• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi học kì 2 môn Tiếng việt 3 năm 2021 đề 3 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi học kì 2 môn Tiếng việt 3 năm 2021 đề 3 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ tên: ... KIỂM TRA HỌC KỲ II/ 2020-2021 MÔN: TIẾNG VIỆT ( VIẾT) – KHỐI BA

PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH . . . . / I. CHÍNH TẢ : (Nghe - viết) - Thời gian 15 phút.

Bài “Trần Bình Trọng” ( Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 11)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(2)

. . . / II. TẬP LÀM VĂN: (25 phút)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu để kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Gợi ý:

 Đó là buổi biểu diễn gì ?

 Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

 Em cùng xem với những ai ?

 Buổi diễn có những tiết mục gì ?

 Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

Bài làm

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Lớp: Ba5 KIỂM TRA HỌC KỲ II/ 2020-2021

(3)

Họ tên: ...

MÔN: TIẾNG VIỆT ( ĐỌC) – KHỐI BA

ĐIỂM

(Ghi bằng chữ)

...

NHẬN XÉT BÀI LÀM HỌC SINH

...

...

...

GIÁM KHẢO 1

GIÁM KHẢO 2

. . . / I. ĐỌC HIỂU: (25 phút)

Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4đ) Cho văn bản sau:

Có những mùa đông

Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên) Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

C. Viết báo.

D. Chạy bàn.

Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

D. Để rèn luyện thân thể.

Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì?

A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.

B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.

C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.

(4)

D. Bác Hồ thử sức giá rét.

Câu 4: (0,5đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Công việc này rất mệt nhọc." trả lời cho câu hỏi nào?

A. Vì sao? B. Như thế nào?

C. Khi nào? D. Ai làm gì?

Câu 5 : (1đ) Đặt câu cho bộ phận được in đậm trong câu:

“Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước

Pháp.”

...

...

Câu 6: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên.

Viết tên câu chuyện vừa tìm được.

II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (7điểm)

( Bài đọc 1) Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi.

Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ

“Phật trong lòng” và một vò nước.

Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

( Bài đọc 2) Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

Trả lời câu hỏi: Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

KIỂM TRA HỌC KÌ II / 2020 - 2021 ĐÁP ÁN

TIẾNG VIỆT 3 - VIẾT

(5)

I- CHÍNH TẢ )

- Bài “Trần Bình Trọng” ( Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 11) - Sai 2 lỗi trừ 1 điểm.

- Bài không mắc lỗi chính tả (hoặc chỉ mắc 1 lỗi); chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 4điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không sạch sẽ trừ 1 điểm.

II- TẬP LÀM VĂN () 1.Yêu cầu :

- Học sinh viết một đoạn văn từ ( từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả.

- Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không sạch đẹp.

Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo suy nghĩ của mình, không rập khuôn, không nhất thiết phụ thuộc vào câu hỏi gợi ý

2. Hướng dẫn chấm:

Nội dung đánh giá

Mức điểm

0.75đ  1đ 0.5đ 0.25đ

Nội dung mở bài ( 0.75đ)

-Giới thiệu được buổi biểu diễn đó là gì?

- Ở đâu?

- Thời điểm nào?

Giới thiệu được buổi biểu diễn đó là gì? (thiếu 1 ý)

Giới thiệu được buổi biểu diễn đó là gì? (thiếu 2 ý)

Không làm hoặc làm sai yêu cầu

Nội dung thân bài

( 2.25đ) Ý 1

-Viết được từ 23 ý kể về buổi biểu diễn nghệ thuật đó đi với ai?(0.5đ)

-Viết được từ 12 ý kể về buổi biểu diễn nghệ thuật đó đi với ai.

( 0.25đ)

Viết được ý kể về buổi biểu diễn nghệ thuật đó đi với ai nhưng chưa cụ thể.

( 0.25đ)

Không viết được ý về buổi biểu diễn nghệ thuật đó đi với ai hoặc chưa nêu nét nổi bật và viết chưa thành câu

(6)

Ý 2

-Viết được từ 23 ý kể về hoạt động, tiết mục của buổi biểu diễn đó.

(0.75đ)

-Viết được 2-3 ý

về tiết mục mà em thích nhất.( 0.5đ)

-Viết được từ 12 ý kể về hoạt động, tiết mục của buổi biểu diễn đó. (0.5đ) -Viết được 1-2 ý

về tiết mục mà em thích nhất ( 0.25đ)

-Nêu được ý về hoạt động, tiết mục của buổi biểu diễn đó nhưng chưa cụ thể

( 0.25đ)

-Nêu được ý về tiết mục mà em thích nhất nhưng chưa cụ thể ( 0.25đ)

Chưa nêu ý về các hoạt động, tiết mục mà em thích nhất

Nội dung kết bài

( 0.5đ)

Nêu được cảm xúc của em khi đi xem buổi biểu diễn đó.( 0.5đ)

Nêu được cảm xúc của em khi đi xem buổi biểu diễn đó.( 0.25đ)

Không nêu được cảm xúc của em khi đi xem buổi biểu diễn đó hoặc viết chưa thành câu Kĩ năng

dùng từ ( 0.25đ)

Dùng từ đúng ngữ cảnh

Dùng một số từ sai ngữ cảnh Kĩ năng

viết câu ( 0.25đ)

Viết câu đúng Viết sai ngữ pháp một số câu

Chính tả ( 0.5đ)

Không sai quá 4 lỗi chính tả ( 0.5đ)

Sai quá 5 lỗi chính tả ( 0.25đ)

Sai nhiều lỗi

Sáng tạo ( 0.5đ)

Sáng tạo trong dùng từ, viết cu, sắp xếp ý mạch lạc

( 0.5đ)

Chưa có sáng tạo trong dùng từ viết câu đôi chỗ cịn lủng củng ( 0.25đ)

Không có sáng tạo, bài văn chưa mạch lạc

KIỂM TRA HỌC KÌ II / 2020 - 2021 ĐÁP ÁN

TIẾNG VIỆT 3 - ĐỌC

(7)

I. Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (4đ)

Câu 1 (0,5đ)

Câu 2 (0,5đ) Câu 3 (0,5đ)

A C C

Câu 4 (0,5đ)

Câu 5 (1đ) Câu 8 (1đ)

B Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở

đâu?

M: Giàu nghị lực.

II. Đọc thành tiếng văn bản và trả lời câu hỏi: (6đ)

Đề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào.( 1 điểm)

Đề 2: Muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm vì thu hút sự chú ý của nhà vua.( 1 điểm)

* Chấm điểm đọc ( 6 điểm ) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 3 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm )

- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút : 0,5 điểm - Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên. b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.

Câu hỏi “Như thế nào” thường được dùng để hỏi tính chất, đặc điểm của đối tượng, sự việc. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân hóa.. a) Trong bài thơ trên các nhân vật

Câu hỏi “Vì sao” thường được dùng để hỏi lí do, nguyên nhân xảy ra sự việc. VD: Hôm nay lớp tôi rất vui vì được đi dã ngoại. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân hóa..

Câu hỏi “Để làm gì?” thường được dùng để hỏi mục đích diễn ra hoạt động, sự việc. VD: Tôi phải chăm chỉ học tập để bố mẹ yên lòng. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân

Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? – Dấu hai chấm. b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. c) Các nghệ sĩ đã chinh

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là

Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? – Dấu chấm, dấu hai chấm. → Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự việc. → Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời