• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 24

LÝ THUYẾT QUANG HỢP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.

- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, cacbonic, muối khoáng)thành chất hữu cơ(đường, tinh bột)và thải ô xi làm không khí luôn đợc cân bằng.

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về điều kiện cần cho cây tiến hành quang hợp và sản phẩm của quang hợp.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật;

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Cần trung thực, đoàn kết, độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể;

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Thực hiện trước thí nghiệm, mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt.

(2)

- HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo của lá, sự vận chuyển nước của rễ, ôn lại bài quang hợp của tiết trước.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp:

- Trình bày một phút,Trực quan, nhóm,Vấn đáp, tìm tòi.

2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn. kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não.

IV . Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kiểm tra bài cũ:5’

- Nêu nội dung thí nghiệm lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?

3. Bài mới:

Cho HS nhắc lại kết luận chung của bài trước,

? Vậy lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột? Để trả lời được câu hỏi đó cô cùng các em nghiên cứu bài mới.

Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?16’

Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm biết cây cần: nước, khí cacbonic, ánh sáng, diệp lục để chế tạo tinh bột.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật mảnh ghép

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu: HS nghiên cứu độc lập SGK trang 70, 71

- GV yêu cầu: HS nhắc lại thí nghịêm - GV cho HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK.

- GV gợi ý: (kĩ thuật mảnh ghép) + Sử dụng kết quả của tiết trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột và lá ở chuông nào không có tinh bột.

+ Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có cacbonic.

+ Cây ở chuông B sống trong điều kiện không khí có cacbonic.

- Mỗi HS đọc kĩ thông tin mục  và các thao tác thí nghiệm ở mục .

- HS tóm tắt thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe.

- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời đúng, ghi vào giấy.

- Yêu cầu nêu được:

+ Chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong.

+ Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột.

+ Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột.

(3)

- Cho HS các nhóm thảo luận kết quả.

- GV lưu ý HS: chú ý vào điều kiện của thí nghiệm và chính điều kiện sẽ làm thay đổi kết quả của thí nghiệm.

- Sau khi HS thảo luận GV cho HS rút ra kết luận nhỏ cho hoạt động này.

? Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh?

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

-Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Cần trung thực, đoàn kết, độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể;

- HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung.

- HS dựa vào kiến thức vừa học để trả lời.

Tiểu kết:

a. Thí nghiệm:(SGK) b. Kết luận:

- Không có khí cacbonic lá không thể chế tạo được tinh bột.

- Lá cần các chất như nước, khí cacbonic, ánh ság, diệp lục để chế tạo tinh bột.

Hoạt động 2: Khái niệm về quang hợp:16’

Mục tiêu: HS nắm được khái niệm quang hợp, viết sơ đồ quang hợp.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não

(4)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập,

nghiên cứu SGK.

- GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng.

- GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng, bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp.

- GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp ở SGK trang 72 và trả lời câu hỏi:

? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy từ đâu?

? Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào?( kĩ thuật động não)

? Ta khẵng định rằng lá cây quang hợp góp phần điều hoà khí hậu làm trong lành không khí bằng kiến thức đã học hãy giải thích?

? Là HS em phải làm gì để bảo vệ MT?

- GV cho HS đọc thông tin  trả lời câu hỏi: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác?

? Vậy quá trình quang hợp có ý nghĩa gì?

- HS tự đọc mục  và trả lời yêu cầu SGK trang 72.

- HS viết sơ đồ quang hợp, trao đổi trong nhóm về khái niệm quang hợp.

- HS trình bày kết quả của nhóm, bổ sung sơ đồ quang hợp (nếu cần).

- HS dựa vào sơ đồ quang hợp để trả lời.

- HS nêu các điều kiện.

- HS dựa vào kiến thức đã học để giải thích.

- HS tự trả lời.

- Tổng hợp chất hữu cơ, làm không khí trong lành.

Tiểu kết:

- Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục.

- Quá trình quang hợp được tóm tắt bằng sơ đồ : (SGK) 4. Củng cố:5’

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quang hợp, trả lời câu hỏi 3 SGK trang 72.

- Làm bài tập trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp:

a. Lỗ khí b. Gân lá

(5)

c. Diệp lục

Câu 2: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột:

a. Khí oxi b. Khí cacbonic c. Khí nitơ Đáp án: 1c ; 2b.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:2’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.. CHỦ

Câu 2 (trang 67 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Kể tên những động vật khác và phân loại chúng dựa vào cơ quan di chuyển hoặc lớp bao phủ bên

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.. Những quả