• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 4: s11209_175201914

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 4: s11209_175201914"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ XÃ HỘI Năm học 2018 – 2019

Mã đề 02

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN : LỊCH SỬ 7 Ngày kiểm tra: 19/4/2019

Thời gian: 45 phút

Họ, tên học sinh:... Lớp: ...

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Ghi ra giấy bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Biết tin quân Tây Sơn nổi dậy ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã:

A. đưa quân vào trợ giúp nghĩa quân B. đưa quân vào giúp chúa Nguyễn C. đưa quân vào đánh chiếm Phú Xuân D. phòng thủ kiên cố ở giới tuyến Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài kéo dài nhất?

A. Nguyễn Dương Hưng B. Hoàng Công Chất

C. Lê Duy Mật D. Nguyễn Hữu Cầu

Câu 3: Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là A. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm

B. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp

C. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn D. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn

Câu 4: Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

B. Xóa bỏ sự chia cắt 2 miền, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước C. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

D. Thiết lập vương triều Tây Sơn

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII B. Đầu thế kỉ XVIII C. Giữa thế kỉ XVIII D. Cuối thế kỉ XVIII Câu 6: Tính chất của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm B. Cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc

D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến

Câu 7: Phong trào nông dân Đàng Ngoài kéo dài bao nhiêu năm?

A. 50 năm B. 30 năm C. 40 năm D. 20 năm

Câu 8: Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Trong suy yếu B. Phong trào nông dân bị đàn áp C. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ D. Đất nước được thống nhất

Câu 9: Khi chúa Trịnh đánh Phú Xuân, quân Tây Sơn rơi vào thế bất lợi, Nguyễn Nhạc đã làm gì?

A. Hòa với chúa Nguyễn B. Đối đầu với cả 2 thế lực Trịnh, Nguyễn C. Hòa với cả 2 thế lực Trịnh, Nguyễn D. Hòa với chúa Trịnh

Trang 1/2 - Mã đề 02

(2)

Câu 10: Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc với danh nghĩa gì?

A. Phù Lê diệt Nguyễn B. Phù Nam diệt Bắc C. Phù Lê diệt

Mạc D. Phù Lê diệt Trịnh

Câu 11: Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

A. Năm 1775 B. Năm 1771 C. Năm 1791 D. Năm 1789 Câu 12: Thế kỉ XVIII, tình hình chính trị Đàng Ngoài như thế nào?

A. Rất ổn định B. Ngoại thích nắm quyền

C. Suy sụp D. Bị nhà Thanh xâm chiếm

Câu 13: Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ cử ai ra diệt Nguyễn Hữu Chỉnh?

A. Vũ Văn Nhậm B. Ngô Văn Sở C. Nguyễn Thiếp D. Nguyễn Văn Duệ Câu 14: Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào?

A. Tây Sơn hạ đạo B. Tây Sơn thượng đạo C. Phủ Quy Nhơn D. Gia Định

Câu 15: Nguyễn Ánh đánh vào Thăng Long, Nguyễn Quang Toàn thua trận rút chạy và bị bắt tại đâu?

A. Bắc Giang B. Hà Giang C. Lạng Sơn D. Cao Bằng

Câu 16: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì?

A. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh

C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh thống nhất đất nước D. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh

Câu 17: Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn có thái độ như thế nào?

A. Mở cuộc tiến công xâm lược B. Thần phục

C. Mềm dẻo, kiên quyết D. Đối đầu

Câu 18: Đối với các nước phương Tây, các vua Nguyễn có thái độ như thế nào?

A. Khước từ mọi tiếp xúc B. Mở cuộc tiến công xâm lược

C. Mềm dẻo, kiên quyết D. Thần phục

Câu 19: Từ năm 1776 đến 1783 nghĩa quân Tây Sơn mấy lần đánh vào Gia Định?

A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 20: Nguyễn Ánh đánh chiếm được Quy Nhơn vào thời gian nào?

A. 6/1801 B. 7/1801 C. 8/1801 D. 9/1801

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Để khôi phục kinh tế văn hóa đất nước, Quang Trung đã đề ra những biện pháp gì?

Câu 2 (3 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả của trận Rạch Gầm – Xoài Mút . Từ những chiến thắng của nghĩa quân hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau.

-Hết-

Trang 2/2 - Mã đề 02

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt

- Mục tiêu: HS biết được nghĩa quân Tây Sơn Hạ thành Phú Xuân- tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh - PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, kể chuyện - KT: Hỏi trả lời,

Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang4. Các chúa Nguyễn đã có biện pháp

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn

Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp.. Sĩ phu, văn thân yêu nước

Câu 13: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn.. Đánh bại quân xâm

Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn Câu 5: Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào..