• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KT LỊCH SỬ 12 số 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KT LỊCH SỬ 12 số 3"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC

ĐỀ ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 2019-2020 đề số 3

Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid - 19 Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên: ………..

Lớp:………

ĐIỂM

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Đáp án

Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp

án

I. TRẮC NGHIỆM ( 8 ĐIỂM) (1 câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 2 . Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.

Câu 3 : Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào?

A. Nội chiến 1946-1949

B. Công cuộc cải cách và mở cửa từ 1978 -2000

C. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959 D. Trung Quốc những năm không ổn định 1959-1978

Câu 4. Yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

(2)

A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.

B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.

Câu 5: Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh

A.Chống chế độ độc tài thân Mĩ. B. Chống chế độ tay sai Batixta.

C. Chống chủ nghĩa thực dân D. Chống chính sách phân biệt chủng tộc của Mĩ.

Câu 6. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự. B. Mĩ có thế lực về kinh tế .

C. Mĩ muốn khống chế các nước đồng minh. D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 7. Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Tây Âu phát triển ? A. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật

B. Các công ti, tập đoàn tư bản có sức sản xuất và cạnh tranh hiệu quả.

C.Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước.

D.Tận dụng cơ hội bên ngoài để phát triển đất nước .

Câu 8: Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật muốn tận dụng vốn, kĩ thuật của Mĩ để phát trát triển kinh tế\

B. Nhật trở thành căn cứ quân sự của Mĩ

C. Hình thành một liên minh Mĩ- Nhật chống các nước XHCN D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật

Câu 9: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà chiến tranh lạnh để lại là:

A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.

B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập ở Đông Đức và Tây Đức.

C. Các nước phải chịu sự áp đặt của Xô-Mĩ.

D. Các nước chạy đua vũ trang.

Câu 10. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nữa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là gì?

A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

C. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

(3)

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 11. Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ kĩ thuật của người lao động còn thấp.

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Năng lực tổ chức quản lí còn yếu kém.

Câu 12. Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô?

A. Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế cộng sản.

B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.

C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế cộng sản.

D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản.

Câu 13. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh.

A. Chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá sâu rộng B. Ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác D. Chủ nghĩa tư bản trên đà suy yếu.

Câu 14. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là

A. văn kiện chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng cộng sản Việt Nam.

C. nghị quyết đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 15. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6- 1929)?

A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn. B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 16. Sự kiện nào dưới đây đã lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia cuối thập niên 20 của thế kỉ XX.

A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.

C. Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản. D. Phong trào đâu tranh của tư sản

(4)

Câu 17. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần đạt tới đỉnh cao?

A. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết.

B. Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

D. Đã thực hiện được liên minh công - nông vững chắc.

Câu 18: Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là A. Đánh đổ đế quốc - phát xít.

B. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

C. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

Câu 19: Vì sao phong trào dân chủ 1936 – 1936 có sự điều chỉnh về đường lốivà phương pháp đấu tranh?

A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.

B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.

C. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Câu 20. Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

B. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.

C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Thái Nguyên.

Câu 21. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (13-8-1945) đã thông qua quyết định quan trọng nào dưới đây?

A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.

B. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C. Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

D. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 22. Ngày 23-9-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây?

A. Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ.

B. Pháp chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

(5)

C. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Nam bộ.

D. Pháp tấn công đoàn mít tinh mừng ngày Độc lập ở Sài Gòn.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)?

A. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam.

B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam

C. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc.

D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

Câu 24. Kết quả của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội của quân dân ta là A. giải phóng hoàn toàn thủ đô Hà Nội.

B. phá hủy nhiều kho tàng của thực dân Pháp.

C. tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở thủ đô Hà Nội.

D. giam chân địch trong thành phố, ta rút về Việt Bắc an toàn.

Câu 25. Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định toàn quốc kháng chiến của Đảng và chính phủ?

A. Hội nghị chinhd thức ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại.

B. Pháp đánh chiếm nhiều nơi ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

C. Pháp nổ súng tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung bộ.

D. Pháp gởi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát thủ đô.

Câu 26. Ngày 20/12/1960 là ngày thành lập A. quân giải phóng miền Nam Việt Nam

B. chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam D. đội quân tóc dài

Câu 27. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 như thế nào?

A. Tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau B. Vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp

C. Trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ D. Đất nước hoàn toàn giải phóng

Câu 28. "Hành lang Đông - Tây" do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới dây ?

A. Hà Nội. B. Tỉnh Sơn La.

C. Tỉnh Quảng Ninh. D. Tỉnh Hoà Bình

Câu 29. Hệ thống phòng thù của Pháp trên đường số 4 được bố trí theo trình tự nào?

A. Cao Bằng ⇒ Thất Khê ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm.

(6)

B. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Thất Khê ⇒ Na Sầm.

C. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm ⇒Thất Khô.

D. Cao Bằng ⇒ Thất Khe ⇒ Na Sầm ⇒ Đông Khê.

Câu 30. Hãy sắp xếp dữ liệu sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ sau năm 1945 1. Đảng Nhân dân Lào thành lập.

2. Nhân dân Lào chống Pháp xâm lược trở lại.

3. Mĩ kí hiệp định Viêng Chăn với Lào.

4. Nước CHDC Nhân dân Lào thành lập.

5. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập.

A. 1,4,3,2,5 B. 5,4,3,1,2

C. 4,2,1,3,5 D. 1,2,5,4,3

Câu 31. Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

A. Chấm dứt cuộc hiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của Pháp ở nước ta.

B. Miền bắc được giải phóng chuyển sang Cách mạng XHCN.

C. Đánh dấu mốc hòan thành Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân trong cả nước.

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi, Mĩ la tinh.

Câu 32. Ý nào Không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử Pháp Mĩ đề ra kế hoạch Nava 1953?

A. Thực dân Pháp trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. Quân Pháp ngày càng thiệt hại năng, lâm vào thế bị động

C. Mĩ không muốn dính líu đến chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trên thế giới II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)

Hoàn thành những thông tin sau về chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Mĩ thực hiện ở miền Nam - Hoàn cảnh:

- Khái niệm:

- Âm mưu:

- Thủ đoạn:

HẾT

(Đề ôn tập gồm 06 trang, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hình 13: Với việc sử dụng máy kéo sợi Gien-ni, số lượng người tham gia lao động giảm xuống nhưng năng xuất thu được (so với kéo sợi bằng tay) tăng lên gấp nhiều lần..

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó

Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quang cảnh buổi

Câu hỏi trang 21 SGK Lịch sử 8: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức thể hiện ở những mặt nào..

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu đúng thể hiện chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam.. ☐ Pháp triệt để thi hành chính sách văn hóa

Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên