• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 47,48

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

-Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết lắng nghe và phản hồi tích cực.

* Năng lực đặc thù:

- Biết cách đọc hiểu một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ trong văn bản tự sự.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu. Từ đó, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức sưu tầm, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

4. Các nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị trách nhiệm, trung thực, hợp tác II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Trò chơi Ô cửa bí mật c. Sản phẩm: tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(2)

? Đọc kĩ câu văn tự sự sau và cho biết nhà văn đã sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm bằng cách nào?

"... Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng..."

("Trong lòng mẹ" trích "Những ngày thơ ấu"- Nguyên Hồng)

? Từ ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến sản phẩm:

- Nhà văn đã sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm bằng cách trực tiếp để thể hiện những cảm xúc, ý nghĩ của chú bé Hồng khi ngồi trong lòng mẹ.

- Tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm: Khắc hoạ sinh động, cụ thể nỗi vui mừng, hạnh phúc, sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.

- Giúp cho việc xây dựng nhân vật cụ thể hơn, sinh động hơn, nhờ tái hiện được những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt : Các em thấy trong văn bản tự sự, ngoài việc sử dụng những yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện những ý nghĩ, cảm, xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật, đôi lúc chúng ta còn thể hiện những ý kiến, quan điểm, tư tưởng, đáng giá để người đọc, người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Khi đó chúng ta sẽ kết hợp hình thức lập luận với các yếu tố tự sự khi diễn đạt. Vậy các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự được kết hợp như thế nào? Nó có tác dụng ra sao, bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự b. Nội dung: kiến thức về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự c. Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi ghi trong phiếu bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Chiếu hai đoạn văn, yêu cầu HS:

1) Quan sát 2 đoạn văn và cho biết ở mỗi đoạn là lời của ai nói với ai? Nội dung là gì?

2) THẢO LUẬN NHÓM:

Nhóm 1: PTBĐ chính của hai đoạn văn? Trong hai

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

1. Phân tích ngữ liệu:

(3)

đoạn văn ấy có yếu tố nghị luận không? Tìm những câu văn có tính chất nghị luận trong hai ví dụ (a), (b) ?

Nhóm 2:Tìm các luận điểm, luận cứ và cách lập luận mà các NV (trong mỗi đoạn trích) đưa ra?

Nhóm 3: Xđ các từ, các câu dùng để lập luận?

(kiểu câu, ý nghĩa của các tư, câu đó ?)

3) a. Các yếu tố nghị luận trên có phù hợp với nội dung mỗi đoạn và các nhân vật trong đoạn văn không ?

b.Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích, hãy nêu dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố NL trong văn bản tự sự ? GV : gợi ý ? Nghị luận thực chất là gì? Tác dụng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Đoạn a:

- Suy nghĩ nội tâm của ông giáo- nói với chính mình.

- Nội dung suy nghĩ ấy là: thuyết phục chính mình rằng vợ mình không phải là người xấu.

Đoạn b:

- Lời đối thoại của Thuý Kiều với Hoạn Thư.

- Nội dung chủ yếu nói về: Hoạn Thư biện minh cho mình để gỡ tội.

GV: => kẻ bảng: để chốt phần trả lời của HS vào bảng:

Yếu tố NL trong

văn TS

Đoạn văn (a) Đoạn văn (b)

Các câu văn N.luận

- Trừ câu “chao ôi”

- T.Kiều : 6 câu đầu.

- Hoạn Thư: “Rằng tôi ... thương bài nào chăng”

Các luận điểm, luận cứ

- Nêu vấn đề:

“Đối với những ngườithương

- P.triển vấn đề : “vợ tôi...

4 luận điểm:

Lđ1: Nêu lẽ thường tình.

Lđ2: Kể công.

Lđ3: Kêu gọi sự đồng cảm.

- Là đoạn văn tự sự:

+ Đoạn a: Những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông Giáo.

+ Đoạn b: Cuộc đối thoại của Thuý Kiều và Hoạn Thư.

- Có các yếu tố nghị luận:

+ Câu có t/c NL

+ Các luận điểm, luận cứ + Cách lập luận

+ Từ - câu dùng để NL

(4)

che lấp mất”.

- KTVĐ: Tôi biết ... nỡ giận”

Lđ4: nhận tội và đề cao TK.

Cách lập luận

- Có hệ thống, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, hợp lý -> có sức thuyết phục

- Khúc triết, rõ ràng, sắc sảo, có lí, có tình thuyết phục

Từ và câu dùng để lập luận

- Câu k/định, phủ định: ngắn, rõ.

- Câu ghép có cặp QHT hô ứng.

- Từ dùng với: ý hỏi, kđ, phủ định, chỉ trình tự, chỉ ý khái quát, tổng kết, mâu thuẫn...

3)

a) - Đoạn văn (a): Phù hợp với t/cách của NV ông giáo - một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người; luôn suy nghĩ, trăn trở về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.

- Đoạn văn (b):

+ Cuộc đối thoại diễn ra dưới hình thức NL + Cũng rất phù hợp với một phiên toà.

Trước toà án : điều quan trọng là phải trình bày lý lẽ, d/c; nhân chứng, vật chứng... sao cho thuyết phục.

Kiều là quan toà, H.Thư là bị cáo -> mỗi bên đều có lập luận riêng.

b) NL thực chất là suy nghĩ, đánh giá, bàn luận (các cuộc đối thoại với các n/xét, phán đoán, lí lẽ) nhằm thuyết phục người nghe, người đọc hoặc thuyết phục chính mình về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó....

Bước 4: Kết luận, nhận định HS: Đọc nd phần ghi nhớ/ 138

-> NL trong VB tự sự là những suy nghĩ, đánh giá, bàn luận.

- Tác dụng: sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự hỗ trợ cho việc kể, làm cho từ sự thêm sâu sắc.

- Thường dùng loại câu khẳng định kiểu hô ứng có chất lập luận .

2. Ghi nhớ (Sgk/138) 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức vào làm các bài tập b. Nội dung: HS làm các bài tập sgk

c. Sản phẩm: bài tập, phiếu thảo luận d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Thực hành, viết đoạn

(5)

* HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 GV gợi ý:

- Hình thức: đoạn văn tự sự. Có ngôi kể, lời kể, hành văn mạch lạc, không mắc lỗi viết văn.

(?) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? (thời gian, địa điểm, ai là người điêù khiển, ND buổi sinh hoạt là gì?).

(?) Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao em lại phát biểu vÒ vấn đề đó?

(?) Em đã thuyết phục cả lớp rằng: Nam là người bạn tốt ntn? (ND lời phát biểu, ý kiến đưa ra...) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận Hs trình bày đoạn văn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV đưa 1 đoạn văn mẫu:

Thứ 7 vừa qua, tiết cuối cùng lớp em lại sinh hoạt tại phòng của lớp như thường lệ. Mai Lan- lớp trưởng nhỏ bé lên điều khiển phần tự kiểm điểm, không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Đến phần tự kiểm điểm của bạn Nam, 1 số bạn cho rằng: Nam là người bạn không tốt vì Nam đã mách cô về việc các bạn bỏ học đi xem đá bóng. Nam ít nói lại không biết thanh minh. Thấy vậy nên tôi đưa ra ý kiến:

"Nếu ai cũng bỏ học tự do như các bạn thì đâu còn tổ chức lớp nữa. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm..."

(?) Đoạn văn trên đâu là yếu tố nghị luận?

(?) Theo em yếu tố nghị luận có vai trò ntn trong văn bản tự sự?

- Làm tăng sức thuyết phục cho người đọc về v/đề, làm người đọc, người nghe hiểu sâu hơn về vấn đề trình bày.

văn tự sự có sử dụng yếu tố NL

BT1/ Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh: Nam là người bạn tốt.

4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

(6)

b. Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

- Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ -> HS hoàn thành + báo cáo kết quả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập 2/161

? Đọc và xác định y/c bài tập 2

* Học sinh thảo luận nhóm trả lời nội dung cá câu hỏi sau:

1. Người em kể là ai?

2. Người đó đã để lại 1 việc làm, lời nói hay 1 suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trg hc' nào?

3. Nd cụ thể là gì? Nd đó giản dị mà sâu sắc, cảm động ntn?

4. Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV cho HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu- Kĩ thuật viết tích cực

- Gọi 2 HS lên bảng viết - Dưới lớp HS viết vào vở Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV gọi hs nhận xét và cho lỗi cho bạn - Gọi HS dưới lớp đọc chia sẻ, chữa bài viết

(?) Em có nhận xét gì về yếu tố nghị luận trong văn bản trên?

- HS thực hiện cá nhân

Bước 4: Kết luận, nhận định

II. Thực hành, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố NL

BT2/ Viết đoạn văn kể về việc làm, lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của bà kính yêu làm cho em cảm động.

Đoạn văn mẫu:

Bà tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, sống với gia đình tôi từ... Trước khi biết gọi mẹ, gọi ba thì tôi đã biết gọi

"bà!bà!". Bà bế ẵm tôi từ nhỏ để ba mẹ tôi đi làm. Bà giặt giũ, cơm nước cho anh em tôi, bảo ban tôi học hành. Lớn lên tôi vẫn quấn lấy bà.

Tôi nhớ năm tôi 12 tuổi, bà phải về quê vài ngày, bố tôi lai bà bằng xe đạp, còn tôi mẹ níu giữ không cho theo. Thế mà bà về đến quê (cách đó chừng 20 cây số), bà vừa ngồi xuống quạt đã thấy tôi ở ngõ. Cả nhà sửng sốt. Bà thì ôm lấy tôi mà khóc. Rồi bà lấy vạt áo lau mồ hôi cho tôi, vừa lau bà vừa mắng: "Cha bố anh, lớn thế mà không rời bà ra được ...". Tôi yêu bà tôi lắm!

Ví dụ đoạn 2:

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là

(7)

những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng

“chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

(8)

Tiết 49 TRẢ BÀI GIỮA KÌ

Thời gian thực hiện: (1 tiết) 1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã được kiểm tra 2. Kĩ năng

- Biết tự học, tự giải quyết vấn đề và trình bày vẫn đề:

- Đánh giá kết quả học tập của bản thân.

- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa

3. Phẩm chất

Giáo dục HS thói quen sửa bài, nhận thức được những điểm ưu và hạn chế của mình qua bài làm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, máy chiếu, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: HS trả lời nhanh

c. Sản phẩm: đoán được tên bộ phim, nhân vật chính trong phim d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* GV chiếu đoạn phim Lục Vân Tiên - HS quan sát.

? Em có biết bộ phim trên được chuyển thể dựa vào tác phẩm nào, của ai?

? Nhân vật chính trong phim trên là ai? Em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của nhân vật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS: Phát biểu theo cảm nhận của bản thân (…) Bước 4: Kết luận, nhận định

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(9)

a. Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức bài KT cho HS

b. Nội dung: Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

c.Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: chiếu đề bài -> Kiểm tra nhận thức của HS về đáp án - HS nghe và trả lời

- GV định hướng đáp án theo tiết 37,38

PHẦN CÂU YÊU CẦU ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự. 0,5đ

Câu 2 (0,5 điểm)

- Lời dẫn trực tiếp:

Chị chia sẻ: “Cháu bây giờ không còn vô gia cư nữa rồi, hoàn cảnh của cháu đã được cải thiện. Vì vậy, cháu đã tự nhủ với mình rằng, cháu sẽ đền đáp lại lòng tốt mà bao nhiêu người đã dành cho cháu”.

0,5đ

Câu 3 (1,0 điểm)

+ Sự tử tế luôn cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

+ Giúp đỡ người khác là tự tạo niềm vui, hạnh phúc cho chính mình.

0,5đ 0,5đ Câu 4

(1,0 điểm)

- HS khái quát được nội dung câu chuyện trên từ hai đến ba câu văn.

1,0đ II.

LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 câu) a. Đảm bảo thể thức của 1 đoạn văn nghị luận:

- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, chuẩn ngữ nghĩa của từ.

- Diễn đạt lưu loát, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

0.25đ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (câu chủ đề): ý nghĩa của việc tử tế trong cuộc sống.

0.25đ c. Nội dung nghị luận:

* Mở đoạn: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề 0,25đ

* Thân đoạn

- Giải thích: + Nêu khái niệm thế nào là việc làm tử tế.

0,25đ

+ Biểu hiện của nó trong cuộc sống; ý nghĩa của 0,25đ

(10)

những việc làm đó đối với con người, xã hội; bài học rút ra cho bản thân em và các bạn trẻ là gì?...

- Dẫn chứng, chứng minh: trong cuộc sống, trong học tập

0,25đ - Mở rộng vấn đề: Bên cạnh việc làm tử tế thì vẫn

còn những người thờ ơ, lãnh cảm trước những hoàn cảnh khó khăn của người khác.

0,25đ

* Kết đoạn: - Bài học rút ra cho bản thân - Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

0,25đ Câu 2

(5,0 điểm)

Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ sự ân hận của bản thân.

a.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh xác định được yêu cầu của một bài văn tự sự, có kĩ năng làm bài văn tự sự, vận dụng yêú tố biểu cảm, nghị luận, miêu tả và miêu tả nội tâm phù hợp. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu....

0.5đ

- Xác định đúng vấn đề đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện bày tỏ sự ân hận của bản thân.

0.5đ b. Yêu cầu về kiến thức: Triển khai các ý

* Mở bài: HS giới thiệu được Trương Sinh dùng cách kể nhớ lại quá khứ (day dứt ân hận, nhớ Vũ Nương...). Cách dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn

tượng, có sự sáng tạo. 0.5đ

*Thân bài:

Sự việc 1:Trương Sinh lấy Vũ Nương HS đạt được yêu cầu sau:

- Tôi (Trương Sinh) sống trong 1 gia đình khá giả, tôi cảm mến cô gái trong làng tên Vũ Nương thùy mị, nết na

- Tôi xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ

- Nàng xinh đẹp, tôi lúc nào cũng lo nàng thiếu chung thủy nhưng ngược lại nàng rất khéo léo cư xử nên giữ được gia đình êm ấm...

- Chúng tôi cùng chờ đón đứa con đầu lòng ra đời thì một ngày kia tôi phải đi lính. Cảm xúc của tôi:

+ Lo cho mẹ già.

+ Buồn, nhớ Vũ Nương, gia đình.

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ

(11)

+ Lo vợ trẻ ở nhà không chung thủy.

Sự việc 2: Trương Sinh đi lính HS đạt được yêu cầu sau:

- Trong buổi tiệc tiễn, mẹ tôi lo lắng dặn dò tôi đủ điều...còn vợ tôi nàng rót chén rượu đầy căn dặn tôi: "Chàng đi chuyến này..."

- Tôi bịn rịn chia tay vợ, mẹ già.

- Ở chiến trường lo lắng, nhớ nhà,...Đặc biệt lo vợ thiếu chung thủy

0,25đ

0,25đ 0,25đ Sự việc 3:Trương Sinh trở về

HS đạt được yêu cầu sau:

- Gặp vợ con thì vui nhưng tôi buồn vì mẹ mất.

- Nghe con nói: Đêm nào cũng có một người đàn ông đến mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Tôi sững sờ (độc thoại nội tâm).

- Về đến nhà tôi làm um lên, nàng thanh minh tôi càng tức, máu ghen bốc lên.

- Nghe tin vợ tự tử, tôi đau xót nhưng vẫn giận.

- Ngồi với con bên đèn, con tôi chỉ cái bóng tôi trên bức vách, tôi bàng hoàng sững sờ...

Trở lại tâm trạng lúc đầu, thấy không xứng đáng với tình yêu của Vũ Nương.

0,25đ 0,25đ

0,52đ 0,25đ 0,25đ

* Kết bài:

- Tôi ân hận vô cùng nhưng việc đã trót rồi, tôi lập đàn giải oan cho nàng và chỉ mong nàng tha thứ cho sự hồ đồ của tôi.

0,5đ

Tổng 7,0

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS đối chiếu đáp án

* Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Sau khi HS đối chiếu , GV nhận xét chung GV nhận xét chung về bài làm của HS -> HS lắng nghe

Ưu điểm:

- Đa số các em làm hoàn thiện câu 1,2

- Một số bài viết tốt (câu 3): đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh (Trang, Thanh, Ngọc

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

(12)

Ánh 9A; Hà, Huyền, Hương 9B)

- Nhiều em trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, cân đối (Trang, Thư - 9B; Hương, Hà 9A)

Nhược điểm:

- Câu 1: xác định biện pháp nghệ thuật còn chưa chính xác

- Câu 2: nhiều em không xác định được lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trình bày còn gạch xóa và thể thức đoạn văn chưa đảm bảo. (Tuấn 9A, Hợp 9A, Thành Nam 9B, Đạt 9B)

- Câu 3: một số em chưa hoàn thiện đủ 3 phần của bài văn, bài viết dừng lại ở miêu tả đặc điểm mà chưa bám sát vào các phương pháp thuyết minh, để làm nổi bật đối tượng

+ Bố cục bài viết chưa cân xứng giữa các phần + Mắc lỗi chính tả, gạch xóa, dùng từ và câu thiếu chủ ngữ

+ Có bài còn đánh số câu do chưa phân biệt được đoạn văn và bài văn (Hùng 9B, Ngọc Hải 9B) + Vẫn còn nhiều em viết số, viết tắt trong đoạn văn và bài văn

* GV chiếu một số lỗi tiêu biểu, HS quan sát

Lỗi Sửa Lỗi Sửa

- xố phận - bao nâu - xum vầy - Vũ Lương - đoạn chích - làng là người - Chươn g Sinh - khinh

- số phận - bao lâu - sum vầy

- Vũ

Nương - đoạn trích

- nàng là - Trương Sinh

- khinh nữ

- phát truyển - ngày sưa - tài lăng - trắc hẳn - chôi qua - cây núa - phù xa - sinh dưỡng

- phát triển - ngày xưa - tài năng - chắc hẳn - trôi qua - cây lúa - phù sa - dinh dưỡng

IV. Chữa lỗi tiêu biểu 1. Chính tả

2. Dùng từ, đặt câu

3. Lỗi trình bày

(13)

lữ

-> GV gọi một số HS lên sửa lỗi -> HS dưới lớp tự chữa lỗi vào vở nháp.

* GV đọc bài của HS diễn đạt tốt, đạt điểm cao

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- HS nhận bài của mình, trao đổi với bạn để học hỏi

* GV thông qua kết quả chung:

Lớp Điểm

9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 3-4 9B (28)

9C (28)

4. Lỗi diễn đạt

III. Đọc bài tham khảo – Trả bài:

IV. Kết quả

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.

b. Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.

c. Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

PHIẾU HỌC TẬP Đọc những câu thơ sau: “ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong ...

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Câu 1: Giải thích ý nghĩa các cụm từ “ lũ kiến chòm ong”, “ kiến nghĩa bất vi”?

Câu 2: Qua cuộc đối thoại:

“khoan khoan ngồi đó chớ ra ...

Khuê môn phận gái việc gì đến đây”

Em thấy Vân Tiên là người như thế nào?

Câu 3: Nêu cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga

Câu 4: Nhận xét về cách xưng hô của Nguyệt Nga “quân tử” – “tiện thiếp”

Câu 5: Em thấy được những nét đẹp gì trong tâm hồn và nhân cách của Nguyệt Nga qua đoạn trích?

Câu 6: Nêu quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua

(14)

đoạn trích

Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua đoạn trích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Câu 1: “lũ kiến chòm ong”: chỉ bọn cướp vừa bị Vân Tiên đánh cho một trận tơi bời, “kiến nghĩa bất vi”: thấy việc nghĩa mà không làm

Câu 2: Trong cuộc đối thoại, Vân Tiên đã khuyên Kiều Nguyệt Nga không ra khỏi xe để giữ gìn lễ nghĩa, tiết hạnh cho nàng, chứng tỏ nàng là một người hiền lành, tử tế, hiểu và trọng lễ nghĩa. Vân Tiên cũng hỏi thăm tên họ Nguyệt Nga, cho thấy sự ân cần, chu đáo của chàng

Câu 3: Cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga: nàng là người con gái danh giá, khuê các, phải từ Tây Xuyên đến Hà Khê theo lời cha để định bề nghi gia nghi thất, không may lại gắp cướp giữa đường

Câu 4: Cách xưng hô của Nguyệt Nga: gọi Vân Tiên là “quân tử” thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ, biết ơn; xưng là “tiện thiếp” thể hiện sự khiêm nhường Câu 5: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyệt Nga:

- Qua cách xưng hô khiêm nhường, cách giới thiệu bản thân tỉ mỉ mà không khoa trương, cách trả lời đầu cuối rõ ràng và cử chỉ “lạy”, “thưa” ta thấy Nguyệt Nga là một người con gái có học thức, thông minh và mực thước

- Nàng sống ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời cha, cư xử đúng với khuôn phép của lễ giáo phong kiến – “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”

- Mong muốn đền ơn Vân Tiên chứng tỏ nàng là một người trong nghĩa tình

 Kiều Nguyệt Nga đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc: là cô gái thùy mị, nết na, gia giáo, thông minh, có học thức

Câu 6: Quan niệm về người anh hùng của Nguyền Đình Chiểu: anh hùng là người có tài trí, có sức mạnh phi thường, có tấm lòng nhân hậu và dũng cảm, vì nghĩa mà sẵn sàng hành động, không đòi hỏi được báo đáp

Câu 7: Nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích

- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ tính cách - Miêu tả tính cách thông qua lời nói, cử chỉ, hành động - Để nhân vật tự bộc lộ mình qua ngôn ngữ đối thoại Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và chốt đáp án.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

(15)

a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

b. Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập: Có ý kiến cho rằng truyện Lục Vân Tiên có thể coi là tự truyện, vì giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên có rất nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời và tính cách. Em có đồng ý với ý kiến trên không?

Vì sao ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoàn thành + báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

+ 2 người : - Đều học giỏi, thông minh

- Đều phải bỏ thi về chịu tang mẹ, đều bị mù loà và đều bị bội hôn.

- Tinh thần bất khuất, yêu nước ghét áp bức, bất công.

Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt.

---

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 50,51

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - Huy Cận - Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Thông tin về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ;

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ lãng mạn.

- Một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ; Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập trong tác phẩm

2. Năng lực

* Năng lực chung:

(16)

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.Có tinh thần tự học, tự tìm hiểu những tác phẩm cùng chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.Biết hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ hiện đại VN

- Nhận biết và phân tích được hình ảnh thơ đặc sắc trong bài. Phân tích được mối liên hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong thơ.

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

- Đọc, hiểu được bài thơ khác có cùng đề tài/chủ đề.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu. Từ đó, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Yêu và quý trọng thành quả trong lao động - Có ý thức xây dựng đất nước trong thời đại mới. 4. Các nội dung tích hợp.

- GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

=> Giáo dục các giá trị: tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung…

- GD bảo vệ môi trường: Liên hệ với thực tế, thấy được lợi ích của biển từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: hình ảnh, câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận

(17)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* GV chiếu một số hình ảnh về biển

- Cho HS quan sát 2 bức tranh về cảnh hoàng hôn trên Vịnh Hạ Long:

GV chiếu đoạn video về bài hát "Tình ta biển bạc đồng xanh" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương.

GV hỏi : Đoạn video cho em thấy cảnh gì? Nêu cảm nhận của em trước cảnh đó ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Dự kiến: Đứng trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, tạo hóa mỗi chúng ta như tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước; tăng thêm khí thế để học tập và lao động.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-> GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài :

Có thể nói, đề tài về thiên nhiên và con người lao động, đặc biệt là thiên nhiên con người miền biển là một khoảng trời rộng mở, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Không chỉ có trong âm nhạc mà trong văn học thì đấy cũng là 1 vấn đề tốn rất nhiều giấy mực của các nhà văn, nhà thơ. Một trong số đó không thể không thể không nhắc đến nhà thơ Huy Cận với tác phẩm « Đoàn thuyền đánh cá ». Vậy bức tranh về thiên nhiên và con người miền biển hiện lên trong bài thơ như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.

* Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của văn bản

* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

(18)

* Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Nội dung: tác giả - tác phẩm - Sản phẩm:

+ Tác giả: Huy Cận + Hoàn cảnh ra đời - Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu hs trình bày theo phân công nhiệm vụ về nhà của các nhóm.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả ( tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

Nhóm 2:

- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- Dựa vào kiến thức lịch sử đã học cho biết lịch sử nước ta giai đoạn này có gì đặc biệt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến):

Nhóm 1:

Sáng tác của ông chia làm 2 mảng:

- Trước Cách mạng : Ông là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với hồn thơ “ảo não” và nỗi “sầu vạn cổ”.

- Sau Cách mạng tháng Tám: Ông là gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại với sự khởi sắc của hồn thơ vui tươi, khoẻ khoắn, tin yêu.

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne- vơ được kí kết, thực hiện. Đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ;

Miền Bắc giải phóng và bước vào xây dựng CNXH cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ.

Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc

A. Giới thiệu chung

1. Tác giả:

- Huy Cận (1919 - 2005).

- Nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN.

- Giải thưởng HCM về VHNT ( 1996).

2. Tác phẩm : - Sáng tác 4/10/1958 nhân chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ QN.

- In trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng”

(1958)

(19)

để sống và để viết: Chế Lan Viên với “Tiếng hát con tàu”, Tô Hoài với tập “Truyện Tây Bắc”. Nhà thơ Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

=> Bài thơ đã góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

Gv nhận xét và chốt kiến thức

Huy Cận là 1 nhà thơ trưởng thành từ phong trào Thơ mới & là 1 trong những tên tuổi sáng giá của trào lưu thơ ca lãng mạn trước 1945. Đến 1958, sau những chuyến đi thực tế, hoà mình với cuộc sống mới & những con người lao động mới thì cảm hứng sáng tác trong ông mới thực sự chín muồi & nở rộ thành những chùm hoa nghệ thuật có giá trị. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là 1 trong những sáng tác thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình này. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ, nhưng ở đây, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt & gần gũi với con người. Đặc biệt hơn, khi đứng trước vũ trụ, những con người lao động vốn bình dị bỗng lớn dậy, mạnh mẽ & tự tin hơn trong tư thế của 1 chủ nhân của biển cả.

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.

- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

+ Đọc – chú thích + Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ - Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ

+ Cảm nhận hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiên chông Mỹ trong bài thơ - Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Đọc - chú thích

- Mục tiêu: giúp hs đọc đúng giọng điệu của bài thơ.

- Nội dung:

+ Đọc – chú thích

B. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích

(20)

- Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ - Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu yêu cầu giọng đọc bài thơ?

? Cho HS quan sát hình ảnh 1 số loài cá trong bài thơ:

giải thích tên 1 số loài cá?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

* Yêu cầu đọc:

- Giọng phấn chấn, vui tươi, hào hứng. Chú ý nhịp 4/3;

2/2/3

- Khổ 2, 3, 7: nhịp nhanh hơn, giọng cao hơn.

* Tìm hiểu một số chú thích khó trong sgk

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

- GV: NX HS đọc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục

- Mục tiêu: hs biết xác định các phương thức biểu đạt, xác định được mạch cảm xúc từ đó phân chia bố cục hợp lí để phân tích.

- Nội dung:

+ Xác định PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.

- Sản phẩm:

PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn:

Phiếu học tập số 1:

Xác định:

1. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

3. Xác định thể thơ của văn bản?

4. Bài thơ sử dụng những PTBĐ nào? Tác dụng?

5. Xác định bố cục của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

2. Kết cấu, bố cục:

(21)

* Dự kiến:

Phiếu học tập số 1:

1. Bài thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước và cuộc sống lao động . 2. Ta đồng thời là t/giả, t/giả hoá thân vào người lao động để cảm nhận cuộc sống trên biển.

3. Thể thơ: 7 chữ

4. Miêu tả: phản ánh hiện thực đời sống: cảnh lao động đoàn thuyền ra khơi, đánh cá trở về. Biểu cảm:

Những cảm hứng về đoàn thuyền , công việc của người lao động trên biển, vẻ đẹp của quê hương 5. Bố cục: 3 phần.

+ Khổ 1,2: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và tâm trạng của con người

+ 4 khổ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

+ Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh lên

=>Bài thơ được bố cục theo hành trình 1 chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

GV nhận xét, chốt và chuyển ý

- Thể thơ: 7 chữ

- PTBĐ: MT, BC

- Bố cục: 3 phần

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích

- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

+ Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ - Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của gv - Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1+2: Tìm hiểu về cảnh thiên nhiên

1. Cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả vào thời điểm nào?

2. Để miêu tả đó, tác giả lựa chọn vị trí nào để quan sát?

Đọc chú thích 1 và cho biết, vị trí này có gì đặc biệt?

3. Từ vị trí ấy, tác giả quan sát thấy những hình ảnh nào?

Những hình ảnh ấy được miêu tả ra sao?

4. Để miêu tả cảnh này, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng ra sao?

Nhóm 3+4: Tìm hiểu về cảnh đoàn thuyền ra khơi.

3.1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

(22)

1. Từ “lại” trong câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” được dùng với dụng ý gì?

2. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với tâm trạng như thế nào?

3. Những hình ảnh này được sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Nhóm 1+2:

1. Thời điểm: Hoàng hôn (Là thời điểm mặt trời lặn, kết thúc một ngày)

2. - Vị trí: Trên mũi thuyền cùng ngư dân.

- Dựa chú thích:Ta có thể thấy, vị trí quan sát mà tác giả Huy Cận lựa chọn rất đặc biệt. Biển nước ta là biển Đông, mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây.

Vùng biển Quảng Ninh lại thuộc miền Bắc, do vậy từ trên đất liền chỉ có thể thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy mặt trời xuống biển như nhà thơ miêu tả.

Nghe tưởng phi lý nhưng lại rất hợp lý bởi lẽ tác giả chọn điểm nhìn từ chính con thuyền đang ra biển. Nhìn về phía Tây, qua 1 khoảng biển rộng, xa thì vẫn có thể thấy như mặt trời đang xuống biển.

=> Như vậy chúng ta thấy việc chọn vị trí quan sát để miêu tả là rất quan trọng.

3. Từ vị trí ấy, tác giả quan sát thấy những hình ảnh : + Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

+ Sóng cài then, đêm sập cửa.

4. Để miêu tả cảnh này, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật :

- H/a’so sánh đẹp, lạ: Mặt trời - như hòn lửa

- Nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng: Sóng cài then, đêm sập cửa - S/d 2 vần trắc: lửa - cửa

* Nhóm 3,4:

1. Từ “lại” Nhấn mạnh việc ra khơi là công việc thường xuyên, liên tục.

2. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với tâm trạng, vui tươi, phấn khởi, hào hứng:

- Đoàn thuyền ...lại ra khơi... gió khơi.

- Hát rằng... đoàn cá ơi!

3.

* Thiên nhiên:

- Hình ảnh so sánh đẹp, lạ: Mặt trời - như hòn lửa

- Nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng: Sóng cài then, đêm sập cửa -> Biển cả kì vĩ, tráng lệ.

* Con người:

- Hình ảnh ẩn dụ, thơ mộng, khoẻ khoắn, lãng mạn:

Câu hát – Cánh buồm – Gió khơi - So sánh: như đoàn thoi; nhân hóa: đêm ngày dệt biển...đến dệt lưới ta.

-> Con người ra khơi trong khí thế hứng khởi, lạc quan

=> Tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn

(23)

- Đối lập: trạng thái nghỉ ngơi của TN (tĩnh lặng) >< tinh thần lao động của con người (sôi động)

- Từ “lại”: công việc diễn ra hàng ngày, lặp đi lặp lại, quen thuộc

- Hình ảnh ẩn dụ, thơ mộng, khoẻ khoắn, lãng mạn: Câu hát – Cánh buồm – Gió khơi

- So sánh: như đoàn thoi; nhân hóa: đêm ngày dệt biển...đến dệt lưới ta...

khởi, sôi nổi của những con người lao động có tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước, làm chủ công việc mà họ suốt đời gắn bó

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Tích hợp GD đạo đức.

? Hai khổ thơ đầu đã truyền cho em cảm hứng nào?

- Cảm hứng về TN, vũ trụ và cảm hứng về người lao động đã hoà lẫn trong nhau, song đó là một cái nhìn mới, cảm xúc mới, tràn ngập niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới.

- Cảnh đoàn thụyền đánh cá lao động trên biển và cảnh đoàn thuyên trở về ntn? Tiết học sau cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp.

CHUYỂN TIẾT 2

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ nhóm 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: 5p

1. Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá, hình ảnh biển cá, người lao động trong 4 khổ thơ?

2. Khi miêu tả về 3 đối tượng trên tg đã sử dụng những biện pháp NT nào?

3. Nêu những nhận xét của em về từng đối tượng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

3. Phân tích

3.2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Hình ảnh đoàn thuyền Hình ảnh người lao động

Hình ảnh biển cá + Lái gió, buồm trăng

+ Lướt mây cao, biển bằng.

… dò bụng biển

… dàn đan thế trận Gõ thuyền …

- Cá thu biển Đông như đoàn thoi

… dệt biển muôn

(24)

Kéo xoăn tay chùm cá nặng.

luồng sáng…

- Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

đuôi em quẫy trăng vàng choé…

-> nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, bút pháp lãng mạn với trí tưởng tượng, liên tưởng, hình ảnh sáng tạo.

=>Công việc đánh cá như 1 trận chiến.

- Tiếng hát: niềm vui lao động tập thể, niềm mong ước đánh bắt nhiều cá.

- ẩn dụ: cá song - đuốc - tính từ chỉ màu sắc: đen hồng, vàng chóe

- nhân hóa: đêm thở, sao lùa.

- liên tưởng, tưởng tượng

=> Con thuyền to lớn, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ

=> Con người có tầm vóc lớn lao, hòa nhập với thiên nhiên, chủ động, hăng say lao động.

->Biển đẹp như một bức tranh sơn mài đầy sức sống.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên binh: Lời cảm tạ đất trời, cảm ơn biển cả đem lại cuộc sống ấm no. Lời cảm ơn ấy nhà thơ Tế Hanh viết: “ Nhờ ơn trời biển lặng cỏ đầy ghe”.

Đây chính là khúc ca say đắm về sự giao hoà biết bao thân thiết, ưu ái giữa con người & biển cả. Hình ảnh so sánh thật đẹp, gần gũi. Biển như bà mẹ hiền từ mãi mãi chở che, nuôi dưỡng, bao bọc con người không chỉ hôm nay mà cả mãi mãi về sau=> Tình yêu &

niềm tự hào, biết ơn của con người dành cho biển cả.

+ Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: Biển đêm thở phập phồng, ánh sao đêm tan in trong lòng biển->

* H/ảnh đoàn thuyền - người dân chài:

- Không gian mênh mông những con thuyền cũng lớn lao, kì vĩ.

- Thi pháp phóng đại liên tưởng độc đáo => Cuộc đánh bắt cá như một trận chiến trên mặt trận lao động nhằm chinh phục biển khơi.

- Bút pháp lãng mạn kết hợp với tả thực =>

Những người dân chài làm việc hăng hái say sưa, với tất cả sức lực trí tuệ, tình yêu biển, yêu

(25)

Cảnh vật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên cổ tích.

+ Cảnh kéo lưới diễn ra vào thời điểm đêm tàn, trời sắp sáng nhưng động tác kéo lưới khỏe khoắn, khéo léo  Câu thơ gợi tả hình ảnh người dân chài khỏe mạnh trong tư thế nghiêng mình dồn hết sức lực vào đôi tay cuồn cuộn để kéo mẻ lưới đầy ắp cá.

+ Bài thơ miêu tả cảnh đánh bắt cá đêm trên biển nhưng hầu như tác giả không m.tả trực tiếp, hay khắc hoạ những động tác, hình ảnh lao động. Nhưng người đọc vẫn hình dung ra được không khí lao động say mê, hào hứng qua âm thanh, tiếng hát, hành động khoẻ

“Kéo xoăn tay” thành công đó nhờ những âm hưởng sôi nổi, phơi phới, bay bổng với lời thơ dõng dạc, trầm hùng, cách gieo vần biến hoá linh hoạt, bút pháp lãng mạn => Sự hoà hợp giữa con người & thiên nhiên tạo sức mạnh chinh phục biển cả.

nghề.

* Hình ảnh cá:

- Sự liên tưởng độc đáo, hình ảnh thơ mới lạ

-> Cá đẹp, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo. => Ca ngợi biển cả thanh bình, giàu có

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh

& câu thơ nào?

2. Dụng ý của tác giả khi sử dụng các hình ảnh đó?

3. Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

4. Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi

& Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện điều gì về những người lao động trên biển?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

1. Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh:

3.3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

-Sử dụng nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng. => Cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ,

(26)

+ Mặt trời + Câu hát

3. Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối so với khổ thơ đầu:

+ Mặt trời xuống biển: 1 ngày đã kết thúc, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, ngày lao động trên biển bắt đầu.

+ Mặt trời đội biển: Ngày lao động trên biển đã kết thúc, mở ra 1 ngày mới với những hoạt động của con người trên đất liền.

4. Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi &

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện:

+ Câu hát đẩy thuyền ra khơi, câu hát gọi cá vào dệt lưới, câu hát ca ngợi những thành quả lao động của người dân đánh cá.

+ Sau 1 đêm lao động vất vả, mệt nhọc họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say, vui vẻ, yêu đời của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Sự liên tưởng mới mẻ: Đây không chỉ là màu sắc hiện thực của những khoang cá lộng lẫy, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đó còn là thành quả huy hoàng của 1 ngày lao động trên biển. Thiên nhiên tự nguyện dâng tặng, phục vụ con người những tài nguyên của biển, con người lao động miệt mài, khẩn trương, hăng say.

+ Là bài ca ca ngợi thiên nhiên, con người lao động=>

của chính những người dân chài lưới.

con người phấn khởi chạy đua cùng thời gian.

- Nhịp sống hối hả mãnh liệt với thành quả lao động to lớn.

=> Đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng cùng niềm vui thắng lợi.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản

* Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

* Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

(27)

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi:

? Bài thơ " Đoạn thuyền đánh cá" có ý nghĩa như thế nào?

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

* Dự kiến câu trả lời của HS:

+ Nội dung:

- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng - Bình minh trên biển, đoàn thuyền trở về

+ Ý nghĩa văn bản:

- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao. Giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới

+ Nghệ thuật:

- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp NT đối lập, nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo - Miêu tả sự hài hoà giữ thiên nhiên và con người - Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu gợi sự liên tưởng

? Đọc nội dung ghi nhớ?

Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét, chốt kiến thức

4. Tổng kết:

4.1. Nội dung:

- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng - Bình minh trên biển, đoàn thuyền trở về

* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao. Giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới 4.2. Nghệ thuật:

- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp NT đối lập, nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo

- Miêu tả sự hài hoà giữ thiên nhiên và con người - Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu gợi sự liên tưởng

4.3. Ghi nhớ: (Sgk/142)

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.

* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.

* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Công việc 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(28)

Cho câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép?

Câu 2: Nêu bố cục của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá? Với việc tạo ra bố cục như vậy, nhà thơ Huy Cận muốn gửi gắm điều gì?

Câu 3: Kể tên một văn bản khác cũng được sáng tác trong một chuyến đi thực tế, cho biết tên tác giả?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ đầu của đoạn.

Câu 5: Biển nước ta ở phía Đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tai sao Huy Cận lại viết “Mặt trời xuống biển”. Cách viết đó tưởng như vô lí nhưng lại có lí ở chỗ nào?

Công việc 2:

Câu 1: Trong bài “Cành phong lan bể” có câu:

“Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”

Bài “Đoàn thuyền đánh cá” cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó.

Câu 2: Con “cá song” và “ngọn đuốc” là hai sự vật khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lí. Tại sao? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của ông?

Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ yêu cầu chép ở câu một: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp đẽ của biển cả quê hương”. Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn trên theo phương pháp lập luận diễn dịch (có câu ghép và có thành phần tình thái)

Câu 4: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” , hình ảnh thơ nào được lặp lại nhiều lần nhằm làm nổi bật tư tưởng của bài thơ. Việc lặp lại đó nhằm nói lên tư tưởng gì?. Bằng một đoạn văn hãy chỉ ra ý nghĩa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn

- HS báo cáo kết quả, nhận xét theo kĩ thuật 321 Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Công việc 1:

Câu 1: Hs chép chính xác

- HCST: 4/10/1958 – thời kì đầu miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhà thơ đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

- Nội dung: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ.

Câu 2: Bố cục bài thơ: theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn huyền đánh cá- theo trình tự thời gian:

+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi - khi hoàng hôn buông xuống.

(29)

+ Đoàn thuyền đánh cá trên biển- khi có trăng đẹp.

+ Đoàn thuyền đánh cá trở về- khi bình minh một ngày mới bắt đầu.

-> Hành trình của đoàn thuyền gắn với sự chuyển biến của thời gian: đoàn thuyền ra đi vũ trụ kết thúc một ngày; đoàn thuyền trở về khi vũ trụ bắt đầu một ngày mới.

=> Việc tạo ra bố cục như vậy, nhà thơ Huy Cận muốn ngợi ca hình ảnh con người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên, vũ trụ. Con người hoạt động nhịp nhàng với vũ trụ. Qua đó, Huy Cận bộc lộ niềm tự hào, niềm tin tưởng vào cuộc sống nở hoa bắt đầu từ lao động.

Câu 3: Một văn bản khác cũng được sáng tác trong một chuyến đi thực tế:

Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long Câu 4: Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ:

+ So sánh: Hình ảnh “Mặt trời” với hình ảnh “hòn lửa”, giữa hai hình ảnh có sự tương đồng về màu sắc và hình khối. Cách so sánh làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cảnh biển lúc hoàng hôn.

+Ẩn dụ “sóng đã cài then đêm sập cửa” tạo liên tưởng thật đẹp, vũ trụ là mái nhà, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng dài chuyển động là những chiếc then.

+ Nhân hóa: Sử dụng câu từ chỉ hành động của con người :”xuống, cài, sập” để chỉ hành động của thiên nhiên,làm cho cảnh thiên nhiên thật sinh động.

Câu 5: Biển nước ta ở phía Đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển nhưng Huy Cận lại viết “Mặt trời xuống biển”. Cách viết đó tưởng như vô lí nhưng lại có lí ở chỗ, điểm nhìn của đang ở trên thuyền, ngoài khơi xa hoặc trên một hòn đảo xa đất liền: Ông nhìn về phía Tây sẽ thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Hình ảnh đó là thực nhưng cũng có thể là hình ảnh trong cảm quan nghệ thuật của nhà thơ.

Công việc 2:

Câu 1: Hs tự chép

Câu 2: Sự liên tưởng của nhà thơ dựa trên cơ chế ẩn dụ. Bằng sự quan sát tinh tế, nhà thơ đã nhận ra nét tương đồng giữa hình ảnh con cá song và ngọn đuốc. . Đó là cùng có ánh sáng hồng lấp lánh trong màn đêm đen. Cá song đêm xuống thường nổi lên mặt biển hàng đàn cho đến lúc rạng đông, cá song thường có màu sắc rất sặc sỡ. Trên nền da sẫm có nhiều đốm vằn đỏ hồng như những ngọn đuốc đỏ rực sáng lên trong trăng sao

- Câu thơ giúp người đọc hiểu biết thêm về vẻ đẹp ở các loài cá, vẻ đẹp của thiên nhiên biển khơi, đó là vẻ đẹp lạ kì. Trí tưởng tượng của nhà thơ quả là kì diệu, bút pháp lãng mạn của nhà thơ quả là bay bổng. Điều đó đã chấp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên.

(30)

Câu 3: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn diễn dịch, có độ dài khoảng 8-10 câu, có sử dụng thành phần tình thái và một câu ghép.

Yêu cầu về nội dung:

Câu chủ đề: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp đẽ của biển cả quê hương

Các câu khai triển:

- Tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, kì diệu của biển cả là sắc màu của những đuôi cá, vẩy cá, mắt cá với những màu sắc rực rỡ.

- Những con cá song giống như ngọn đuốc đen hồng đang lao đi trong luồng nước

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Chuùc caùc em ngaøy caøng hoïc gioûi

Đoạn văn: (Trích Lão Hạc – Nam Cao) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.. Đó là biện

Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân

Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng các trường đại học nói chung, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nên giúp SV nhận thức rõ hậu quả

Với những phân tích ở các phần trên, ta có thể thấy rằng tính đến thời điểm hiện tại thì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và đang đón

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.