• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/09/2019

Ngày giảng: Tiết 10

THỰC HÀNH: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?

- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nhu cầu nước, muối khoáng của cây, sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo 3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

-Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Máy chiếu.

(2)

- HS: Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp:

- Trình bày một phút,Trực quan, nhóm,Vấn đáp, tìm tòi.

2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn. kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não.

IV. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:3’

- Kiểm tra kết quả bài tập của HS đã làm ở nhà.

3. Bài mới

Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoang như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 11.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây 17’

Mục tiêu: HS thấy được nước rất cần cho cây nhưng tuỳ từng loại cây và giai đoạn phát triển.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Thí nghiệm 1:

- GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục  thứ nhất.

- GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm, hướng dẫn động viên nhóm HS yếu.

- Sau khi HS đã trình bày kết quả, GV thông báo kết quả của nhóm nếu cần.

+ Thí nghiệm 2

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau ở nhà.

- GV cho HS nghiên cứu SGK.

- HS hoạt động nhóm.

- Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại nội dung cần đạt được: đó là cây cần nước như thế nào và dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm báo cáo đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.

- HS đọc mục  SGK trang 35, thảo

(3)

- GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.

- Yêu cầu HS rút ra kết luận.

luận theo 2 câu hỏi ở mục  thứ 2 SGk trang 35, đưa ra ý kiến thống nhất.

- HS đưa được ý kiến: nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau.

- HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:

- Nước rất cần cho cây ,nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây ,các giai đoạn sống , các bộ phận khác nhau của cây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây17’

Mục tiêu: HS thấy được cây rất cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp, dạy học nhóm.

Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Thí nghiệm 3:

- GV treo tranh hình 11.1, cho HS đọc thí nghiệm 3 SGK trang 35.

- GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm: thí nghiệm gồm các bước

+ Mục đích thí nghiệm + Đối tượng thí nghiệm

+ Tiến hành: điều kiện và kết quả.

- GV nhận xét, bổ sung cho các nhóm vì đây là thí nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế.

- GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục .

? Em hiểu như thế nào về vai trò của MK đối với cây?

? Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì?

- HS đọc SGK kết hợp quan sát tranh và bảng số liệu ở SGK trang 36, trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.

+ Mục đích thí nghiệm: xem nhu cầu muối đạm của cây.

- HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV.

- 1 hoặc 2 HS trình bày thí nghiệm.

- HS đọc mục  trả lời câu hỏi, + MK rất cần đối với cây.

+ Cây cần 3 loại muối là: đạm, lân, kali.

+ HS dựa vào thông tin để lấy VD.

(4)

? Hãy lấy VD chứng minh nhu cầu MK của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau?

- GV nhận xét, đánh giá điểm cho HS.

Tiểu kết:

- Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.

- Cây hấp thụ muối khoáng khác nhau ở từng loại cây và các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.

4. Củng cố:3’

- HS trả lời 3 câu hỏi GSK.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:5’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

- Xem lại bài “Sự hút nước và muối khoáng của rễ(tiếp)”.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.. CHỦ

Câu 2 (trang 67 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Kể tên những động vật khác và phân loại chúng dựa vào cơ quan di chuyển hoặc lớp bao phủ bên

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.. Những quả