• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phế phụ phẩm được tái sử dụng thông qua ủ phân hữu cơ (70

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phế phụ phẩm được tái sử dụng thông qua ủ phân hữu cơ (70"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐÁNH GIÁ PHÁT SINH PHẾ PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG TẠI XÃ CƯ YÊN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH

Võ Hữu Công*, Lê Thị Thu Uyên, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Văn Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá phát sinh phế phụ phẩm và phế thải và tái sử dụng từ hoạt động trồng trọt theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Phế phụ phẩm đồng ruộng được ước tính cho các cây trồng chính là cây lúa, ngô, lạc, rau và đậu tương. Phế thải đồng ruộng được xác định bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn với tổng diện tích 1 ha, phế thải được phân loại theo thông tư 03/2018/BNNPTNT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng phế phụ phẩm đồng ruộng trong toàn xã ước tính 301,98 tấn/năm; trong đó, cây lúa là 180,32 tấn/năm, cây ngô 74,45 tấn/năm, cây lạc 17,84 tấn/năm, cây rau 24,37 tấn/năm, cây đậu tương 5 tấn/năm. Lượng phế thải thu được gồm 50 loại thuốc bảo vệ thực vật và 3 loại phân bón với nhóm thuốc trừ sâu (29,8%) và thuốc trừ bệnh (26,5%) và thuốc trừ cỏ (21,2%). Hoạt chất Trichlofon đã bị cấm sử dụng vẫn gặp khá phổ biến.

Phế phụ phẩm được tái sử dụng thông qua ủ phân hữu cơ (70%), làm giá thể trồng nấm, hoặc làm thức ăn chăn nuôi (20%). Quá trình tái sử dụng các phụ phẩm trồng trọt làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi cần chú ý đến yếu tố tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Từ khóa: Phụ phẩm đồng ruộng; phế thải; phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật; tricloforn

MỞ ĐẦU *

Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 66,9% dân số làm nghề nông, trong đó có đến 48% dân số lấy nông nghiệp làm sinh kế;

nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh kế hộ gia đình [2]. Lúa, ngô và các loại rau là sản phẩm nông nghiệp chủ đạo đóng góp cho GDP từ ngành hàng nông nghiệp và là nguồn lương thực, thực phẩm chính. Hàng năm, hàng triệu tấn phế thải nông nghiệp từ rơm rạ, lõi ngô, hành tỏi, rau quả bị đốt hoặc bỏ lại trên đồng ruộng gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường [3]. Nhiều công bố cho thấy, việc áp dụng rơm rạ tươi không đúng cách trên đồng ruộng góp phần tăng từ 1,8-3,5 lần lượng khí mê tan (CH4) vì đã cung cấp các bon hữu cơ cho vi sinh vật phân huỷ yếm khí [13]; [18]. Theo Phạm Châu Thuỳ và ctv (2018) [5], việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây ra nhiều tác nhân độc hại như khí CO (10,21-56,03 mg/m3), nồng độ bụi PM2,5 trong phạm vi đốt 5 m dao động từ 0,71-29,07 mg/m3, cao gấp 103 lần so với quy chuẩn quốc gia và gấp 309 lần quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Quá trình sản xuất nông

*Tel: 0981 954624, Email: vhcong@vnua.edu.vn

nghiệp trên đồng ruộng thường phát sinh 2 loại chất thải là phế phụ phẩm và phế thải.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có những tính toán cụ thể lượng phát thải trên đồng ruộng phục vụ công tác quy hoạch và tái sử dụng một cách hiệu quả các phế phụ phẩm, phế thải đồng ruộng.

Hiện nay, đã có nhiều công bố về việc tái sử dụng phế phụ phẩm, phế thải đồng ruộng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Burange et al. (2016) [9] dự báo hàng năm trên thế giới sản sinh ra khoảng 1548 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp với tiềm năng tạo ra ethanol sinh học (bioethanol) là 442,2 GL, trong đó phế phụ phẩm từ rơm rạ là 731 triệu tấn, chiếm khoảng 47,2% tổng lượng phát thải. Một số nghiên cứu khác hướng tới việc sử dụng sinh khối phế phụ phẩm để sản xuất các sản phẩm áp dụng trong công nghệ xử lý môi trường [16], than sinh học biochar [12]; [15]; [17], than các bon hoạt tính [10]; [14], sử dụng làm giá thể trồng nấm [11], hoặc ủ phân hữu cơ giữa phụ phẩm rơm rạ kết hợp với phân bò [19]. Trong khi đó, phế thải từ đồng ruộng thường được đánh giá là độc hại với hệ sinh thái cần phải loại bỏ một cách hợp lý thì chưa có các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để.

(2)

Xã Cư Yên có điều kiện địa hình và khí hậu đặc trưng cho nhiều xã của tỉnh Hoà Bình, với điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu cao về thực phẩm sạch và an toàn. Ưu thế về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuỷ văn giúp Cư Yên định hình được các sản phẩm chủ lực theo hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao [6]. Trong những năm gần đây, huyện Lương Sơn nói chung, xã Cư Yên nói riêng, đã định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên đối tượng chủ đạo là cây lúa và các loại rau, ưu tiên sử dụng các sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa chất thải từ hoạt động nông nghiệp [7]. Trong bối cảnh giá thành vật tư nông nghiệp tăng cao, phát sinh khí hiệu ứng nhà kính từ phân bón hóa học, việc tái sử dụng phế phụ phẩm đồng ruộng kết hợp với chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vừa có hiệu quả quay vòng dinh dưỡng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện chưa có các nghiên cứu ước tính được lượng phụ phẩm phát sinh từ các loại cây trồng cũng như một số yếu tố hạn chế khác như lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và các loại tồn dư khác trên đồng ruộng để có giải pháp thích hợp cho việc tái sử dụng phế phụ phẩm.

Nghiên cứu này nhằm điều tra hiện trạng phát sinh phế phụ phẩm, phế thải đồng ruộng tại vùng trồng lúa và rau theo định hướng sản xuất hữu cơ và một số biện pháp quản lý chất thải đang được áp dụng tại địa phương.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Cơ cấu diện tích đất, cơ cấu cây trồng và mùa vụ của xã Cư Yên được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của uỷ ban nhân dân xã.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng và phát sinh phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất được thực hiện qua phỏng vấn sử dụng bảng hỏi trên toàn thể 20 hộ dân đang canh tác trên diện tích định hướng theo sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Lượng phế phụ phẩm phát sinh được ước tính như sau: Đối với cây lúa, phụ phẩm được xác định chủ yếu là rơm, rạ [4].

Lượng rơm rạ phát sinh Sản lượng lúa (Tỷ lệ rơm rạ:lúa) (1)

Trong đó, tỷ lệ rơm rạ: Lúa (Trọng lượng khô của rơm rạ) (Trọng lượng khô của lúa) (2) Cây trồng khác, ước tính lượng phát thải áp dụng theo công thức (1), trong đó phụ phẩm được tính bằng lượng bỏ đi. Ước tính lượng phế phụ phẩm phát sinh được tính trên đơn vị hecta (tạ/ha).

Phương pháp điều tra phể thải đồng ruộng:

Phế thải đồng ruộng là thành phần chất thải khó phân huỷ, trên đồng ruộng thường là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ bao bì phân bón, chai lọ. Điều tra phế thải đồng ruộng được thực hiện trên toàn bộ cánh đồng với diện tích 10.000 m2 (1 ha) ở vùng trồng lúa vào thời điểm tháng 6/2017. Đây là giai đoạn lúa mới cấy được 2-3 tuần, lượng phế thải chưa được thu gom, nằm rải rác trên cánh đồng.

Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích mẫu phế phụ phẩm trên đồng ruộng: Mỗi mẫu 200 g phế phụ phẩm ngô, lạc và cây cỏ hôi thu từ đồng ruộng (Hình 1). Các chỉ tiêu protein, tinh bột và xenlulo được phân tích theo TCVN 3705:1990, TCVN 8765:2012, TCCS 29:2015/TTPT tại Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp. Cơ sở phân tích đạt tiêu chuẩn theo ISO/IEC17025.

(a) (b)

Hình 1. Lấy mẫu phân tích: (a) Mẫu phụ phẩm và (b) Phân loại phế thải đồng ruộng

(3)

Phương pháp phân tích mẫu phế thải trên đồng ruộng: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom tại thời điểm đã kết thúc lịch phun, vỏ bao bì được phân loại dựa vào thông tin trên bao bì. Số lượng, chủng loại được ghi chú và đếm tần suất xuất hiện tương ứng với lượng sử dụng và phát thải trên đồng ruộng.

Loại hoạt chất của phế thải được tổng hợp và so sánh với Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam ban hành kèm theo thông tư 03/2018/TT- BNNPTNT ngày 9/2/2018 [1].

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Cư Yên là vùng đất bán sơn địa có tổng diện tích đất tự nhiên 1.392,47 ha, trong đó 1.186,93 ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 85,24%. Đất được sử dụng để sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp lần lượt là 566,7 ha (48%) và 610,5 ha (51%), đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chiếm một phần rất nhỏ khoảng 0,81% (Bảng 1) [8].

Bảng 1.Cơ cấu sử dụng đất của xã Cư Yên Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất 1392,47

1. Đất nông nghiệp 1186,93 85,24 1.1 Đất sản xuất nông

nghiệp 566,70 47,75

1.2 Đất lâm nghiệp 610,50 51,44 1.3 Đất nuôi trồng thủy

sản 7,21 0,61

1.4 Đất làm muối 0

1.5 Đất nông nghiệp

khác 2,52 0,20

2. Đất phi nông nghiệp 179,12 12,86

2.1 Đất ở 39,87 22,25

2.2 Đất chuyên dùng 120,28 67,15 2.3 Đất phi nông

nghiệp khác 18,97 10,60

3. Đất chưa sử dụng 26,42 1,90 Cơ cấu cây trồng khá đa dạng với diện tích cây lúa chiếm 51%; ngô 16%; lạc 7%; sắn

5%; rau đậu các loại 11% và cây trồng khác 11%. Tùy theo từng vụ mà các loại cây trồng được bố trí khác nhau.

Phế phụ phẩm đồng ruộng

Hệ số phát sinh được ước tính cho cây lúa, ngô, lạc, rau và đậu tương tại Bảng 2. Hệ số phát thải phụ phẩm cây lúa ước tính từ điều kiện thực tế là 5,02 tạ/ha, cây ngô là 7,52 tạ/ha, cây rau 3,6 tạ/ha, cây đậu tương 4 tạ/ha.

Để đánh giá độ tin cậy của phép ước tính dựa vào kinh nghiệm của người dân, hệ số phát thải trong nghiên cứu này được so sánh với các giá trị được Bộ NN&PTNT công bố năm 2014. Kết quả cho thấy, hệ số ước tính cho các loại cây lúa, ngô, lạc và rau khá tương đồng.

Hệ số phát thải ước tính cho cây đậu tương trong nghiên cứu này khá thấp do số hộ tham gia trồng đậu tương khá ít (0,27 ha). Kết quả phân tích từ 20 hộ nghiên cứu cho thấy, diện tích trồng lúa, ngô và rau là lớn nhất, đây cũng là các nguồn phát sinh ra lượng phế phụ phẩm lớn nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Đặc điểm dinh dưỡng của phế phụ phẩm Thành phần dinh dưỡng trong phế phụ phẩm là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, nhưng cũng là thành phần có thể tái sử dụng thành các dạng vật liệu hữu ích.

Trong đó, protein, tinh bột và xenlulo là 3 thành phần chính (Bảng 3). Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thân cây ngô, lạc và cây cỏ hôi cho thấy hàm lượng xenlulo chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 loại phế phụ phẩm (từ 26,59-36,32%), cao nhất ở mẫu phụ phẩm cây cỏ và ngô. Hàm lượng protein và tinh bột cao nhất ở cây lạc và cỏ (9,2-11,3% và 5,2- 5,6%). Nghiên cứu này cho thấy, ngoài thành phần phế phụ phẩm từ các loại cây trồng chính, thân cây cỏ cũng có thể coi là một nguồn cung cấp dinh dưỡng trong quá trình tái sử dụng phế phụ phẩm đồng ruộng.

Bảng 2. Thành phần, khối lượng phế phụ phẩm đồng ruộng Cây trồng Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng

(tạ) Hệ số phát thải

(tạ/ha) Khối lượng (tạ/năm)

Lúa 10,80 92,60 1000,10 5,02 54,22

Ngô 2,10 132,20 277,60 7,52 15,80

Lạc 0,86 45,80 36,40 4,47 3,84

Rau 4,40 398,20 525,60 3,60 15,63

Đậu tương 0,20 84,60 22,84 4,00 0,84

(4)

Bảng 3. Đặc trưng dinh dưỡng của một số phế phụ phẩm

Phụ phẩm Hàm lượng (%)

Protein Tinh bột Xenlulo

Cây ngô 5,10 1,60 34,97

Cây lạc 11,30 5,60 26,59

Cây cỏ hôi 9,20 5,20 36,32

Phương pháp TCVN 3705:1990 TCVN 8765:2012 TCCS 29:2015/TTPT Phát sinh phế thải đồng ruộng

Điều tra phát sinh phế thải đồng ruộng được thực hiện theo đặc trưng phân bố của các cánh đồng với diện tích khảo sát là 1 ha. Số lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và mức độ sử dụng của từng loại thuốc trong cùng nhóm của thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt ốc, các loại thuốc khác được tổng hợp và phân loại theo thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT [1]. Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy người dân áp dụng 50 loại thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng và 3 loại phân bón. Tỷ lệ sử dụng cao gồm nhóm thuốc trừ sâu (29,8%) và thuốc trừ bệnh (26,5%) và thuốc trừ cỏ (21,2%) (Hình 2).

Bên cạnh các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột và kích thích sinh trưởng cũng được sử dụng khá phổ biến. Tần suất sử dụng các loại thuốc cũng có sự khác nhau ở trong cùng nhóm.

Đối với nhóm thuốc trừ sâu, thuốc Fastocid 5EC và Địch bách trùng 90sp với các hoạt chất alpha cypermethrin và trichlorfon được sử dụng ở mức độ cao. Trong đó, hoạt chất trichlofon là chất bị cấm sử dụng theo thông tư 03/2018/BNNPTNT. Trichlorfon được biết đến là thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi... được áp dụng trên phạm vi rộng như rau, hoa quả, đồng ruộng, chăn nuôi, cây cảnh, trồng rừng.

Trichlorfon là chất có độc tính cao.

Hình 2. Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất nông nghiệp

Xử lý phế phụ phẩm, phế thải đồng ruộng Từ kết quả điều tra nông hộ thấy rằng phế phụ phẩm đồng ruộng được các gia đình xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau như đốt, làm thức ăn gia súc, ủ phân compost, làm nấm rơm hoặc bỏ ngay tại ruộng (Bảng 4). Trong đó, ủ phân compost là hình thức phổ biến nhất (chiếm 70% tổng số hộ). Người dân đã tận dụng nguồn phế phụ phẩm có sẵn này (chủ yếu là rơm, rạ) để tạo ra phân hữu cơ vừa tiết kiệm chi phí đầu vào mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của thị trường về mặt chất lượng sản phẩm (Hình 2). Biện pháp đốt ngay tại ruộng (chiếm 10%) được áp dụng vì xử lý nhanh mà tốn ít sức lao động. Có 10% số hộ áp dụng phế phụ phẩm làm giá thể trồng nấm rơm, đây là phương pháp hữu ích đem lại lợi ích về kinh tế, thu nhập cho người dân tại địa bàn xã.

Biện pháp dùng sinh khối thực vật làm thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là dùng phần thân hoặc lá thừa của một số loại rau) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5% vì lí do lượng thức ăn này không đáng kể. Hình thức bỏ chúng tại ruộng cũng ít được thực hiện vì đa số người dân đều ý thức được phế phụ phẩm là nguồn tài nguyên.

Bảng 4. Hình thức xử lý phụ phẩm đồng ruộng TT Hình thức sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Ủ phân Compost 14 70

2 Làm nấm rơm 2 10

3 Đốt 2 10

4 Làm thức ăn chăn nuôi 1 5

5 Bỏ tại ruộng 1 5

Tổng 20 100

Hình 3. Mô hình ủ phân compost từ rơm rạ và trấu trên địa bàn xã

(5)

Trong khi đó, phế thải đồng ruộng chưa được xử lý đúng cách. Phế thải được thu gom định kỳ và xử lý bằng biện pháp đốt cùng với rác thải sinh hoạt. Một số người dân nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường do dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật gây ra đã tiến hành thu gom cho vào túi nilon mang đi sau khi phun, nhưng đa số vẫn để bao bì lại ở một số khu vực trên cánh đồng. Theo đánh giá của người dân, để quản lý hiệu quả phế thải đồng ruộng, đặc biệt là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật thì nên đặt các bể thu gom tại các vị trí giao nhau của các cánh đồng, thuận lợi cho việc thu gom và chuyển đi xử lý định kỳ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã ước tính tổng lượng phụ phẩm đồng ruộng cho toàn xã là 301,98 tấn/năm;

trong đó, cây lúa là 180,32 tấn/năm, cây ngô 74,45 tấn/năm, cây lạc 17,84 tấn/năm, cây rau 24,37 tấn/năm, cây đậu tương 5 tấn/năm.

Lượng phế thải phát sinh chủ yếu là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và bao bì phân bón với khoảng 50 loại thuốc bảo vệ thực vật và 3 loại phân bón. Tỷ lệ sử dụng cao gồm nhóm thuốc trừ sâu (29,8%) và thuốc trừ bệnh (26,5%) và thuốc trừ cỏ (21,2%). Trong các loại thuốc trừ sâu, hoạt chất Trichlofon đã bị cấm sử dụng theo thông tư 03/2018/BNNPTNT nhưng vẫn được sử dụng khá phổ biến.

Phế phụ phẩm được thu gom cho việc ủ phân hữu cơ, dùng làm giá thể trồng nấm và thức ăn cho trâu bò. Nghiên cứu này đề xuất việc đánh giá rủi ro môi trường khi sử dụng phụ phẩm bị lẫn tạp với các loại hoá chất bảo vệ thực vật.

LỜI CÁM ƠN

Nhóm tác giả cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí từ đề tài (T2017- 01-03 ĐTN) cho nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2018), Thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT, Ban

hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam, ngày 9/2/2018.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo Môi trường Quốc gia-Môi trường nông thôn 2014:

Chương 1.

3. Đinh Hồng Duyên, Phạm Thị Thảo Nguyên, Phạm Thuý Kiều (2010), “Đánh giá đặc tính sinh học và định tên nấm dùng trong xử lý phế thải nông nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(2), tr. 287-295.

4. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen (2014), “Ước tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh đồng bằng sông cửu long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường, 32, tr. 87-93.

5. Phạm Châu Thuỳ, Đỗ Thị Mai, Nghiêm Trung Dũng (2018), “Xác định mức độ phát thải của một số chất ô nhiễm không khí từ quá trình đốt rạ trên đồng ruộng tại Gia Lâm, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(2), tr. 152-160.

6. UBND xã Cư Yên (2016a), Báo cáo kết quản lý và sử dụng đất đai năm 2016, nhiệm vụ quản lý sử dụng đất đai năm 2017, Số 79 BC/UBND.

7. UBND xã Cư Yên (2016b), Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016, và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017, Số 60 – BC/ĐU.

8. UBND xã Cư Yên (2017), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2017.

9. Burange A., Clark J. H., Luque R. (2016), Trends in food and agricultural waste valorization, Encyclopedia of Inorganic and Bioinorganic Chemistry, John Wiley & Sons, Ltd.

10. Hashemian S., Salari K., Yazdi Z. A. (2014),

“Preparation of activated carbon from agricultural wastes (almond shell and orange peel) for adsorption of 2-pic from aqueous solution”, Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 20, pp. 1892–1900.

11. Kamthan R., Tiwari I. (2017), “Agricultural wastes-potential substrates for mushroom cultivation”, European Journal of Experimental Biology, 7(5), pp. 31.

12. Kung C., Kong F., Choi Y. (2015), “Pyrolysis and biochar potential using crop residues and agricultural wastes in China”, Ecological Indicators, 51, pp. 139-145.

13. Naser H. M., Nagata O., Tamura S., Hatano R.

(2007), “Methane emissions from five paddy fields with different amounts of rice straw application in central Hokkaido, Japan”, Soil Science and Plant Nutrition, 53(1), pp. 95-101.

(6)

14. Soleimani M., Kaghazchi T. (2007),

“Agricultural waste conversion to activated carbon by chemical activation with phosphoric acid”, Cheminal Engineering and Technology, 30(5), pp.

649-654.

15. Srinivasan P., Sarmah A. K., (2015),

“Characterisation of agricultural waste-derived biochars and their sorption potential for sulfamethoxazole in pasture soil: A spectroscopic investigation”, Science of the Total Environment, 502, pp. 471–480.

16. Sud D., Mahajan G., Kaur M. P. (2008),

“Agricultural waste material as potential adsorbent for sequestering heavy metal ions from aqueous solutions - A review”, Bioresource Technology, 99, pp. 6017–6027.

17. Thines K. R., Abdullah E. C., Mubarak N. M., Ruthiraan M. (2017), “Synthesis of magnetic biochar from agricultural waste biomass to enhancing route for waste water and polymer application: A review”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 67, pp. 257-276.

18. Yagi K., Minami K. (1990), “Effect of organic matter application on methane emission from some Japanese paddy fields”, Soil Science and Plant Nutrition, 36(4), pp. 599-610.

19. Zhou C., Liu Z., Huang Z. L., Dong M., Yu X.

L., Ning P. (2015), “A new strategy for co- composting dairy manure with rice straw:

Addition of different inocula at three stages of composting”, Waste Management, 40, pp. 38–43.

SUMMARY

AGRICULTURAL RESIDUES AND FIELD WASTES GENERATION IN CU YEN COMMUNE, LUONG SON DISTRICT, HOA BINH PROVINCE

Vo Huu Cong*, Le Thi Thu Uyen, Nguyen Thanh Lam, Pham Van Cuong Vietnam National University of Agriculture This research aims to investigates agricultural residues and wastes generated from organic agricultural production and its reultilization. Crop residues were identified on rice, maize, peanut, vegetable and soybean cultivation. The field waste generation was measured by total sampling plot area of 1 ha, types of wastes was classified reffered to circular 03/2018/BNNPTNT. The results show total amount of residues was estimated about 301.98 tons/year, of which, rice is 180.32 tons/year, maize is 74.45 tons/year, peanut is 17.84 tons/year, vegetable is 24.37 tons/year, and soybean is 5 tons/year. The field wastes are the inappropriate disposal bags containing 50 active chemicals from pesticides and 3 branches of fertilizers. The highly usage rates are pesticides (29.8%) and fungicides (26.5%) and herbicides (21.2%). In particular, Trichlofon which has been banned was found in the field. The residues are recycled for organic fertilizer by composting technique (70%), substrate for mushroom cultivation or animal feed (20%). It is suggested that reultilization of crop residues for organic fertilizer and feeding livestock need to aware the presence of pesticide.

Keywords: crop residues, field waste, organic fertilizer, pesticide, tricloforn

Ngày nhận bài: 23/7/2018; Ngày phản biện: 24/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018

*Tel: 0981 954624, Email: vhcong@vnua.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chất lượng nước hồ An Dương trong mùa mưa tốt hơn so với mùa khô, thể hiện thông qua chỉ số WQI mùa mưa tốt hơn so với mùa khô ở tất cả các vị trí lấy mẫu. Trong khi đó,

Sự giảm độ kim lún khi bổ sung CNTs biến tính có thể được giải thích như sau: trong thành phần của nhựa đường có chứa nhóm phân cực asphalt nên dễ dàng liên kết với

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

đội ngũ nhân viên hỗ trợ bưng vác, sắp xếp hàng hóa vào kho và lên các kệ bán hàng sau khi giao hàng đến; công ty giao hàng đến tận nơi cho khách hàng; nhân

 Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cá nhân (ví dụ như mối quan tâm đến môi trường, ý thức về sức khỏe, và kiến thức về TPHC) có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi

Các thành phần tác động chính bao gồm: Cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, cảm nhận của khách hàng về giá cả, chuẩn chủ quan đại diện cho nhận

Nhận thức được lợi ích của bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường tiềm năng này, tôi đã quyết định “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản

Để hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Internet và truyền hình của FPT” và kết