• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18 /10 /2019 Tiết: 20 Ngày giảng: /10/2019

BÀI 20 : DỤNG CỤ CƠ KHÍ I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

- Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.

2. Về kỹ năng :

- Phân biệt nhóm dụng cụ đo và kiểm tra ; dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt ; dụng cụ gia công.

- Hình thành kỹ năng lựa chọn dụng cụ cơ khí phù hợp.

3. Về thái độ :

- Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

* Giáo dục đạo đức học sinh : Có trách nhiệm khi sử dụng và có ý thức bảo vệ dụng cụ cơ khí.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài học, mẫu một số dụng cụ cơ khí : Thước lá, thước cuộn, thước đo góc, mỏ lết, cờ lê, tua vít, kìm, búa, cưa, đục, dũa...

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập...

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục : 1.Ổn định tổ chức lớp:( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)

Câu hỏi : Em hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? Trả lời :

Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí : Tính chất cơ học, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất công nghệ.

(2)

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

Các sản phẩm cơ khí rất đa dạng, phong phú được làm ra từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, chúng gồm rất nhiều chi tiết. Muốn tạo ra một sản phẩm cơ khí

cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm : Dụng cụ đo và kiểm tra ; dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công. Chúng có vai trò quan trọng trong việc xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí. Để hiểu rõ về chúng, hôm nay ta cùng nghiên cứu

« Bài 20 : Dụng cụ cơ khí ».

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra - Mục tiêu : Biết phân biệt dụng cụ đo và dụng cụ kiểm tra.

- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS quan sát tranh ảnh kết hợp

quan sát mẫu vật :

- Em hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên ?

HS : Thước lá, thước đo góc -> Đều được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ và dùng để đo chiều dài và đo, kiểm tra góc vuông.

GV : Đơn vị mỗi vạch nhỏ trên thước là gì?

HS: mm.

GV: Nhấn mạnh: Thước đo góc thường dùng là êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng …

GV : Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Ở gia đình em đã dùng dụng cụ đo và kiểm tra nào ?

I. Dụng cụ đo và kiểm tra : 1. Thước đo chiều dài : a. Thước lá :

- Chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn, không gỉ.

- Thước lá có kích thước : + Chiều dày 0,9 – 1,5mm . + Chiều rộng 10 – 25mm.

+ Chiều dài 150 – 1000mm.

- Dùng đo độ dài chi tiết hoặc kích thước của chi tiết.

b. Thước đo góc :

- Êke, thước đo góc vạn năng và êke vuông.

- Dùng để đo, kiểm tra các góc vuông.

=> Kết luận :

- Tên gọi của dụng cụ nói lên công dụng và tính chất của nó.

- Đều được chế tạo bằng thép hợp

(3)

HS : Thước lá. kim không gỉ.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt - Mục tiêu : Biết phân biệt dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 09 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS quan sát tranh ảnh và hỏi :

- Em hãy nêu tên gọi, công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ ?

HS :

- Mỏ lết : Dùng để tháo, lắp các bulong, đai ốc.

- Cờ lê : Dùng để tháo, lắp các bulong, đai ốc.

- Tua vít : Dùng để vặn các vít có đầu kẻ rãnh.

- Ê tô : Dùng để kẹp chặt vật khi gia công.

- Kìm : Dùng để kẹp chặt vật bằng tay.

GV : Theo em, trong các dụng cụ trên, đâu là dụng cụ tháo, lắp , đâu là dụng cụ kẹp chặt ?

HS : Nhận biết :

+ Dụng cụ tháo lắp : Mỏ lết, kìm, tua vít.

+ Dụng cụ kẹp chặt : Eto.

GV : Em hãy cho biết vật liệu và cách sử dụng các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt ? HS :

- Đều làm bằng thép được tôi cứng.

- Khi dùng mỏ lết hoặc êtô ta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật.

GV : Ở gia đình em đã sử dụng dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt nào ?

HS : Mỏ lết, cờ lê, tua vít, kìm...

II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt :

- Mỏ lết : Dùng để tháo, lắp các bulong, đai ốc.

- Cờ lê : Dùng để tháo, lắp các bulong, đai ốc.

- Tua vít : Dùng để vặn các vít có đầu kẻ rãnh.

- Ê tô : Dùng để kẹp chặt vật khi gia công.

- Kìm : Dùng để kẹp chặt vật bằng tay.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ gia công

(4)

- Mục tiêu : Biết phân biệt dụng cụ gia công.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS tranh ảnh kết hợp mẫu vật và

hỏi :

- Em hãy cho biết tên gọi, công dụng của từng dụng cụ trên hình vẽ ?

HS :

- Búa : Dùng để đập tạo lực.

- Cưa : Dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép.

- Đục : Dùng để chặt các vật gia công làm bằng sắt.

- Dũa : Dùng để tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù các cạnh sắc làm bằng thép.

GV : YCHS thảo luận nhóm theo bàn, thời gian 2 phút : Em hãy mô tả hình dạng, cấu tạo của các dụng cụ đó ? HS : Thảo luận.

GV : Hết thời gian, GV mời các nhóm báo cáo kết quả.

HS : Nhóm trưởng báo cáo :

- Búa : Có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép.

- Cưa : Có lưỡi hình răng cưa, cán bằng gỗ.

- Đục : Có lưỡi sắc dẹt, thân bằng kim loại.

- Dũa : Có lưỡi ráp dài, cán bằng gỗ.

GV : Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Em hãy kể tên dụng cụ gia công ở gia đình em ?

HS : Liên hệ, trả lời.

III. Dụng cụ gia công :

- Búa : Có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép. Dùng để đập tạo lực.

- Cưa : Dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép.

- Đục : Dùng để chặt các vật gia công làm bằng sắt.

- Dũa : Dùng để tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù các cạnh sắc làm bằng thép.

C. Luyện tập – Vận dụng: (03 phút)

(5)

- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức.

- Hãy tóm tắt nội dung bài học bằng một sơ đồ đơn giản nhất trong thời gian 02phút.

- Mời 1 vài HS đọc ghi nhớ SGK/Tr70.

- Nhận xét, đánh giá giờ học.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (03 phút) - Về nhà học cũ và làm bài tập các nội dung đã học.

- Đọc và chuẩn bị « Bài 21 + bài 22 : Cưa, dũa»

- GV chia lớp thành 7 nhóm và yêu cầu các nhóm về chuẩn bị, thảo luận nội dung sau :

Câu 1 : Em hãy sưu tầm các mẫu cưa và dũa ? Cho biết tên của mỗi loại đó ? V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy vẽ một đầu tàu sau đó vẽ thêm một toa tàu, rồi sao chép toa tàu thành nhiều toa tàu khác rồi di chuyển các toa tàu lại để có được hình vẽ như

- Tăng huy động phế nang: Bệnh nhân ARDS khi nằm sấp thì vùng phổi phụ thuộc ở phía lưng được giải phóng khỏi đè ép làm tăng bài xuất dịch ở vùng phổi phía lưng nên

a- lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định, giúp người đọc hình dung ra đối tượng thuyết minh. b- dẫn ra các con

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bản chất các khối u ở phổi: các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ, chụp PET/CT…và các kỹ

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. + Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. + Thực hiện đúng nguyên tắc