• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà trang 12 | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà trang 12 | Kết nối tri thức"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Hoạt động mở đầu

Câu hỏi (trang 12 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Em đã nhìn thấy cháy nhà chưa? Ở đâu?

Trả lời:

Em đã từng nhìn thấy cháy nhà trong thực tế. Ở nhà Bác em. Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nhà đó là do chập điện.

Hoạt động khám phá

Câu 1 (trang 12 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Quan sát hình và cho biết:

- Điều gì có thể xảy ra trong mỗi hình?

- Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?

- Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà.

(2)

Trả lời:

- Điều có thể xảy ra trong mỗi hình: Cháy nhà - Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà:

+ Hình 1: cháy nhà cho không cẩn thận đối với những vật dễ bén lửa (đốt lửa gần cây rơm.

+ Hình 2: chập điện

+ Hình 3: chập điện do vừa sạc vừa chơi điện thoại.

+ Hình 4: cháy nhà cho nghịch lửa.

- Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà:

+ Tàn thuốc lá

+ Các vật, chất dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, hóa chất,…

+ Không cẩn thận trong sử dụng thiết bị điện.

+ ….

Câu 2 (trang 12 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Nêu những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hoả hoạn.

(3)

Trả lời:

Những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hoả hoạn:

- Thiệt hại về người:

+ Tổn hại về tính mạng + Bị thương

+….

- Thiệt hại về tài sản:

+ Tài sản bị thiêu rụi + Nhà cửa bị cháy + …

Câu 3 (trang 13 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Mọi người trong hình đang làm gì? Nêu nhận xét của em về các cách ứng xử của mọi người trong hình đó.

(4)

Trả lời:

- Mọi người trong tranh đang:

+ Tranh 1: Các học sinh đang tìm lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ + Tranh 2: Hai mẹ con đang cầu cứu

+ Tranh 3: Mọi người đang gọi 114

+ Tranh 4: Cậu bé đang dập lửa bằng nước.

- Nhận xét về cách ứng xử:

+ Tranh 1: Cách ứng xử của bạn rất đúng. Vì khi xảy ra hỏa hoạn không nên sử dụng thang máy.

+ Tranh 2: Cách ứng xử của người mẹ rất hợp lý. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu để nhận được sự giúp đỡ.

(5)

+ Tranh 3: Cách ứng xử của mọi người rất đúng. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu cứu và gọi 114 để nhận được sự giúp đỡ.

+ Tranh 4: Cách ứng xử của cậu bé là không nên. Vì cậu còn bé, dập nước như vậy rất nguy hiểm. Cần thông báo cho người lớn để tìm hướng xử lí.

Hoạt động thực hành

Câu 1 (trang 13 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:

Trả lời:

Các thứ dễ gây cháy Nguy cơ gây cháy Đề xuất của em

Can xăng Để gần bếp lửa Không để gần bếp lửa

Sách vở Để gần bếp lửa Không để gần bếp lửa

Bàn là Không tắt bàn là dẫn đến

nóng

Tắt khi không sử dụng

Bật lửa, diêm Trẻ em nghịch Để xa tầm tay trẻ em

ổ điện Quá tải điện Không cắm quá nhiều

thiết bị điện gần nhau, cùng một ổ cắm

….

(6)

Câu 2 (trang 14 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì?

- Hãy trao đổi và đưa ra cách xử lí.

- Thực hành.

Trả lời:

- Cách xử lí:

+ Thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Không thoát hiểm bằng thang máy + Chạy ra ban công kêu cứu để mọi người giúp đỡ, gọi 114.

(7)

+ Dùng khăn ướt thấm nước bịt mồm và mũi.

- Học sinh thực hành xử lí tình huống.

Câu 3 (trang 14 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Sau khi thực hành, em hãy:

- Nhận xét cách xử lí của các bạn.

- Đề xuất cách xử lí khác để đảm bảo an toàn.

Trả lời:

Học sinh nhận xét cách xử lí của các bạn.

Hoc sinh đề xuất cách xử lí như câu 2.

Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 15 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau?

Trả lời:

Em sẽ ngay lập tức thông báo cho bố mẹ hoặc người lớn để xem xét và tìm cách xử lí phù hợp. Không tự ý sửa chữa vì có thể dẫn đến cháy nổ bình ga, rất nguy hiểm.

(8)

Câu 2 (trang 15 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh cháy nhà.

Trả lời:

- Nên làm:

+ Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

+ Tắt bàn là khi không sử dụng.

+ Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

+ Không để trẻ nhỏ ở gần các thiết bị điện, vật, chất dễ cháy.

+ Không cắm nhiều thiết bị điện cùng một ổ điện.

+ Không để các thiết bị điện quá gần nhau.

+ Khóa van bình ga sau khi sử dụng.

+Không nên để ổ điện quá thấp.

+…

- Không nên làm:

+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần nhau.

+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần tầm tay trẻ em.

(9)

+ Cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một dây dẫn.

+ Không khóa van bình ga sau khi sử dụng.

+ Không tắt bàn là sau khi sử dụng.

+…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em suy nghĩ và viết những điều cần làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống vào chỗ trống.. Phương

Câu 1 trang 17 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Tìm hiểu và ghi lại một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo

- Những việc làm có lợi cho cơ quan vận động như: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục, đảm bảo an toàn khi chơi thể thao,….. Câu 2 trang 82 SGK Tự nhiên

Học sinh chia sẻ với người thân về những hoạt động kết nối cộng đồng mà em đã tham gia.

+ Từ năm 1974 đến nay, liên tục được công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc cấp TP (nay là Tập thể Lao động xuất sắc). + Công đoàn liên tục được công nhận “Công

- Ăn quá nhanh, nhai không kĩ: nghẹn, dễ bị sặc, thức ăn rơi vào thực quản rất nguy hiểm... - Không ăn

+ Châu Á tiếp giáp Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương + Châu Phi tiếp giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.. + Châu Âu tiếp giáp với Đại Tây

+ Năng lượng điện: Ta thấy năng lượng điện dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác ví dụ như: điện năng chuyển hóa thành cơ năng trong khi sử dụng