• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Toán 3 tuần 26 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Toán 3 tuần 26 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Toán tuần 26 tiết 1

Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tiền Việt Nam.

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4 (có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp).

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Nhận biết các loại tiền Việt Nam đang lưu hành, các phép tính về tiền (18 phút)

* Mục tiêu: Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại tiền đồng, rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?

- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài - Cho HS nêu cách làm - Chốt lại

+ Yêu cầu HS xác định số tiền trong mỗi ví.

+ So sánh kết quả vừa tìm được.

- Yêu cầu HS tự làm.

- Gọi HS trả lời miệng

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, chốt lại

Bài 2a; b: Phải lấy ra tờ giấy bạc nào để có số tiền ở bên phải?

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS nêu cách làm

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 2 HS trả lời - Nhận xét.

(2)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS quan sát bài trong SGK - Cho HS học nhóm đôi

- Gọi nhiều HS phát biểu theo nhiều cách khác nhau - Nhận xét, chốt lại, tuyên dương nhóm nào làm bài nhanh.

Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK - Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi 3 HS trả lời - Nhận xét, chốt lại

b. Hoạt động 2: Giải toán văn (8 phút)

* Mục tiêu: Củng cố giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

* Cách tiến hành Bài 4: Toán giải

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho học nhóm 4 làm vào bảng nhóm - Cho HS nhận xét

- Chú ý nhắc HS đơn vị tiền Việt Nam là đồng

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Quan sát các tranh trong bài tập - Học nhóm đôi

- Phát biểu

- Quan sát tranh - Thảo luận nhóm đôi - 3 HS trả lời

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Học nhóm 4

- Nhận xét và bổ sung Bài giải

Số tiền mẹ đã mua là:

6700 + 2300 = 9000 (đồng) Số tiền cô bán hàng phải trả là:

10 000 – 9000 = 1000 (đồng) Đáp số: 1000 đồng.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 26 tiết 2

Làm Quen Với Số Liệu Thống Kê (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với dãy số liệu.

2. Kĩ năng: Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu (7 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu.

* Cách tiến hành:

 Quan sát để hình thành dãy số liệu:

- Cho HS quan sát bức tranh treo trên bảng và hỏi:

+ Bức tranh này nói về điều gì?

- Gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn và 1 HS khác ghi tên các số đo.

- Giới thiệu: “Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu”

 Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.

- Hỏi: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?

Số 130 cm là số thứ mấy trong dãy?

Số 118 cm là số thứ mấy trong dãy?

- Hỏi: Dãy số liệu trên có mấy số?

- Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao để được danh sách.

- Gọi HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu đọc chiều cao của từng bạn

- Thứ tự các số ghi trên bảng chính là dãy số liệu b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng vào làm bài

* Cách tiến hành:

Bài 1: Dựa vào dãy số liệu, trả lời câu hỏi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài

- Cho HS học nhóm đôi 1em hỏi -1 em đáp (và

- Quan sát tranh.

- Suy nghĩ và trả lời.

- 1 HS đọc, 1 HS lên bảng ghi

- Phát biểu cá nhân

- 1 HS lên bảng ghi - Vài HS đọc

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học nhóm đôi

(4)

ngược lại).

- Gọi 1 số nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại.

Bài 2: (dành cho học sinh khá giỏi làm thêm).

Nhìn vào dãy số liệu để trả lời câu hỏi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Cho HS cá nhân - Gọi HS trả lời - Nhận xét, chốt lại

Bài 3: Hãy viết số kg gạo của 5 bao

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cho học cá nhân

- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 số nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - Học cá nhân

- Phát biểu - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Học cá nhân

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Lớp nhận xét, chọn bạn thắng cuộc

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 26 tiết 3

Làm Quen Với Số Liệu Thống Kê (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê hàng, cột.

2. Kĩ năng: Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân biệt các số liệu của một bảng. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Học sinh hát đầu tiết.

(5)

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu (12 ph)

* Mục tiêu: Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê của ba gia đình và trả lời câu hỏi:

+ Bảng thống kê nói lên điều gì?

+ Cấu tạo của bảng thống kê bao gồm mấy hàng, mấy cột.

+ Hàng trên ghi gì?

+ Hàng dưới ghi gì?

- Hướng dẫn HS đọc số liệu của bảng.

 Giáo viên kết luận:

+ Ba gia đình được ghi trong bảng là: gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng.

+ Gia đình cô Mai có 2 con, gia đình cô Lan có 1 con, gia đình cô Hồng có 2 con.

b. Hoạt động 2: Thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng vào để làm bài

* Cách tiến hành:

Bài 1: Dưạ vào bảng trong sách giáo khoa hãy trả lời câu hỏi.

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Cho HS học nhóm đôi - Gọi 1 số nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại.

Bài 2: Nhìn vào bảng thống kê, trả lời câu hỏi.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, chốt lại

- Quan sát hình.

- Suy nghĩ và trả lời.

- Đọc theo hướng dẫn của GV

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Học nhóm đôi - 1 số nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét.

(6)

Bài 3: Nhìn vào bảng thống kê, trả lời câu hỏi (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Đặt hệ thống câu hỏi cho HS phân tích cấu tạo của bảng thống kê về hàng, cột

- Gọi 1 HS đọc số mét vải trắng và vải hoa ở từng tháng

- Yêu cầu cả lớp bài vào vở; 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, chốt lại

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.

- 1 HS đọc

- Làm bài vào vở; 1 HS làm bảng lớp - Nhận xét.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 26 tiết 4

Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về bảng số liệu.

2. Kĩ năng: Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.

Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Thực hành lập bảng số liệu (8 ph)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách lập bảng số liệu

(7)

dựa vào các dữ liệu đã cho

* Cách tiến hành:

Bài 1: Hãy điền số liệu thích hợp vào chỗ trống - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn cách làm:

+ Bảng trên nói điều gì?

+ Ô trống ở cột 2 ta phải điền gì?

+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?

- Cho HS làm bài vào SGK, 1 HS lên bảng làm - Mời 3học sinh đứng lên đọc kết quả

- Nhận xét, chốt lại

- KL: Phải lập bảng số liệu 1 cách chính xác

b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí số liệu của 1 bảng (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách xử lí số liệu của 1 bảng

* Cách tiến hành

Bài 2: Dựa vào bảng thống kê trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Hướng dẫn HS làm phần a bằng hệ thống câu hỏi

- Phần b cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại

c. Hoạt động 3: Thực hành xử lí số liệu của 1 dãy (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách phân tích số liệu của 1 dãy

* Cách tiến hành:

Bài 3: Nhìn vào dãy số liệu, hãy khoanh vào câu đặt trước câu trả lời đúng

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Trả lời các câu hỏi

- Cả lớp làm bài vào SGK; 1HS lên bảng làm.

-3 HS đọc kết quả - Nhận xét

- 1HS đọc yêu cầu của đề bài - Làm theo hướng dẫn của GV

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng thi làm nhanh

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

(8)

- Yêu cầu HS bài vào vở, 1 HS làm trên bảng - Nhận xét, chốt lại

- Nhắc nhở HS khi làm bài cần chú ý đọc kĩ các con số, năm, tháng…,tránh nhầm lẫn

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp làm bài vào vở; 1HS lên bảng làm - Nhận xét.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 26 tiết 5

Kiểm Tra

I. MỤC TIÊU:

Tập trung vào việc đánh giá: Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số;

xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần liên tiếp; nhân (chia) số có bốn chữ số (cho) số có một chữ số. Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ. Biết số góc vuông trong một hình. Giải toán bằng hai phép tính.

II. ĐỀ BÀI THAM KHẢO:

Phần A:

Phần B

(9)
(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số).. 2.Vận dụng phép

Lưu ý: Ở lần chia thứ hai hoặc thứ ba, số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương theo lần chia đó... Các bước thực hiện chia số có bốn chữ số

Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số).. 2.Vận dụng phép

- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).. - Vận dụng phép nhân để làm tính và giải

• Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ một lần).. • Vận dụng phép nhân để làm tính và

- Về nhà các em xem lại các bài tập đã làm - Chuẩn bị cho bài học sau

Vận dụng phép nhân vào giải toán.... RUNG

Nêu đường kính và bán kính trong hình tròn tâm O:O.