• Không có kết quả nào được tìm thấy

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN TRANG WEB TRƯỜNG Họ và tên GV: Phạm Hoàng Sang

Môn dạy: Sử - GDCD

Nội dung đưa lên website: Tài liệu ôn tập môn Lịch sử

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8

Lịch sử địa phương: Tập trung vào những nội dung trọng tâm sau đây:

BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN A. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ HỌC SINH

Hoạt động 1: Tìm hiểu vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh của lịch sử đến TK XV

- Giáo viên giới thiệu vùng Sài Gòn trên lược đồ và các tranh ảnh hiện vật khảo cổ học trang 9, 10 Tài liệu lịch sử địa phương thành phố HCM  chứng tỏ từ rất xa xưa con người đã có mặt ở vùng đất này.

- Giáo viên giới thiệu thêm về đời sống vật chất và tinh thần của con người lúc bấy giờ như:

+ Biết làm nông nghiệp, đồ gốm, săn bắn, đánh cá.

+ Thích ca hát, làm đẹp, biết chôn người chết…

 đó là một xã hội có nền văn hóa khá cao.

- Giáo viên tóm tắt về lịch sử vùng đất Sài Gòn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII: ban đầu là phần lãnh thổ của Phù Nam  thế kỉ VII là lãnh thổ của Thủy Chân Lạp  trở thành vùng rừng rậm hoang vu

Hoạt động 2: Quá trình người Việt “mang gươm đi mở cõi”

- Giáo viên giới thiệu nguyên nhân đưa đến việc một bộ phận người Việt di dân vào phương Nam trong các thế kỉ XV – XVI.

- Giáo viên cho học sinh đọc Bài đọc thêm trang 12, 13 trong Tài liệu lịch sử địa phương.

- Giáo viên giải thích cụm từ “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” ở đây mang ý nghĩa là phá rừng lấy đất để ở và trồng trọt, xuống sông hồ đánh bắt tôm, cá để ăn  giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

- Giáo viên giải thích: ruộng sơn điền (ruộng vùng cao, khô ráo) và thảo điền (ruộng vùng trũng, lầy lội).

- Giáo viên cho học sinh đọc Bài đọc thêm trang 13, 14 trong Tài liệu lịch sử địa phương.

- Giáo viên nêu những khó khăn, gian khổ mà những di dân người Việt lúc bấy giờ phải hứng chịu: dịch bệnh, thú dữ như cọp, cá sấu…nhưng họ vẫn không lùi bước  giáo dục học sinh tinh thần vượt khó, cần cù lao động.

B. NỘI DUNG BÀI GHI

I. Vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh của lịch sử đến thế kỷ XV

- Tại các di chỉ khảo cổ người ta đã khai quật được nhiều công cụ đá, rìu đồng, mảnh gốm, bát, đĩa, hài cốt người chôn trong các chum, vò, đặc biệt còn thấy các vòng tay, đàn đá  điều đó chứng tỏ từ xa xưa trên địa bàn này đã có con người sinh sống.

- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên vùng Sài Gòn ngày nay thuộc lãnh thổ của vương quốc Phù Nam  đến thế kỉ VII là lãnh thổ của vương quốc Thủy Chân Lạp  biến thành vùng rừng rậm hoang vu.

II. Quá trình người Việt “mang gươm đi mở cõi 1) Tiến về vùng rừng rậm hoang vu

- Vào các thế kỉ XV – XVI do các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn, do thuế nặng, đói kém, mất mùa nên một bộ phận người Việt từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn đã đi về

phương Nam tìm cuộc sống mới.

- Khi ấy, vùng đất Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng là vùng đất lầy lội, rừng rậm hoang vu.

2) Người Việt “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”

- Để có thể sinh sống, sản xuất, người Việt phải phá rừng, vỡ đất để trồng trọt.

- Họ trồng lúa chủ yếu ở hai loại ruộng: sơn điền (ruộng vùng cao, khô ráo) và thảo điền (ruộng vùng trũng, lầy lội), ngoài ra họ còn trồng thêm rau, đậu, bầu, bí…

(2)

C. DẶN DÒ

- Sưu tầm thêm tư liệu về vùng đất phương Nam hoang dã ngày xưa.

*Chú ý: Nếu có gì không hiểu liên hệ thầy Phạm Hoàng Sang - ĐT: 0937443724

- Gmail: hoangsang15@gmail.com

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

________

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Phạm Hoàng Sang

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữa nhiệt độ của vật và vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật có mối liên hệ với nhau như thế nào?.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hàm.. Môn dạy:

1/ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu. Chính trị: trực tiếp cai trị đến huyện, chia nước

Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng … (các văn bản hành chính – công vụ nói chung) và trong trình bày kết quả một bài toán (văn bản khoa học) là ngôn ngữ của tư

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Trần Thị Kim Loan.. Môn dạy:

Tiết Phân môn Tên công việc hoặc nội dung bài dạy Thiết bị dạy học.. cần sử dụng

Tổ chức ASEAN hiện có bao nhiêu thành viên, cho biết tên và thời gian gia nhập vào tổ chức này của các thành viên. -Đây là hình trụ sở ASEAN tại thủ đô Giacacta

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với