• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài A"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi gồm 03 trang)

KỲ THI KS HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS LẦN II, NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 924

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : ( Từ câu 01 đến câu 04)

“Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.

( SGK Lịch sử 7, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2012, tr.131) 01. Ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

A. Sông Bến Hải (Quảng Trị). B. Sông La (Hà Tĩnh).

C. Sông Gianh (Quảng Bình). D. Không phải các vùng trên.

02. Ai là người có công lớn troe beng việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và eábvchính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

A. Nguyễn Nhạc B. Nguyễn Huệ

C. Nguyễn Lữ D. Nguyễn Hữu Chỉnh 03. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ vào thời gian

A. 1771 B. 1772 C. 1773 D. 1774 04. Lãnh đạo phong trào Tây Sơn gồm những ai?

A. Nguyễn Nhạc. B. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Lữ. D. Cả 3 anh em Tây Sơn.

Câu II: (Trả lời các câu hỏi từ 05 đến 12) 05. Tên nước ta ở thời Lý là gì?

A. Đại Việt B.Đại Cồ Việt C.Vạn Xuân D. Đại Ngu

06. Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” ?

A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô B. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô

C. Khẳng định sự đau xót của vua trước việc phải dời đô D. Khẳng định long yêu nước của nhà vua

07. “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn sang tác vào năm nào?

A. 1010 B.1020 C.1789 D.1858 08. Tên kinh đô của hai triều đại Đinh,Lê là gì?

A.Huế B.Cổ Loa C.Hoa Lư D. Thăng Long 09. Thành Đại La được sông nào bao quanh và núi nào che mặt Tây, mặt Bắc?

A. Sông Đà- Núi Tam Đảo – Núi Thái Sơn B.Sông Bạch Đằng- Núi - Núi Ba Vì

C. Sông Cửu Long- Núi Tam Đảo- Núi Ngự D. Sông Hồng- Núi Tam Đảo – Núi Ba Vì

Mã đề 924 Tr1/3 ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

10. “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Nguyên C. Thời kì nước ta chống quân Minh D. Thời kì nước ta chống quân Thanh

11. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu nghi vấn B.Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán 12. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

“ Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

A. Hành động trình bày C. Hành đông bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi D. Hành động điều khiển

Trả lời câu hỏi từ câu 13 đến câu 16

13. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, ba nước Đông Dương là thuộc địa của nước A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Hà Lan.

14. Ai được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?

A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định.

15. Học thuyết Tam dân do ai khởi xướng?

A. Vua Quang Tự. B. Khang Hữu Vi.

C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu.

16. Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?

A. 25 bản. B. 30 bản. C. 35 bản. D. 40 bản.

Câu III. ( Trả lời các câu hỏi từ 17 đến 24) 17. Hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới là:

A. Đông Á và Bắc Á. B. Nam Á và Đông Nam Á.

C. Đông Bắc Á và Tây Á. D. Tây Nam Á và Đông Á.

18. Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn trên thế giới (65% lượng dầu và 25% lượng khí đốt) hầu hết tập trung ở ven bờ:

A. Biển Cax-pi. B. Biển Đen. C. Biển Đỏ. D. Vịnh Pec - xích.

19. Đảo lớn nhất nước ta là:

A. Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). B. Phú Quốc (Kiên Giang).

C. Cái Bầu (Quảng Ninh). D. Phú Quý (Bình Thuận).

20.Vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam cộng với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng từ đường cơ sở ra là:

A. 80 hải lí. B. 120 hải lí. C. 200 hải lí. D. 240 hải lí.

21. Thành phố có số dân cao nhất các nước châu Á là:

A. Tô - ky - ô của Nhật Bản. B. Bắc Kinh của Trung Quốc.

C. Xơ – un của Hàn Quốc. D. Niu Đê - li của Ấn Độ.

22. Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc:

A. Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu. B. Quảng Nam, Khánh Hòa.

C. Quảng Nam, Phú Yên. D. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

23.Từ Bắc vào Nam, phần đất liền lãnh thổ nước ta nằm ở:

A. 15 vĩ độ. B. 18 vĩ độ. C. 20 vĩ độ. D. 22 vĩ độ.

Mã đề 924 Tr2/3

(3)

24. Quốc gia nào sau đây của khu vực Đông Nam Á có lãnh thổ nằm hoàn toàn trong nội địa?

A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Việt Nam. D. Thái Lan.

Câu IV. Trả lời các câu hỏi sau: ( Từ câu 25 đến câu 30) 25. Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Tổ chức cá độ bóng đá. B. Đi học muộn.

C. Nói chuyện riêng trong giờ học. D. Không làm bài tập về nhà.

26. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật:

A. Đánh nhau gây thương tích.

B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố.

C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.

D. Dùng điện thoại di động rồi nhắn tin trong giờ học.

27. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động tự giác và sáng tạo:

A. Làm theo ý mình, không cần theo đúng quy trình sản xuất.

B. Làm việc hết mình và luôn tìm tòi cải tiến nâng cao chất lượng công việc.

C. Chỉ làm cho xong việc mà mình được giao.

D. Luôn làm theo đúng kích thước đã được hướng dẫn.

28. Câu nói nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng pháp luật:

A. Phép vua thua lệ làng. B. Bênh lí không bênh thân

C. Cầm cân nảy mực. D. Chớ tha kẻ gian, chớ oan người ngay.

29. Câu thành ngữ nào sau đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:

A.Lá lành đùm lá rách. B.Tương thân tương ái

C. Đâm bị thóc chọc bị gạo. D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

30. Câu ca dao sau nói đến phẩm chất nào của con người.

“ Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê”.

A. Giữ chữ tín. B. Tôn trọng người khác.

C. Tôn trọng lẽ phải. D. Liêm khiết.

--- HẾT ---

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Mã đề 924 Tr3/3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với sự khôn khéo và thân thiện, Nguyễn Nhạc và những người em của mình đã chiếm được tình cảm quý mến của người dân Tây Nguyên, họ gọi ông là Tơ Mo Bok (vua Trời,

“Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền

Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sớuy sụp, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong

Câu 3: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc.. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau

+Nhiệt độ truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn... Các em đã biết sau cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn đất nước ta bị chia cắt hơn 200 năm. Trải qua hơn 2 TK, chính quyền

Câu 35: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét nói lên đặc điểm nào của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.. Bồi tụ

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn