• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/10/2019

Ngày giảng: Tiết 15

CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non.

- So sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*Tích hợp giáo dục đạo đức.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Máy chiếu (Tranh hình 15.1; 10.1 SGK, Bảng phụ “Cấu tạo trong thân non”.) - HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Trình bày một phút, trực quan, nhóm,Vấn đáp, tìm tòi.

2. Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép.

IV. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục 1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kiểm tra bài cũ:3’

- Cây dài ra do bộ phận nào?

3. Bài mới: Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non thường có màu xanh lục. Vây. Cấu tạo trong của thân non như thế nào? Nó giống và khác cấu tạo của rễ ra sao? Đẻ trả lời được câu hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 15.

(2)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non 15’

Mục tiêu: HS thấy được thân non gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật mảnh ghép.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non.

- GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1)

- GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non.

- GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2

+ Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non.

- GV cho HS quan sát hình ảnh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng.

- GV đưa đáp án đúng:

+ Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.

+ Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp.

+ Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước.

+ Ruột: chứa chất dự trữ.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi

- HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non.

- Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung.

- yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột non)

- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả.

- Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung.

- HS sửa lại bài làm của mình nếu cần.

- HS đọc to toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non.

(3)

trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật

Tiểu kết:

Các bộ phận của thân non Chức năng của từng bộ phận Biểu bì

Vỏ

Thịt vỏ

Bảo vệ bộ phận bên trong Dự trữ

Tham gia quang hợp Một Mạch rây

vòng Mạch gỗ Trụ bó mạch

giữa

Ruột

Vận chuyển chất hữu cơ

Vận chuyển nước và muối khoáng Chứa chất dự trữ

Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ 15’

Mục tiêu: HS thấy đặc điểm khác nhau và giống nhau giữa thân non và miền hút Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.

- Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 50.

- GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? vị trí của bó mạch?...

- GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra

- Nhóm thảo luận 2 nội dung:

+ Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận.vỏ và trụ giữa và đều có cấu tạo bằng tế bào.

+ Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch.

(4)

phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm).

- GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:

Giống nhau: + Có cấu tạo bằng tế bào

+ Gồm các bộ phận: vỏ và trụ giữa

Khác nhau:

+ Rễ (miền hút) biểu bì có lông hút, mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.

+ Thân non: Bó mạch xếp thành vòng, mạch gỗ ở trong và mạch rây ở ngoài.

4. Củng cố 6’

- Trình bày đặc điểm của bó mạch thân non cây một lá mầm và nêu vài đại diện.?

( GV gợi ý: các bó mạch sắp xếp lộn xộn, càng vào trong thì các bó mạch càng lớn và ít đi, không có tầng sinh trụ...)

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau 5’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Học thuộc mục “Điều em nên biết”

Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thớt gỗ./.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ nhất, xây dựng một lộ trình để soạn thảo hương ước của làng nghề theo bốn giai đoạn bao gồm: (1) Tập huấn về pháp luật với những chủ cơ sở sản xuất -

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.. CHỦ

Cây sống trong những môi trường đặc biệt: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

Kết luận: Cây có hoa có gồm: cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng... Sự thống nhất về chức năng giữa các