất rắn (E) chứa 1 chất.

C. dung dịch (D) chứa 2 chất và chất rắn (E) chứa 2 chất.

D. dung dịch (D) chứa 3 chất và chất rắn (E) chứa 1 chất.

Câu 25. Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?

A. Tóc B. Răng C. Máu D. Da

Câu 26. Tính thể tích HNO3 99,67 % (D = 1,52 g/ml) cần để điều chế 59,4 kg xenlulozơ trinitrat.

Biết hiệu suất của phản ứng đạt 90 % ?

A. 24,95 lít. B. 27,72 lít. C. 41,86 lít. D. 55,24 lít.

Câu 27. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào ống nghiệm chứa V lít dung dịch Al2(SO4)3 x mol/lit. Quá trình phản ứng được biểu diễn trên đồ thị sau:

(4)

Để lượng kết tủa không đổi thì thể tích dung dịch Ba(OH)2 nhỏ nhất cần dùng là A. 0,24 lít B. 0,30 lít C. 0,32 lít D. 0,40 lít Câu 28. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.

(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. (f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.

(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 29. Trung hòa hoàn toàn 18,0 gam một amin bậc I vừa đủ bằng 400 ml dung dịch axit HCl x(M) tạo ra 39,9 gam muối. Giá trị của x là:

A. 1,5 B. 1 C. 1,75 D. 0,75

Câu 30. Cho các chất: saccarozơ, fructozơ, tinh bột, metyl axetat, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 31. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng ?

A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.

Câu 32. Cho hỗn X chứa hai peptit Y và Z đều được tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong X là 13. Trong Y hoặc Z đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol X trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam X rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m có thể là

A. 560,1. B. 470,1. C. 520,2. D. 490,6.

Câu 33. Khi nói về NaOH và Na2CO3, kết luận nào sau đây không đúng?

(5)

A. Cùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

B. Cùng làm quỳ tím hóa xanh.

C. Cùng phản ứng với dung dịch HCl.

D. Cùng phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2.

Câu 34. Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất lưỡng tính?

A. Cr(OH)3 B. Al(OH)3 C. Cr2O3 D. CrO3

Câu 35. Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch A. Na2CO3. B. HNO3. C. NaNO3. D. KNO3.

Câu 36. Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và 0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 150,32. B. 151,40. C. 152,48. D. 153,56.

Câu 37. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào 200,0 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 18,4 B. 24,0. C. 25,6. D. 26,4.

Câu 38. Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP21) tại Paris (Pháp) được đánh giá là "cơ hội cuối cùng để các nhà lãnh đạo tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn thảm họa nóng lên toàn cầu".

Hoá chất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu là

A. CO2 B. NO2 C. CO D. NO

Câu 39. X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau:

X T Z Y

Nước Br2  nhạt màu  : Kết tủa

(+): Phản ứng (-): Không phản ứng

dd AgNO3/NH3, to  

dd NaOH (-) (-) (+) (-)

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ B. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ C. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin Câu 40. Có các phát biểu sau:

(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.

(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(5) Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là Fe.

(6)

(6) Tính dẫn điện của: Au > Ag > Cu.

Số phát biểu đúng là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

ĐÁP ÁN:

1.C 2.A 3.B 4.A 5.A 6.D 7.A 8.B 9.A 10.D

11.D 12.D 13.B 14.D 15.D 16.A 17.A 18.A 19.C 20.A

21.A 22.D 23.A 24.D 25.C 26.B 27.D 28.A 29.A 30.A

31.A 32.B 33.A 34.D 35.A 36.A 37.C 38.A 39.B 40.B

LỜI GIẢI CHI TIẾT:

Câu 1:

Gly–Ala–Gly là tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure Cu(OH)2/NaOH tạo phức màu xanh tím

Gly–Ala là đipeptit không có khả năng phản ứng với màu biure Cu(OH)2/NaOH ( không hiện tượng )

Đáp án C.

Câu 2:

Nhận thấy amin Z mang tính bazo chỉ có khả năng tác dụng với dung dịch HCl → loại B, C, D Đáp án A.

Câu 3:

Tơ nilon-6,6 có công thức dạng [NH-[CH2]6-NH-CO[CH2]4-CO]n

Do có liên kết CO-NH nên đây là tơ poliamit=> Đáp án B Câu 4:

Nhận thấy Cu , Ag không tan trong H2SO4 loãng → loại B, C Ag không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 → loại D Đáp án A.

Câu 5:

(7)

Điêu chế kim loại là quá trình khử ion kim loại trong hợp chất về ion Mn+ + ne → M

Ion kim loại đóng vai trò là chất bị khử và nhận electron.Đáp án A.

Câu 6:

Tác dụng được với NaOH loãng, nên Al dư.

n Al dư = 2.2,52

0,075 22, 4.3

3n Al dư + 2nCr = 2nH2 = 2.8,568

22, 4 =0,765=> nCr = 0,27

Như vậy, trong hỗn hợp ban đầu có 0,135 mol Cr2O3 và 0,345 mol Al.

m = 0,135.152 + 0,345.27 = 29,835

=> Đáp án D Câu 7:

HD: Phương pháp thủy luyện dùng điều chế các kim loại quý như vàng, bạc.

Thêm: ♦ Nhiệt luyện (dùng C, CO, H2 hoặc Al) để khử các oxit bazo của các kim loại ở nhiệt độ cao, dùng để sản xuất các kim loại từ trung bình đến yếu như Zn, Fe, Sn, Pb....

♦ điện phân nóng chảy được dùng để điều chế các kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al) từ các hợp chát nóng chảy của chúng như muối, oxit, bazo,...

♦ điện phân dung dịch được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu và trung bình.

Tóm lại đáp án đúng là A. ♥.

Câu 8:

(a) Đúng

(b) Sai vì anilin k làm quỳ tím đổi màu (c) Đúng

(d) Đúng

Có 3 phát biểu đúng. Đáp án B Câu 9:

Gọi số mol của Al và Mg lần lượt là x, y Ta có hệ 27 24 5,1

3 2 0, 25.2

x y

x y

 

  

 → 0,1

0,1 x y

 

 

%Al = 0,1.27

5,1 .100% = 52,94%. Đáp án A.

Câu 10:

Có nX = nKOH = 0,02 mol → trong X chứa 1 nhóm COOH Có nHCl = 2nX → trong X chứa 2 nhóm NH2

Vậy X có công thức dạng (NH2)2RCOOH

Bảo toàn khối lượng → mX = 3,54- 0,04. 36,5 = 2,08

→ MX = 2,08 : 0,02 = 104 → MR = 104-45-2.16 = 27 (C2H3) Vậy công thức của X (NH2)2C2H3COOH. Đáp án D.

(8)

Câu 11:

Al, Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguôi → loại A. B

Cu đứng sau H2 trong dãy điện hóa nên Cu không phản ứng với H2SO4 loãng → loại C Đáp án D

Câu 12:

H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + H2O

Có nNaOH = 2nH2SO4 = 2. 0,25. 0,04 = 0,02 mol

→ x = 0,02 : 0,05 = 0,4 M. Đáp án D.

Câu 13:

Nhận thấy 6nX = nCO2 - nH2O → trong phân tử X chứa 7 liên kết π = 3πCOO + 4πC=C

Vậy trong phân tử X chứa 4 liên kết π C=C . → nBr2 = 4a = 1,2 → a = 0,3 Đáp án B

Câu 14:

Khí sinh ra tại anot là O2

Tại t giây có nO2 : 0,05 mol

Số electron trao đổi trong thời gian t giây là ne = 4nO2 = 0,05. 4 = 0,2 mol Tại 2t số electron trao đổi là ne = 0,4 mol

Điện phân cho tới khí sinh ra ở cả hai điện cực → M2+ bị điện phân hết

Bên anot sinh khí O2 : 0,1 mol → bên catot sinh khí H2 : 0,145 - 0,1 = 0,045 mol Bảo toàn electron → 2nM2+ + 2nH2 = 0,4 → nM2+ = 0, 4 2.0,045

2

 = 0,155 mol mdd giảm = mM + mH2 + mO2 = ( 24,8 - 0,155. 96) + 0,045. 2 + 0,1. 32 = 13,21 gam Đáp án D.

Câu 15:

Khi thêm vài giọt CuSO4 xảy ra phản ứng: Zn+ Cu2+ → Zn2+ + Cu

Khi đó hình thành ăn mòn điện hóa, tốc độ ăn mòn điện hóa nhanh hơn ăn mòn hóa học → tốc độ thoát khí tăng

Đáp án D.

Câu 16:

Nung Y với CaO/NaOH thu đượng parafin đơn giản nhất tức CH4, X có 4 Oxi nên X là CH3COO- hoặc -OOC-CH2-COO-

+ X -OOC-CH2-COO-. Để thu được 2 nước và 1 mol chất Z, X là HOOC-CH2-COO-C6H5 -> Z là C6H5ONa -> T là phenol -> Loại

+ X: CH3COO- thì Y là CH3COONa. Để thu được 2 nước và 1 mol Z, phù hợp với độ bất bão hòa xủa X, ta có thể suy ra trong X có vòng benzen đính với nhóm COO-. CT phù hợp của X:

CH3COO-C6H4-COOH hoặc CH3COO-C6H3(OH)-CHO nhưng vì T k có phản ứng tráng gương nên X là CH3COO-C6H4-COOH. Z là NaO-C6H4-COONa, T là HO-C6H4-COOH thỏa mãn a sai tỷ lệ 1:3

b sai vì Y tính bazo c sai C7H4O3Na2

(9)

d đúng -> A Câu 17:

Z gồm H2 : x, H2S: y  2x 34y x y

 = 10  x y = 3 Coi

nH2 = 3 = nFe , nH2S = 1 = nFeS

H = 0,75, nFe > nFeS Suy ra H tính theo S. Khi đó nS = 4

3.nFeS = 4

3 =b , nFe = nFe + nFeS = 3 + 1 = 4 = a

a 3:1 b   A Câu 18:

Vì 2 este mà có 3 muối nên có 1 este của phenol hoặc đồng đẳng của phenol (Y) nX = a, nY = b

 a + b = 0,05 , a + 2b = 0,07  a = 0,03 , b = 0,02 X: C6H5COOCH3 hoặc HCOOCH2C6H5

Y: HCOOC6H5CH3 hoặc CH3COOC6H5

Với Y, khối lượng muối tạo ra luôn là 0,02(136+40.2-18)=3,96 -> Muối X:

M = 6 3,96 0,03 68

   X: HCOOCH2C6H5  Y : CH3COOC6H5 (3 muối)

 mCH3COONa = 82.0,02 = 1,64  A Câu 19:

Axit béo: axit panmitic C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH, axit oleic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH, ... là axit có từ 12-24C, mạch k phân nhánh, số C chẵn, và có 1 chức COOH

Axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH không phải axit béo Câu 20:

Amilozo là 1 loại tinh bột B, C, D đúng

-> A Câu 21:

nC2H5OH = 0,5 , nCH3COOH = 0,4

C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O

 Hiệu suất tính theo CH3COOOH neste = 0,32

 H = 0,32

0, 4 = 0,8  A Câu 22:

nAgNO3 = 0,4  mAg = 43,2 < 46  KL dư

(10)

m KL dư = 46 – 43,2 = 2,8  m KL dư = 10,8 – 2,8 = 8 nMg pư = a, nFe pư = b

 24 56 8 2 2 0, 4

a b

a b

 

  

 a = b = 0,1

 mMg = 2,4  mFe = 8,4

 %Fe=8,4/10,8=77,78% -> D Câu 23:

nFeCO3 = a, nFe(NO3)2 = b

2 khí là CO2: a, NO2: 2b  a + 2b = 0,45 4Fe(NO3)2

to

 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

b ---0,25b 4FeCO3 + O2

to

2Fe2O3 + 4CO2

b--- 0,25b

Vì sản phẩm ko có khí Oxi, chất rắn chỉ gồm Fe2O3 nên phản ứng 2 là vừa đủ -> a=b

 a = b = 0,15

FeCO3 + H2SO4  FeSO4 + CO2 + H2O 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O nFe2+ = 0,15 , nNO3- = 0,15  Hiệu suất tính theo Fe2+

 nNO = 0,05

n khí = nCO2 + nNO = 0,075 + 0,05 = 0,125  V = 2,8  A Câu 24:

Fe + HCl dư → Khí B (H2) + A FeCl2 AgNO du3/

HCl

 

 D

3 3 3 3

( )

HNO Fe NO AgNO





+ chất rắn E :AgCl

chú ý: Vì lượng sắt rất nhỏ nên lượng Ag sinh ra từ phản ứng Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+ cũng rất nhỏ

Sau đó lượng Ag này bị hòa tan hết bởi H+ và NO3- → vậy chất rắn chỉ chứa AgCl. Dung dịch sau phản ứng chứa HNO3 dư, AgNO3 dư, Fe(NO3)3

Đáp án D.

Câu 25:

HD• Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng chủ yếu tham gia vào cấu tạo thành phần hemoglobin của hồng cầu → Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 26:

(11)

nxenlulozo trinitrat = 59, 4 297 = 0,2

 nHNO3 = 0, 2.3 2 0,9 3

 VHNO3 =

2.63

3 27,723

0,9967.1,52 Câu 27:

Khối lượng kết tủa cuối cùng chính là BaSO4: 0,15 mol. Khi đó Ba2+ dư, SO4 2- hết

 nAl2(SO4)3 = 0,05

Để lượng kết tủa k đổi thì Al(OH)3 vừa tan hết, khi đó nOH- = 4nAl3+ = 0,4

 nBa(OH)2 = 0,2  V = 0,4 Câu 28:

(a) Đúng (b) Đúng

(c) Đúng. Đây là phản ứng 1 chiều

(d) Sai. Có thể điều chế từ axit cacboxylic và ankin (vinyl axetat) hay axit cacboxylic và anhidrit (e) Sai. Tristearin là este no (C17H35)3C3H5. Triolein là este k no (C17H33)3C3H5

(f) Sai. Trừ đipeptit

(g) Đúng. Do saccarozo k có nhóm -OH hemiaxetal Có 4 phát biểu đúng. Đáp án A

Câu 29:

bảo toàn khối lượng → mamin +mHCl = mmuối → 18 + 0,4.x. 36,5 = 39,9 → x = 1,5 Đáp án A.

Câu 30:

Fructozo là đường đơn không tham gia phản ứng thủy phân

Saccarozo thủy phân trong môi trường axit tạo glucozo và fructozo Tinh bột và xenlulozo thủy phân trong môi trường axit tạo glucozo

Metyl axetat thủy phân trong môi trường axit tạo axit axetic và ancol metylic Đáp án A.

Câu 31:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O FeCl3 + H2SO4 : không phản ứng

Đáp án A.

Câu 32:

(12)

Nhận thấy Y, Z đều được tạo bởi các aminoaxit no, chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → Y, Z có dạng CxHyNaOa+1 ( a là số mắt xích )

Vì tổng số nguyên tử O trong X là 13 → tổng số mắt xích trong Y và Z là 11

Trong Y hoặc Z đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4 → có 2 cặp peptit thỏa mãn hoặc Y là tetrapeptit và Z là heptapeptit hoặc Y là pentapeptit và Z là hexapeptit

TH1: Y là pentapeptit : x mol và Z là hexapeptit : y mol mol

Ta có hệ 0,7 0,3

5 6 3,9 0, 4

x y x

x y y

  

 

    

  → nY : nZ = 3:4

Trong 66,075 gam X số mol Y là 3m và số mol Z là 4m mol

Quy đổi Y, Z về đipeptit (CnH2nN2O3)→ 2A5 + 3H2O → 5A2 và A6 + 2H2O → 3A2 ( với A là aminoaxit)

Số mol nước cần thêm vào là là nH2O =3

2. 3m + 2. 4m = 12,5m mol Sô mol đipeptit là : 3 .5 4 .6

2 mm

= 19,5m mol

Khi đốt cháy dipeptit luôn có nCO2 = nH2O = 147,825 19,5 .18 44 18

m

 Luôn có mđipeptit = mC + mH + mN2O3

→ 66,075 + 18. 12,5m= 147,825 19,5 .18 44 18

m

 ×14 + 19,5m. 18 → m = 0,025 Vậy trong 66,075 gam X có 0,025. 7 = 0,175 mol X

→ trong 264,3 gam X có 0,7 mol X

Bảo toàn khối lượng → mmuối = 264, 3 + 3,9. 56 - 0,7. 18 =470,1 gam

TH2: Y là tetrapeptit và Z là heptapeptit : làm tương tự không có đáp án thỏa mãn Đáp án B.

Cách 2: Gọi số mol của Y (CnH2n-3N5O6), Z (CnH2n-4N6O7), CO2 và H2O lần lượt là 3a, 4a, b, c

Khi đó ta có hệ

44 18 147,825 0,025

12 2 3 .(14.5 16.6) 4 (14.6 16.7) 66,075 2, 475

1,5.3 2.4 2,1625

b b a

b c a a b

b c a a c

  

 

        

 

     

 

Tương tự cách 1 → m = 470,1 gam.

Câu 33:

Nhận thấy Na2CO3 là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên tạo môi trường bazo khá mạnh ( đủ mạnh làm chuyển màu quỳ tím)

NaOH và Na2CO3 đều là bazo nên cùng làm quỳ tím hóa xanh, cùng phản ứng với dung dịch HCl

→ B, C đúng

NaOH và Na2CO3 đều phản ứng với Ba(HCO3)2 sinh ra BaCO3↓→ D đúng

(13)

Nước cứng vĩnh cửu chứa Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-... ( không chứa HCO3-) vì vậy chỉ có Na2CO3

mới làm mềm được nước cứng vĩnh cửu. NaOH làm mềm được nước cứng tạm thời → A sai Đáp án A.

Câu 34:

CrO3 là một oxit axit, chỉ có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch bazơ Đáp án D.

Câu 35:

Khi nhỏ dung dịch Na2CO3 lần lượt vào dung dịch CaCl2 và NaCl thì dung dịch nào xuât hiện kết tủa trắng là CaCl2, còn lại là NaCl

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl Đáp án A.

Câu 36:

Gọi số mol Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 lần lượt là x, y, z mol

Hỗn hợp khí có 30 > M = 21,6 > 2 và có 1 khí hóa nâu → Z gồm NO: a mol và H2 : b mol

Khi đó ta có hệ 0,1 0,07

30 2 10,8.2.0,1 0,03

a b a

a b b

  

 

    

 

Vì sinh ra H2 nên toàn bộ lượng NO3- trong Fe(NO3)2 và HNO3 chuyển hóa thành NO : 0,07 mol và NH4+

Bảo toàn nguyên tố N → nNH4+ = 2z + 0,08- 0,07 = 2z + 0,01 Luôn có nH+ = 2nH2 + 4nNO + 10 nNH4+ + 2nO (oxit)

→ 1,04 + 0,08 = 2. 0,03 + 4. 0,07 + 10. (2z + 0,01) + 2. 4y → 8y + 20z = 0,68 20,8 gam chất rắn gồm MgO: x mol và Fe2O3 : 0,5.(3y +z)

Ta có hệ

24 232 180 17,32 0, 4

40 160.0,5.(3 ) 20,8 0,01

8 10 0,68 0,03

x y z x

x y z y

y z z

   

 

     

 

    

 

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → nAg = 2nMg + nFe3O4 + nFe(NO3)2-8nNH4+ - 2nH2 -3nNO

→ nAg = 0,4.2 + 0,01 + 0,03 - 8. ( 2. 0,03+ 0,01 ) - 0,03.2 - 3. 0,07 = 0,01 mol

→Kết tủa thu được AgCl : 1,04 mol, Ag: 0,01 mol → m = 1,04. 143,5 + 0,01. 108 = 150,32 gam. Đáp án A.

Câu 37:

HD• nNO3- = 0,2 mol; nSO42- = 0,4 mol.

Giả sử số mol của Cu và Fe2O3 lần lượt là x, y mol.

Kết thúc phản ứng dung dịch gồm Cu2+, Fe3+, NO3- và SO42-

Theo BTe: 2 x nCu = 3 x nNO → nCu = 3 x (0,05 + 0,05) : 2 = 0,15 mol.

Theo BTNT: nNO3-

sau phản ứng = 0,2 - 0,05 - 0,05 = 0,1.

Theo BTĐT: nFe3+ = (0,1 + 0,4 x 2 - 0,15 x 2) : 3 = 0,2 → nFe2O3 = 0,1 mol.

Vậy m = 0,15 x 64 + 0,1 x 160 = 25,6 gam → Chọn C.

(14)

Câu 38:

Sự nóng lên toàn cầu được gây ra bởi sự tăng hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

Khí CO2 hấp thụ rất tốt các tia hồng ngoại. Phần lớn năng lượng nhiệt thoát ra khỏi Trái đất là ở dạng tia hồng ngoại, nên sự tăng quá mức CO2 làm tăng năng nhiệt lượng được hấp thu và từ đó làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất.

Đáp án A.

Câu 39:

Xét chất Z: Glucozo và anilin không tham gia phản ứng với NaOH → loại C, D xét chất Y: fructozo không tham gia phản ứng với Br2 → loại A

Đáp án B.

Câu 40:

CrO3 có tính oxi hóa mạnh tác dụng với S , P tạo crom (III) oxit → (1) đúng

Cấu hình của Fe (Z= 26) là [Ar] 3d6 4s2 → cấu hình của ion Fe3+ là Ar] 3d5 → (2) đúng Al có tính khử mạnh , bốc cháy khi tiếp xúc với Cl2 tạo AlCl3 → (3) đúng

Phèn chua có công thức K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O → (4) sai Kim loại phổ biến nhất trong trái đất là Al → (5) sai

Tính dẫn điện của Ag>Cu> Au → (6) sai Đáp án B.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu dược 18 gam chất rắn.. Phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit, 2 phân

Câu 34: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị

Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, lấy thanh Mg ra thấy khối lượng không thay đổi so với trước phản ứng.. Khối lượng

Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim

Mặt khác, lấy 0,15 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,07 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số

Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.. Kim loại Fe không

CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để