• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thế nào là miêu tả

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thế nào là miêu tả"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ

MIÊU TẢ - MIÊU TẢ NỘI TÂM – NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ PHẦN 1: MIÊU TẢ

I. KIẾN THỨC

1. Thế nào là miêu tả?

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

=> Miêu tả và biểu cảm là yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố mạnh đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Muốn miêu tả thành công người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, xự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau đối với miêu tả trong văn miêu tả

- Giống nhau: Trong cả văn tự sự, văn biểu cảm hay văn miêu tả thì miêu tả và biểu cảm cùng miêu tả hay biểu đạt thái độ của người viết.

- Khác nhau:

+ Trong văn miêu tả: miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính để miêu tả một cách hấp dẫn, sinh động, và thể hiện những tình cảm cảm xúc thật sâu sắc, xúc động.

+ Còn trong văn tự sự thì miêu tả chỉ đóng là yếu tố phụ nhưng là yếu tố không thể thiếu.

Khi miêu tả trong văn tự sự thì miêu tả rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để làm nổi lên diễn biến của một câu chuyện tự sự.

3. Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả trong văn tự sự

- Căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và gợi cảm.

(2)

II. LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ: đọc văn bản, chỉ ra chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa;

những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

(Hoàng Lê Nhất Thống chí – Ngô gia văn phái)

PHẦN 2: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ I. KIẾN THỨC

- Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn.

- Miêu tả nội tâm có 2 hình thức:

Trực tiếp: Gián tiếp

 Suy nghĩ

 Tình cảm

 Cảm xúc

 Cảnh vật

 Hình thức

 Nét mặt, cử chỉ

(3)

II. LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ: đọc văn bản, chỉ ra những câu văn miêu tả tâm trạng.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.

Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ!

Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc – Nam Cao) PHẦN 3: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC

- Nghị luận trong văn bản tự sự là:

Nghị luận là nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí, làm cho người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó.- Tác dụng:

+ Làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.

- Các loại từ và câu thường sử dụng:

+ Dùng những câu khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu … thì …, không những … mà còn …, càng … càng …, vì thế … cho nên …

+ Dùng các từ mang tính chất lập luận: Tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, …

Nằm trong lời đối thoại của các nhân vật

Nằm trong phần cuối của câu chuyện – Thể hiện qua lời kể của người kể chuyện Vị trí

(4)

II. LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ: Tìm những câu văn có yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên.

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương, không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn gì nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

(Nam Cao – Lão Hạc) PHẦN 4: TỔNG KẾT

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT TỔNG KẾT TỪ VỰNG I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Từ đơn và từ phức

- Từ đơn: từ có một tiếng có nghĩa tạo thành.

VD: nhà, cửa, xe, bút, sách…

- Từ phức: từ có hai tiếng trở lên tạo thành.

VD: sách vở, xe cộ, lấp lánh…

2. Thành ngữ:

- Là những cụm từ mang nghĩa cố định được sử dụng hằng ngày.

- Nghĩa của nó không thể giải thích bằng nghĩa của các từ đơn lẻ.

VD: Nhanh như chớp, trắng như vôi, nhát như cáy…

3. Nghĩa của từ:

- Là nội dung mà từ biểu thị

Bài văn tự sự trở nên hấp dẫn, gợi cảm.

Nhân vật trong câu chuyện trở nên sinh động, gần gũi.

Khiến cho người đọc phải suy tư, trăn trở về vấn đề trong câu chuyện đặt ra.

(5)

VD: nghĩa của từ “đi” hoạt động di chuyển bằng chân của người, động vật.

4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một, hoặc một số nghĩa chuyển của nó.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ dựa trên 2 phương thức: hoán dụ và ẩn dụ VD: Từ “mặt”

+ Nghĩa gốc chỉ bộ phần trên cơ thể con người, phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm

+ Nghĩa chuyển: mặt bàn, mặt ghế, mặt kính, mặt đồng hồ…

5. Từ đồng âm:

- Là những từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau về nghĩa.

VD: Kho

- Danh từ: Cái kho - Động từ: Kho (kho cá) 6. Từ đồng nghĩa

- Là những từ giống nhau hoặc có nét tương đồng với nhau về mặt ý nghĩa.

VD: Bố = Cha Củ = trái = quả 7. Từ trái nghĩa

- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau VD. sáng- tối, đóng- mở, vui- buồn…

8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

- Là sự khái quát nghĩa của từ ngữ theo những cấp độ khác nhau (rộng- hẹp) Ví dụ: nghĩa của từ vũ khí khái quát nghĩa của từ: lê, mác, súng, đại bác…

9. Trường từ vựng:

- Là tập hợp những từ có chung ít nhất một nét về nghĩa

Ví dụ trường từ vựng thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá…

10. Từ mượn

- Từ mượn là những là những từ vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm ,… mà tiếng Việt chưa có từ thật sự thích hợp để biểu thị.

- Phân loại: 2 loại từ mượn

(6)

+ Từ mượn tiếng Hán (Hán Việt)

+ Từ mượn ngôn ngữ khác (Anh, Pháp, Nga,…) 11. Từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là những từ có yếu tố Hán Việt

=> Đây là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.

12. Từ tượng hình – Từ tượng thanh

- Từ tượng hình: Là những từ gợi tả hình ảnh của sự vật - Từ tượng thanh: Là những từ mô phỏng âm thanh của sự vật 13. Biện pháp tu từ

S T T

Tên biện pháp Khái niệm Dấu hiệu nhận biết Ví dụ

1 So sánh

Đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác.

Có các từ so sánh:

“như”, “là”, “hơn”,

“kém”,...

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

- Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn.

2 Nhân hóa

Sử dụng những từ ngữ gọi người để gọi đồ vật, cây cối,...

- Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.

- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động người cho vật

- Trò chuyện xưng hô với vật

- Anh bàn, chị bút, bác bảng,...

- Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

- Trâu ơi ta bảo trâu này.

3 Ẩn dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng (giống nhau).

- Giống hình thức - Giống cách thức - Giống phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác

- Cái lòng đỏ trứng gà đang lặn.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Người cha mái tóc bạc.

- Ánh nắng chảy đầy vai.

(7)

4 Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật hiện tượng khác có sự gần gũi (liên quan).

- Bộ phận chỉ toàn thể - Vật chứa chỉ vật bị chứa

- Cụ thể chỉ trừu tượng - Dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật

- Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- Làng tôi anh dũng, kiêng cường.

- Một cây làm chẳng nên non.

- Áo nâu liền với áo xanh.

5 Điệp ngữ lặp lại từ, câu trong khi diễn đạt

Từ, câu được lặp lại mang sắc thái nhấn mạnh.

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

6 Nói quá Nói phóng đại một sự việc, hiện tượng

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

7 Nói giảm, tránh

Lối nói tế nhị, giảm nhẹ đau buồn, lịch sự

Bác đã lên đường theo Tổ tiên

Mác – Lênin thế giới người hiền

8 Chơi chữ

Lợi dụng sự đặc sắc về âm, nghĩa tạo sắc thái dí dỏm

Con cá đối bỏ vô cái cối đá Con mèo cái nằm trên cái mái kèo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Tám câu thơ cuối đoạn đã diễn tả tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

Con Mèo Hung Giới thiệu con Tả hình dáng con Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con Cảm nghĩ đối với con Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần: 1...

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 162 cho các em học sinh tham khảo, củng cố vốn từ hoàn thiện bài văn miêu tả đồ

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật.. Câu 1 (trang 151 sgk Tiếng

Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả..?. BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối T ập làm văn– Lớp 4 Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.. G D.. Tập

HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân