• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28/11/2021 Tuần 12, 13 Tiết 24,25,26 CHỦ ĐỀ 3: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

( Số tiết: 3) A. Nội dung bài học

1. Mô tả chủ đề: Chủ đề gồm các nội dung:

Bài 22:Đột biến cấu trúc NST Bài 23: Đột biến số lượng NST Bài 24: Đột biến số lượng NST(tt) 2. Mạch kiến thức của chủ đề:

- Khái niệm, các dạng đột biến cấu trúc NST - Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST - Vai trò của đột biến cấu trúc NST

- Thể dị bội,

- Sự phát sinh thể dị bội - Thể đa bội

B. Tiến trình dạy học I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải thích được nguyên nhân phát sinh, tính chất và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người .

- Học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.

- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

- Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.

- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

2. Kĩ năng : Rèn cho HS.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động động nhóm, khả năng làm việc độc lập với sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

- Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, kĩ năng tự tin khi giao tiếp.

- Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, đoạn phim để rút ra kiến thức, liên hệ thực tế…để thu nhận, lĩnh hội kiến thức trọng tâm của bài học.

- Rèn kĩ năng khai thác thông tin trên Internet, kĩ năng tìm kiếm và xử lí hình ảnh liên quan đến bài học.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, ăn uống hợp vệ sinh để hạn chế các đột biến có hại xảy ra đối với con người và các sinh vật.

4. Định hướng phát triển năng lực:

(2)

a. Năng lực chung

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.

- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng CNTT b. Năng lực chuyên biệt

- Nhận thức sinh học (NTSH): Thông qua việc trình bày được các khái niệm đột biến cấu trúc NST, thể dị bội, thể đa bội, trình bày được nguyên nhân phát sinh, tính chất biểu hiện của các dạng đột biến NST; làm một số bài tập về đột biến NST.

- Tìm hiểu thế giới sống (THSH): Thông qua việc quan sát, thu thập hình ảnh hoặc mẫu vật (nếu có), nhận dạng về các dạng đột biến NST.

- Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học: Thông qua việc giải thích nguyên nhân phát sinh đột biến NST, ứng dụng các đặc điểm có lợi của đột bién NST trong đời sống, các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, chống sản xuất vũ khí hóa học, ...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng học nhóm - Học liệu: SGK, sách giáo viên

- Phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau STT Nhiễm sắc thể ban

đầu

Nhiễm sắc thể sau khi bị biến đổi

Tên dạng đột biến A Gồm các đoạn:

ABCDEFGH B Gồm các đoạn:

ABCDEFGH C Gồm các đoạn:

ABCDEFGH D Gồm các đoạn

ABCDEFGH -

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Các dạng dạng bộ NST của cơ thể: 2n, 3n, 2n+1, n, 2n-1, 4n.

a. Hãy sắp xếp các bộ NST đã cho vào các nhóm sau:

+ Thể đơn bội:……….

+ Thể lưỡng bội:…………

+ Thể dị bội:……….

+ Nhóm còn lại:………..

b. Đặc điểm bộ NST của nhóm còn lại là gì? Nghiên cứu SGK và cho biết, nhóm này có bộ NST thuộc thể gì?

(3)

2. Hãy quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa hình 24.1, 24.2, 24.3 và trả lời câu hỏi:

a. Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản như thế nào?

b. Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?

c. Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

- Bảng phụ.

- Tranh ảnh về các đột biến hình thái ở thực vật

+ Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây ( hành ta) + Tranh ảnh về biến đổi số lượng NST ở hành tây, dâu tằm, dưa hấu.

+ Tiêu bản hiển vi về:

- Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn - Bộ NST (2n); (3n); (4n) ở dưa hấu.

2. Chuẩn bị của HS

+ Nghiên cứu trước các nội dung của bài bằng cách tìm hiểu qua sách giáo khoa, qua các tài liệu tham khảo…

+ Giấy A4, bút màu

+ Sưu tầm các hình ảnh về đột biến cấu trúc NST có lợi và đột biến cấu trúc NST có hại

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập ktra đánh giá Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Đột

biến cấu trúc NST

- Nêu được khái niêm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

- Nêu được nguyên nhân, tính chất của đột biến cấu trúc NST

- Hiểu được dạng đột biến nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến con người, sinh vật

- Giải thích được vì sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật

Vận dụng kiến thức đã học để trả lời được một số câu hỏi và bài tập củng cố liên quan đến bài học

Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây đột biến cấu trúc NST để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh

2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

- Phát biểu được khái niệm đột biến số lượng NST.

- Phát biểu được khái niệm thể dị bội, thể

-Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên nhân phát sinh các thể dị bội 2n + 1

; 2n – 1.

- Vận dụng kiến thức giải thích nguyên nhân phát sinh một số bệnh liên quan đến đột biến số lượng NST: bệnh Đao,

- Bài tập về xác định số NST trong tế bào thể dị bội, thể đa bội.

- Bài tập về sự hình thành

(4)

đa bội. bệnh mù màu…

- Ứng dụng các đặc điểm có lợi của thể đa bội trong chọn giống.

giao tử của các thể đột biến số lượng NST.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5p)

Đột biến gen là gi? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Cho ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên

3. Bài mới

A. KHỞI ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống mở đầu

1. Mục tiêu: Giúp học sinh phát hiện ra nội dung của chủ đề cần học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề, tia chớp.

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân 4. Phương tiện: sgk.

5. Sản phẩm: Gây được trí tò mò của HS về sự liên quan giữa câu hỏi - chủ đề mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Cho học sinh chơi trò chơi mang tên

“Mảnh ghép sinh học”.

Luật chơi: GV cho 4 nhóm HS bốc thăm số thứ tự câu hỏi 1,2,3,4

Yêu cầu lần lượt các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình, mỗi lần trả lời đúng, miếng ghép được mở ra, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, dự đoán đúng được hình ảnh trong miếng ghép được 20 điểm. Nhóm nào nhiều điểm nhất thì sẽ là nhóm chiến thắng trong cuộc chơi.

Câu hỏi:

Câu 1: Thế nào là cặp NST tương đồng ? Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi yếu tố nào?

Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Câu 4: Loài người có bộ NST lưỡng bội 2n bằng bao nhiêu?

Hình ảnh hiện lên sẽ là hình ảnh về Bộ NST

HS: Nhóm nào trả lời đúng câu hỏi được quyền mở miếng ghép đồng thời được 10 điểm. Nhóm nào đoán được bức tranh được 20 điểm.

Đáp án:

Câu 1: Gồm 2NST giống hệt nhau về hình dạng và kích thước

Câu 2: Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.

Câu 3: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Nhờ sự tự sao của ADN mà NST

(5)

của người.

GV: Chiếu slides 2: Bộ NST của người bình thường, Bộ NST của người bị thay đổi về số lượng và cấu trúc của NST.

Đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào chủ đề: Đột biến NST.

tự nhân đôi giúp các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 4: Bộ NST lưỡng của loài người 2n = 46

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TIẾT 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST

1. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và một số dạng của đột biến cấu trúc NST.

2. Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm/ kĩ thuật sơ đồ tư duy 3. Hình thức: Hoạt động nhóm

4. Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV: Chiếu slides H.22. Một số dạng đột

biến cấu trúc NST

- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 22 trên slides

Hoạt động nhóm trong vòng 2 phút hoàn thành phiếu học tập

Rên NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi

Tên dạng biến đổi A Gồm các

đoạn:

ABCDEFGH B Gồm các

đoạn:

ABCDEFGH C Gồm các

đoạn:

- HS: Quan sát hình 22 .Một số dạng đột biến cấu trúc NST trên slides, trao đổi nhóm, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn thành phiếu học tập

I. Đột biến cấu trúc NST là gì?

(6)

ABCDEFGH D Gồm các

đoạn:

ABCDEFGH

- GV: Yêu cầu 4 nhóm lên bảng dán kêt quả của nhóm mình

- GV: Yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung - GV: sau khi HS nhận xét, GV chiếu slides đáp án đúng, sửa chữa bổ sung cho các nhóm

- GV: Dẫn dắt: Qua phiếu học tập các em thấy cấu trúc của NST đã bị biến đổi so với dạng ban đầu, hiện tượng như vậy gọi là đột biến cấu trúc NST . Vậy đột biến cấu trúc NST là gì? và gồm có mấy dạng?

- GV: Nhận xét và bổ túc kiến thức cho HS - GV: Cho HS chốt lại kiến thức phần này và hướng dẫn học sinh ghi bài bằng sơ đồ tư duy

- HS: Các nhóm lên dán phiếu học tập trên bảng

- HS: đại diện 1 nhóm lên báo cáo

- HS: Nhìn phiếu học tập rút ra được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn

Đáp án phiếu học tập

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi

Tên dạng biến đổi a Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Mất đoạn H Mất đoạn

b Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn

c Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB

Đảo đoạn d Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Chuyển đoạn AB Chuyển đoạn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

1. Mục tiêu :

- HS nêu được nguyên nhân, biểu hiện, vai trò của đột biến cấu trúc NST - Xác đinh được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

- Giải thích được vì sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho sinh vật.

2. Phương pháp: phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề. Trực quan – vấn đáp,

(7)

kĩ thuật đặt câu hỏi.

3. Hình thức: Kết hợp giữa hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Hoạt động cặp đôi, hỏi – đáp, gợi mở, hướng dẫn, giao nhiệm vụ.

4. Phương tiện : Máy chiếu, vi deo, bảng nhóm, bút lông, hình ảnh một số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có lợi, có hại.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV: Giao nhiệm vụ : HS

thảo luận nhóm 2 phút, dự đoán nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST và vẽ sơ đồ tư duy về các nguyên nhân đó ?

- GV : Gọi các nhóm lên dán sản phẩm của nhóm mình, gọi đại diện 1 nhóm báo cáo sản phẩm , nhóm khác nhận xét bổ sung - GV : Giúp HS hoàn chỉnh kiến thức

- H : Nguyên nhân chủ yếu là do đâu ?

- GV : Chiếu slides các hình ảnh các tác nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST

- H : Đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong điều kiện nào ?

- GV: Cho HS chốt lại kiến thức phần này và hướng dẫn học sinh ghi bài bằng sơ đồ tư duy

GV : Yêu cầu HS 4 nhóm lên dán các hình ảnh sưu tầm về đột biến cấu trúc NST có lợi, có hại

GV cho HS nhận xét về sự chuẩn bị hình ảnh của

- HS: nhận nhiệm vụ : Hoạt động nhóm và vẽ sơ đồ tư duy về nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST

HS : Lên dán sản phẩm của nhóm, đại điện 1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung

HS : Do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng - HS : Theo dõi hình ảnh.

HS : Trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong thực nghiệm.

- HS : Lên bảng dán hình đã sưu tầm

HS: Rút ra được: Đa số đột biến cấu trúc NST là có hại, một số có lợi

HS: giải thích được vì trải qua quá trình tiến hóa lâu

II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

- Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST: chủ yếu do các tác nhân lí học, hóa học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

- Vai trò của ĐB cấu trúc NST

+ Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.

+ Một số đột biến có

(8)

nhóm bạn

H: Qua các hình trên em hãy rút ra kết luận về tính (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?

H: Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho bản thân sinh vật?

- GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác.

GV: Cho HS chốt lại kiến thức phần này và hướng dẫn học sinh ghi bài bằng sơ đồ tư duy

dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST.

Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật

lợi có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

HOẠT ĐỘNG 4: AI NHANH HƠN

1. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức về đột biến cấu trúc NST

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan – vấn đáp, kĩ thuật đặt câu hỏi.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân 4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu

5. Sản phẩm: HS làm được các bài tập trắc nghiệm, tự luận, các ví dụ thực tế..

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Giao nhiệm vụ: Các em hãy trả lời các câu hỏi sau

Câu 1. Thế nào là đột biến cấu trúc Nhiễm Sắc Thể?

A. Là những biến đổi vê KH của cơ thể.

B. Là những biến đổi về số lượng Nhiễm sắc thể.

C. Là những biến đổi trong cấu trúc Nhiễm Sắc Thể.

D. Cả A và B

HS: Chú ý câu hỏi . HS: TL các câu hỏi

(9)

Câu 2. Dạng đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể nào gây hậu quả lớn nhất?

A. Mất đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Cả A và B

Câu 3. Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là : A. Do các tác nhân vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST

B. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính.

C. Do chọn lọc tự nhiên D. Cả B và C

Đáp án: Câu 1. C, Câu 2. A. Câu 3. A.

Bài tập. Một NST có trình tự các gen phân bố : ABCDE FGH Cho biết : A, B,C, D, E, F, G, H : Kí hiệu các gen trên NST ; ( )

Tâm động. Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE FG

- Xác định dạng đột biến

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây hậu quả gì?

Trò chơi tiếp sức

- Chia đội: Nhóm 1 và nhóm 2 là 1 đội.

Nhóm 3 và nhóm 4 là 1 đội

Luật chơi: GV phát cho mỗi đội 8 tờ giấy con, trong đó ghi những việc nên làm và không nên làm để hạn chế phát sinh đột biến cấu trúc NST, hạn chế các loại bệnh ung thư bệnh tật di truyền. Trong 1 phút các đội phải biết tờ giấy nào nói về việc mình cần làm, tờ nào nói về việc không nên làm, sau đó mỗi đội cử ra 8 bạn lên bảng dán vào bảng phụ của GV, đội nào dán nhanh và đúng thì đội đó chiến thắng

HS: Đứng tại chỗ TL câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung

Câu 4.

- Dạng đột biến: Mất đoạn NST, Đoạn mất mang gen H

- Gây ung thư máu

HS: Nhận nhiệm vụ, thực hiện trò chơi mà GV đề ra

TIẾT 2:

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể

1.Mục tiêu: Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n+1) và thể (2n-1).

2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, tia chớp, động não.

3.Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân 4.Phương tiện: quan sát hình và tài liệu sgk.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

(10)

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của bài cũ.

Thế nào là thể lưỡng bội, thể đơn bội, kí hiệu?

- Hoạt động cá nhân đọc thông tin và quan sát hình 23.1→thảo luận trả lời các câu hỏi :

? Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ?

? Thế nào là hiện tượng dị bội thể ?

- GV Y/c HS trả lời câu hỏi→

HS khác theo dõi nhận xét, bỏ sung.

- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận - GV chốt lại kiến thức

- HS nhớ lại kiến thức cũ.

- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin trong SGK và quan sát hình 23.1

- HS trả lời câu hỏi→

HS nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận

I. Thể dị bội

- Khái niệm: Là dạng đột biến số lượng NST liên quan đến một cặp hoặc một vài cặp NST.

- Phân loại:

+ 2n-1: thể 1 nhiễm.

+ 2n+1: thể 3 nhiễm + 2n – 2: thể không nhiễm

+ 2n+2: thể tứ nhiễm

HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu sự phát sinh thể dị bội 1.Mục tiêu: - HS hiểu được nguyên nhân phát sinh thể dị bội

2.Phương pháp/kĩ thuật DH: Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, tia chớp, động não.

3.Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân 4.Phương tiện: quan sát hình và tài liệu sgk.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV y/c HS tự nghiên cứu

r kết hợp quan sát hình 23.2 SGK trả lời câu hỏi : ? Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:

+Trường hợp bình thường ? +Trường hợp bị rối loạn ?

? Giải thích sự hình thành các thể dị bội có (2n + 1) và (2n – 1) và vẽ sơ đồ.

? Nêu hậu quả của hiện tượng thể dị bội ? Lấy ví dụ

? Nêu ý nghĩa và ứng dụng của hiện tượng dị bội thể trong thực tiễn ?

- GV Y/c HS trả lời câu hỏi→ HS khác theo dõi

- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 23.2 SGK

- HS trả lời câu hỏi→ HS nhóm khác theo dõi nhận

II. Sự phát sinh thể dị bội

- Cơ chế phát sinh thể dị bội:

+ Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li dẫn đến tạo thành giao tử có (n+1) NST hoặc không có NST nào (n-1).

+ Trong thụ tinh: sự kết hợp của các giao tử bất thường này với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n + 1) NSTvà (2n - 1) NST.

- Vai trò:

+ Đa số có hại: Làm thay đổi

(11)

nhận xét, bỏ sung.

- Gv: yêu cầu hs tự rút ra kết luận

- GV chốt lại kiến thức

xét, bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận

hình thái, sinh lý của sinh vật, đa số vô sinh . . .

+ Một số có lợi: là nguyên liệu cho tiến hóa.

TIẾT 3:

HOẠT ĐỘNG 7: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể

1.Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.

2.Phương pháp/kĩ thuật DH: Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, tia chớp, động não.

3.Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân 4.Phương tiện: quan sát hình và tài liệu sgk.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - B1 Cho HS hoạt động nhóm, có 4

nhóm

Thời gian hoạt động nhóm: 7 phút Mỗi nhóm hoàn thành các nội dung sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Các dạng dạng bộ NST của cơ thể: 2n, 3n, 2n+1, n, 2n-1, 4n.

a. Hãy sắp xếp các bộ NST đã cho vào các nhóm sau:

+ Thể đơn bội:……….

+ Thể lưỡng bội:…………

+ Thể dị bội:……….

+ Nhóm còn lại:………..

b. Đặc điểm bộ NST của nhóm còn lại là gì? Nghiên cứu SGK và cho biết, nhóm này có bộ NST thuộc thể gì?

2. Hãy quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa hình 24.1, 24.2, 24.3 và trả lời câu hỏi:

a. Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản như thế nào?

b. Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?

B1. HS hoạt động nhóm. Có sự phân công nhóm trưởng, thư ký, thực hiện dưới sự quản lý của nhóm trưởng và giám sát giúp đỡ của giáo viên

B2.

1a.

+ Thể đơn bội: n + Thể lưỡng bội: 2n + Thể dị bội:2n+1, 2n-1

+ Nhóm còn lại:3n, 4n

1b. nhóm còn lại mỗi bộ NST đều có số lượng NST trong một cặp như nhau và nhiều hơn 2 NST.

Đây thuộc nhóm thể đa bội.

2a. mức bội thể của tế bào càng lớn thì kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản càng

III. Thể đa bội

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh

(12)

c. Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

B2 GV chỉ định bất gì học sinh thuộc các tổ trả lời lần lượt các câu hỏi đã thảo luận, sau đó thu phiếu kết quả hoạt động nhóm của HS.

B3. GV yêu cầu các nhóm trưởng nhận xét quá trình hoạt động của các thành viên trong nhóm, GV nhận xét và đánh giá quá trình, kết quả hoạt động nhóm

B4 GV chốt lại kiến thức bài học, cho HS ghi nội dung bài.

B5. GV bổ sung kiến thức về thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn. Đa bội hoá xảy ra phổ biến ở thực vật (HS có thể về nhà tìm hiểu kiến thức để giải thích nguyên nhân)

B6. GV dùng sơ đồ để củng cố lại các dạng đột biến NST bằng hình thức vấn đáp.

.

cao.

2b. dựa vào kích thước các cơ quan.

2c. ứng dụng giúp tăng sản lượng gỗ, sản lượng hoa màu, giúp nâng cao năng xuất

B3. Tổ trưởng đánh giá quá trình hoạt động của các thành viên

B4. HS lăng nghe, ghi bài

B5. HS lắng nghe B5. HS trả lời.

dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)àhình thành các thể đa bội.

- Dấu hiệu nhận biết:

tăng kích thước các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Ứng dụng:

+Tăng kích thước thân cành à tăng sản lượng gỗ.

+Tăng kích thước thân lá, củ à tăng sản lượng rau, hoa màu.

+Tạo giống có năng suất cao.

C. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 8: Củng cố 1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm trả lời câu hỏi.

2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề, động não.

3.Hình thức tổ chức: cá nhân 4.Phương tiện: vở học

5.Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi số 2 SGK trang 101

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Giao nhiệm vụ: Các em hãy trả lời các câu hỏi sau

(13)

Câu 1. Thế nào là đột biến cấu trúc Nhiễm Sắc Thể?

E. Là những biến đổi vê KH của cơ thể.

F. Là những biến đổi về số lượng Nhiễm sắc thể.

G. Là những biến đổi trong cấu trúc Nhiễm Sắc Thể.

H. Cả A và B

Câu 2. Dạng đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể nào gây hậu quả lớn nhất?

E. Mất đoạn NST F. Đảo đoạn NST G. Lặp đoạn NST H. Cả A và B

Câu 3. Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST là : E. Do các tác nhân vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST

F. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính.

G. Do chọn lọc tự nhiên H. Cả B và C

Câu 4. Ở ruồi giấm 2n=8, người ta đếm được trong tế bào của một cá thể có 9 NST, cá thể này thuộc thể đột biến nào sau đây? Chọn đáp án đúng:

A.Thể 3 nhiễm B.Thể 1 nhiễm C.Thể không nhiễm D.Thể 1 nhiễm kép

Đáp án: Câu 1. C, Câu 2. A. Câu 3. A -GV gọi đại diện HS trả lời

-GV nhận xét, kết luận.

-HS trả lời

HS: Đứng tại chỗ TL câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung

D. VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG 9: Vận dụng liên hệ thực tế cuộc sống.

1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích thực tế.

2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại 3.Hình thức tổ chức: cá nhân

4.Phương tiện: phấn viết

5.Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: giao nhiệm vụ : Hãy hoàn thành bài tập sau ( cá nhân)

1. Bài tập. Một NST có trình tự các gen phân bố : ABCDE FGH Cho biết : A, B,C, D, E, F, G, H : Kí hiệu các gen trên NST ; ( )

Tâm động. Do đột biến cấu trúc nên

HS: Nhận nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ

Câu 4.

- Dạng đột biến: Mất đoạn NST, Đoạn mất mang gen H

- Gây ung thư máu

(14)

các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE FG

- Xác định dạng đột biến

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây hậu quả gì?

2.Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội?

-GV gọi đại diện HS trả lời -GV nhận xét, kết luận.

- HS liên hệ thực tế và kiến thức bài học - HS trả lời

E. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Sưu tầm một số dạng đột biến hình thái ở thực vật, động vật và con người từ đó phân biệt, nhận dạng được các dạng đột biến? Ví dụ: Bệnh bạch tạng, hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh máu khó đông, đột biến màu sắc và số lượng bông ở lúa….

4. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 68.

- Đọc và nghiên cứu bài sau: Thường biến

* Chuẩn bị:

- Tranh ảnh minh họa thường biến.

- Ảnh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được.

- Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

- Các vật mẫu về thường biến

- Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong tối và ngoài sáng.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Ví dụ như tổ chức phân cấp của các kết quả tìm kiếm trang web thành các khái niệm dựa trên các chủ đề phổ biến, phân tích dữ liệu biểu hiện gen,

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

- Đứt một đoạn rất ngắn ở đầu mút thường ít gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đầu mút là nơi ngăn không cho các gen hoặc NST khác nhau liên kết với nhau, mất đầu mút có

Thể dị đa bội: làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào.. Thể song nhị bội là thể đột biến mà trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm