• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi học kì 2 môn Tiếng việt 5 năm học 2021 đề số 04 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi học kì 2 môn Tiếng việt 5 năm học 2021 đề số 04 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG TH…………

Họ và tên:...

Lớp 5...

Thứ hai ngày …. tháng…. năm…..

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: TIẾNG VIỆT.

Thời gian: 40 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo

Đọc hiểu:...

Đọc tiếng: ...

Đọc: ...

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc hiểu: (7 điểm) Đọc thầm bài: “Bình nước và con cá vàng

BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG

I - ren Giô - li - ô Quy - ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma - ri Quy - ri hai lần được Giải thưởng Nô - ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi - e Quy - ri, được Giải thưởng Nô - ben năm 1903 cùng vợ. Bản thân I - ren sau này cũng trở thành một nhà khoa học nổi tiếng của nước Pháp. Bà và chồng là Phrê - đơ - rích Giô - li - ô Quy - ri cùng được giải Nô - ben năm 1935. Những thành tựu đó không phải ngẫu nhiên có được mà là kết quả của cả một quá trình rèn luyện từ thuở nhỏ.

Hồi đi học, I - ren đã có tính độc lập rất cao. Một lần, thầy giáo nêu cho lớp I - ren câu hỏi:

- Nếu tôi thả một con cá vàng vào vại nước đầy, nước sẽ như thế nào?

- Nước sẽ trào ra! Lũ trẻ đồng thanh đáp.

- Bây giờ tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?

- Lạ nhỉ! Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước? Hoặc nước rót ra ngoài cốc chăng? - Lũ trẻ bàn tán rất hăng.

I - ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó. Thế mà hôm nay thầy lại nói như vậy. Thầy là một nhà khoa học, chả lẽ lại nói sai?

Về nhà, I - ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau.

Ngày hôm sau, I - ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.

Thầy giáo mỉm cười:

- Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự thực mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.

Nhờ chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I - ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

(Theo Vũ Bội Tuyền)

* Dựa theo nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vàochữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm )Gia đình I- ren có những ai đã nhận được giải Nô-ben?

A. Bố, mẹ, I – ren và chồng I – ren . B. Mẹ I-ren và I-ren

C. Bố I-ren và I-ren D Bố, mẹ và chồng I - ren

(2)

Câu 2. (0,5 điểm ) Vì sao I - ren đã nhận được giải thưởng Nô-ben ? A. Vì I - ren sinh ra trong một gia đình khoa học.

B. Vì bố mẹ I - ren chỉ cho cách nghiên cứu khoa học

C. Vì I - ren chịu khó suy nghĩ, tìm tòi trong học tập, nghiên cứu.

D. Vì I - ren yêu khoa học để nghiên cứu chứ chẳng cần học.

Câu 3. (0,5 điểm )Cơ sở khoa học nào đã khiến I-ren băn khoăn về vấn đề mà thấy nêu cho cả lớp?

A. Bỏ cá vào vại nước, lượng nước trào ra nhỏ hơn thể tích con cá vàng.

B. Bỏ cá vào vại nước, lượng nước trào ra ít hơn thể tích con cá vì cá đã uống bớt nước.

C. Một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó D. Thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau.

Câu 4. (0,5 điểm ) Chọn cách giải nghĩa đúng cho cụm từ: “Giải thưởng Nô - ben” ?

A. Giải thưởng khoa học lớn của thế giới. B. Giải thưởng nghệ thuật lớn của thế giới.

C. Giải thưởng vì hòa bình của thế giới. D. Giải thưởng âm nhạc lớn của thế giới.

Câu 5. ( 1 điểm) I – ren đã làm gì sau giờ học?

Câu 6. ( 1 điểm) Em rút ra được bài học gì qua bài tập đọc “ Bình nước và con cá vàng”?

Câu 7. (0,5 điểm )Dấu phẩy trong câu “Ngày hôm sau, I – ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.” Có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

B. Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

D. Vừa ngăn cách các vế trong câu ghép vừa ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 8. (0,5 điểm ) Câu nào sau đây là câu ghép ? A. Hồi đi học, I – ren đã có tính độc lập rất cao.

B. I-ren chịu khó suy nghĩ, tìm tòi trong học tập nghiên cứu.

C. Ngày hôm sau, I – ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.

D. Một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó.

Câu 9. ( 1 điểm) Các vế trong câu ghép: “Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.” Được nối với nhau bằng cách nào ?

Câu 10. ( 1 điểm) Hãy viết một câu ghép, trong đó dùng dấu phẩy để ngăn cách các vế câu.

--- HẾT ---

PHÒNG GD & ĐT……… ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH………….. Năm học: 2020 - 2021

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

(3)

I/ ĐỌC. (10 điểm)

1/ Đọc thành tiếng. (3 điểm: Đọc 2 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm) Giáo viên làm thăm cho học sinh bốc và đọc các bài sau:

1/ Một vụ đắm tàu - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 108 2/ Con gái - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 112

3/Tà áo dài Việt Nam - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 122 4/ Công việc đầu tiên - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 126 5/ Út Vịnh - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 136

2/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: ( 7 điểm)

HS đọc thầm bài Tập đọc “Bình nước và con cá vàng” và làm bài tập vào đề in sẵn (có đề kèm theo)

II/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (Nghe – viết): (3 điểm) – Thời gian 15 phút

TRẺ CON Ở SƠN MỸ Cho tôi nhập vào chân trời các em

Chân trời ngay trên cát

Sóng ồn ào phút giây nín bặt Ôi biển thèm hóa được trẻ thơ Tóc bết đầy nước mặn

Chúng ùa chạy mà không cần tới đích Tay cầm cành củi khô

Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa Trẻ con là hạt gạo của trời

Cho tôi nhập vào chân trời các em Hoa xương rồng chói đỏ.

Thanh Thảo 2/ Tập làm văn: (7 điểm) – Thời gian 45 phút

Đề bài: Em hãy tả một giáo viên mà em yêu quý nhất.

…….., ngày ….. tháng….. năm…..

Người ra đề

PHÒNG GD & ĐT……… ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

TRƯỜNG TH……… Năm học: 2020- 2021

(4)

BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT.

I/ ĐỌC. (10 điểm)

1/ Một vụ đắm tàu - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 108 Đoạn 1: Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Trả lời : 2 bạn gặp nhau trên chuyến tàu rời cảng Li – bơ – p un để về quê.

Đoạn 2: Khi ma-ri-ô bị sóng xô gã dúi Giu-li-ét-ta đã làm gì?

Trả lời: - Khi ma-ri-ô bị sóng xô gã dúi Giu-li-ét-ta đã hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn...

Đoạn 3: Khi cơn bão bất ngờ nổi lên, khung cảnh trên tàu như thế nào?

Trả lời: Khi cơn bão bất ngờ nổi lên, khung cảnh trên tàu thật hỗn loạn.

Đoạn 4: Khi nghe người dưới tàu kêu lên ‘Còn chỗ cho một đứa bé”. Đứa nhỏ thôi, nặng lắm rồi.

Thì Giu-li-ét-ta thư thế nào?

Trả lời: Khi nghe người dưới tàu kêu lên ‘Còn chỗ cho một đứa bé”. Đứa nhỏ thôi, nặng lắm rồi.

Thì Giu-li-ét-ta đã buông thõng 2 tay tuyệt vọng.

Đoạn 5: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?

Trả lời: - Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn,...

2/ Con gái - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 112

Đoạn 1: - Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời: -DCì Hạnh nói: lại một vịt trời nữa, cả bố mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn..

Đoạn 2: - Khi tan học, Mơ đã làm những việc gì để giúp mẹ?

Trả lời: về nhà Mơ cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

Đoạn 3:

Câu 1: Khi Mơ làm hết mọi việc trong nhà, mẹ đã dặn Mơ điều gì?

Trả lời: Mẹ đã dặn Mơ : Đừng vất vả thế, để sức mà học, cọn ạ.

Câu 2: Là một người con gái có cần cố gắng làm mọi việc để thay thế một người con trai không?

Vì sao? ( HSG)

Trả lời: không cần cố gắng làm mọi việc để thay thế một người con trai vì nam hay nữ đều bình đẳng như nhau, hãy sống theo đúng tính cách của mình.

Đoạn 4: Khi thằng Hoan trượt chân xuống ngòi nước, Mơ đã làm gì?

Trả lời: Khi thằng Hoan trượt chân xuống ngòi nước, Mơ đã nhảy xuống cứu Hoan và ...

Đoạn 5: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời: - Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái – chi tiết: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở; cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ; dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa …rất tự hào về Mơ”.

3/Tà áo dài Việt Nam - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 122

Đoạn 1: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ VN xưa?

Trả lời: - Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

Đoạn 2: Từ thế kỉ XIX đến sau năm 1945, chiếc áo dài được người phụ nữ mặc khi nào?

Trả lời: - Chiếc áo dài được người phụ nữa mặc kể cả khi lao động nặng nhọc.

Đoạn 3: Chiếc áo dài cổ truyền được chia làm mấy loại, đó là những loại nào?

Trả lời:- Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.

Đoạn 4: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN?

Trả lời:- Chiếc áo dài thể hiện được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo của phụ nữ VN.

4/ Công việc đầu tiên - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 126 Đoạn 1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út là gì?

Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út là rải truyền đơn

Đoạn 2:

(5)

Câu 1: Tâm trạng của chị Út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc này?

Trả lời: Tâm trạng của chị Út khi lần đầu tiên nhận công việc là hồi hộp, bồn chồn.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?

Trả lời: + Những chi tiết cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên là: Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Câu 3 Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?

Trả lời: + Ba giờ sáng, chị giả đi bán các như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.

Đoạn 3: + Vì sao chị Út muốn được thoát li?

Trả lời: + Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho CM.

( GV nêu câu hỏi cho HS trả lời 1 trong các câu hỏi trên) 5/ Út Vịnh - sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 136

Đoạn 1: + Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?

Trả lời: - Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.

Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.

Đoạn 2: + Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?

Trả lời: - Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.

Đoạn 3: + Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?

Trả lời: - Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

Đoạn 4: +Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

Trả lời: - Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Trả lời: - Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.

Tùy theo tốc độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm phù hợp, theo các mức 2 điểm;

1,75 điểm; 1,5 điểm ; 1,25 điểm 1 điểm.

Giáo viên nêu 1 câu hỏi phù hợp với đoạn đọc của học sinh, trả lời đúng ghi 1 điểm. Nếu học sinh trả lời được theo cách hiểu của nội dung câu hỏi đó, GV vẫn ghi 1 điểm.

(Hoặc GV nêu một câu hỏi tương ứng với đoạn đọc đó phù hợp với đối tượng.) 2/ Đọc hiểu.

CÂU 1 2 3 4 7 8

Ý ĐÚNG A C C A B D

ĐIỂM 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

Câu 5: ( 1 điểm) I - ren đã làm gì sau giờ học ?

Trả lời: Sau giờ học, I-ren đã tự làm thí nghiệm để tìm ra sự thật.

Câu 6: ( 1 điểm) Em rút ra được bài học gì qua bài tập đọc “ Bình nước và con cá vàng”?

Trả lời: Qua bài tập đọc “ Bình nước và con cá vàng” em rút ra được bài học là: Trong học tập phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Câu 9: ( 1 điểm) Các vế trong câu ghép: “Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.” được nối với nhau bằng cách nào ?

Trả lời: Các vế trong câu ghép: “Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.” được nối trực tiếp với nhau bằng dấu phẩy.

Câu 10: ( 1 điểm) Hãy viết một câu ghép, trong đó dùng dấu phẩy để ngăn cách các vế câu.

Ví dụ: Bạn Linh là một học sinh giỏi, bạn ấy còn rất tích cực làm việc nhà.

(6)

...

HS đặt được câu ghép đúng theo yêu cầu, GV ghi 1 điểm II/ VIẾT (10 điểm)

1/. Chính tả (3 điểm)

GV đọc cho học sinh viết bài ‘‘Trẻ con ở Sơn Mỹ” trang 166 , tiếng Việt 5, tập 2 ( Từ đầu đến Hoa xương rồng chói đỏ)

2/. Tập làm văn : (7 điểm)

Đề bài : Em hãy tả một thầy ( cô ) giáo mà em yêu quý nhất.

B/ KIỂM TRA VIẾT:

I - Chính tả: (3điểm)

- Bài viết đúng thể loại, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng (3 điểm) . Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm.( các lỗi giống nhau trừ một lần)

II - Tập làm văn: 7điểm

Mở bài: Giới thiệu được người định tả 1 điểm

Thân bài Tả được các đặc điểm nổi bật của người định tả. 2,5 điểm Tả được hoạt động, tính cách của người đinh tả. 2,5 điểm Kết bài. Nêu được tình cảm của mình về người định tả. 1 điểm Chú ý:

- Bài làm đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và tả được một người thầy ( cô ) giáo mà em yêu quý nhất. Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp đạt 7 điểm.

- Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể đạt các mức điểm sau : 7; 6,5; 6; 5,5; 5;

4,5; 4;...

**CHÚ Ý: Điểm Tiếng Việt chỉ làm tròn 1 lần sau khi tổng kết từng phần.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi1. Bởi

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Đi chơi phố?. Đi chơi phố Gặp đèn đỏ Dừng

Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi... Cái bóng chú nhỏ xíu lướt

[r]

Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Câu 3: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền

         Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của cuộc đời mình. Trong viết văn,

Đọc hiểu 6 điểm: Đọc thầm bài : Lễ hội đền Hùng và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng

1,5đ Quan sát tranh rồi viết 2 câu phù hợp với nội dung bức tranh.: Bạn nữ đang học bài Bạn nữ đang quét nhà Giáo viên lưu ý: Ở câu số 3 và 4 sử dụng đáp án mở để phát triển năng