• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 2"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 2

MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2017 – 2018

Thời gian: 90 phút Câu 1: Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi (3điểm)

Ngày 19/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Lời kêu gọi có đoạn:

“…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”

(SGK Lịch sử lớp 12 – NXB Giáo dục Việt Nam) a/ Cho biết phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên . (1đ)

b/ Xác định một phép liên kết có trong đoạn văn. (1đ)

c/ Viết một vài câu nêu lên suy nghĩ của em về lời khẳng định của Bác: “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. (1đ)

Câu 2: (3điểm)

Trên đường phố, chúng ta rất hay bắt gặp những hình ảnh trên. Đây thật sự là những hình ảnh đẹp. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về những hình ảnh này.

Câu 3: (4điểm)

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

(2)

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

(Trích Nói với con – Y Phương)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong bài làm, em hãy so sánh đoạn thơ trên với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác về đề tài gia đình để thấy được nét riêng của giọng thơ Y Phương.

(3)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2017 – 2018

Câu Nội dung Điểm

1a - Nghị luận

- Biểu cảm 0,5đ

0,5đ 1b

- Xác định từ ngữ liên kết - Gọi tên 1 phép liên kết

Ví dụ: phép nối (nhưng), phép lặp (nhân nhượng), phép thế (chúng ta - người Việt Nam)…

0,5đ 0,5đ

1c

- Nội dung: tinh thần dân tộc; lòng yêu nước; tinh thần trách nhiệm… (HS chỉ cần chọn viết về 1 nội dung)

- Diễn đạt: rõ ràng, mạch lạc

- Câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, sử dụng từ chính xác - Không trả lời

- Trả lời không đúng yêu cầu (Viết 1 câu, viết không đúng nội dung…)

0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,00đ 0,25đ

2

Mở bài

- Nêu xuất xứ đề bài

- Nêu đề tài nghị luận: Lòng nhân ái - Chuyển ý

0,5đ

Thân bài

Giải thích ngắn 0,25đ

Tại sao phải có lòng nhân ái?

Nêu dẫn chứng 1,00đ

Phản biện vấn đề 0,5đ

Nhận thức và hành động: 0,5đ

Kết

bài - Khẳng định vấn đề

- Suy nghĩ bản thân 0,25đ

Diễn đạt ( trừ tối đa 0,5đ)

Gạch xóa nhiều, bài không sạch (trừ 0,25đ)

3

Hình thức:

- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận - Đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB

- Diễn đạt đúng ngữ pháp, đúng chính tả, đúng từ ngữ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng

Nội dung:

- Những con người miền núi với sức sống mạnh mẽ, thủy chung, gắn bó với quê hương, yêu đời, khao khát xây dựng và kiến thiết quê hương

- Niềm tự hào của nhà thơ về truyền thống của dân tộc qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm

- Chọn lựa tác phẩm có nét tương đồng về nội dung để so sánh, đánh giá (Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò…)

- Đánh giá, khái quát được những vấn đề đã bàn luận

- HS có thể triển khai các luận điểm bằng nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí thì đều chấp nhận

- Điểm số toàn bài do giám khảo xem xét quyết định

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3,00đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của văn hóa phương Tây và do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, đồng thời để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại

Niềm vui của em – Nhạc và lời: Nguyễn Huy

[r]

Câu 3(2 điểm):HS nêu được đã là công dân Việt Nam thì phải biết về lịch sử của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.. ĐỀ 5 ĐỀ

Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó Khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng

Ẩn dụ tu từ thể hiện cơ chế đồng nghĩa lâm thời ở chỗ, trong một văn cảnh cụ thể, người nói lâm thời mượn tên gọi của đối tượng này (B) để biểu thị đối tượng kia (A) trên

nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú)... + Tác dụng: Làm rõ ý

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tác dụng của gai glicôprôtêin ở vỏ ngoài của virut?. Giúp virut