• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11/10/2018

Ngày giảng: Tiết 16

THÂN TO RA DO ĐÂU

I. Kiến thức 1. Kiến thức.

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: Gồm vỏ và trụ giữa.

- Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.

- Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (dựa vào vị trí và chức năng) - Biết cách xác định tuổi của cây gỗ.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin đẻ thấy được sự to ra của thaanlaf do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; cách xác định tuổi của cây gỗ.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tổ, lớp.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật;

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Máy chiếu. Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn) - HS: Chuẩn bị thớt, 1 cành cây bằng lăng... dao nhỏ, giấy lau III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp: Trình bày một phút,Trực quan, nhóm,Vấn đáp, tìm tòi.

2.Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kiểm tra bài cũ. 5’

(2)

- Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân non ? So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non ?

3. Bài mới

- Các em đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu? Để trả lời được câu hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 14.

Hoạt động 1: Tầng phát sinh 12’

Mục tiêu: HS phân biệt được tầng sinh vỏ và sinh trụ.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV chiếu tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: cấu tạo trong của thân trưởng thành khác cáu tạo trong của thân non như thế nào?

? Theo em nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra được (vỏ? Trụ giữa? Cả vỏ và trụ giữa?)

- GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh bằng cách : dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để

lộ phần màu xanh (đó là tầng sinh vỏ) Tiếp tục khía sâu vào lớp gỗ tách khẽ lớp vỏ lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt (đó là tầng sinh trụ)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận thực hiện lệnh.

- ? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ? -? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?

→ Thân cây to ra nhờ bộ phận

- HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy.

- Yêu cầu: Phát hiện được ( tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ)

- 1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành.

- Yêu cầu: Cả vỏ và trụ giữa

- HS các nhóm tập làm theo GV, tìm tầng sinh vỏ và sinh trụ.

- HS đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy.

- Yêu cầu:

+ Tầng sinh vỏ  sinh ra vỏ.

+ Tầng sinh trụ  sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.

→ Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

(3)

nào?

- GV gọi đại diện nhóm lên chữa bài.

- GV nhận xét phần trao đổi của HS các nhóm, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động.

- HS của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh và nội dung trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung  rút ra kết luận.

- HS tự rút ra kết luận Tiểu kết:

- Thân cây to ra nhờ sự phân chia TB mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Hoạt động 2: Vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây 10’

Mục tiêu: HS biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi cây.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc SGK, quan sát hình, tập đếm vòng gỗ, thảo luận theo 2 câu hỏi.

? Vòng gỗ hàng năm là gì? tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?

? Làm thế nào để đếm được tuổi cây?

- GV gọi đại diện 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây.

- GV nhận xét và đánh giá điểm cho nhóm có kết quả đúng.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu

- HS đọc thông tin mục SGK trang 51 mục “Em có biết” (trang 53), quan sát hình 16.3 trao đổi nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.

(4)

chuộng hòa bình -Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật

Tiểu kết: Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ ,đếm số vòng gỗ sẽ xác định được tuổi của cây

Hoạt động 3: Dác và ròng 10’

Mục tiêu: HS phân biệt được dác và ròng.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:

? Thế nào là dác? Thế nào là ròng?

? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?

- GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?

? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?

- Vậy để khai thác được nhiều gỗ thì mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ cây rừng.

- HS đọc thông tin quan sát hình 16.2 SGK trang 52 và trả lời 2 câu hỏi.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng).

- Dựa vào tính chất của dác và ròng để

trả lời (người ta dùng phần ròng để làm).

Tiểu kết:

Thân cây gỗ già có dác và ròng.

(5)

4. Củng cố 3’

- Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?

- Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.

- Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau 4’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Tìm đọc cuốn “Vì sao? Thực vật học”, chuẩn bị thí nhiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54.

- Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.

- Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn)./.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.. CHỦ

Câu 2 (trang 67 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Kể tên những động vật khác và phân loại chúng dựa vào cơ quan di chuyển hoặc lớp bao phủ bên

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.. Những quả