• Không có kết quả nào được tìm thấy

Từ khóa: Năng lực, năng lực hợp tác, chủ đề sulfur, hoá học, học sinh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Từ khóa: Năng lực, năng lực hợp tác, chủ đề sulfur, hoá học, học sinh"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(56)/2020: tr

Ngày nhận bài: 16/10/2020; Hoàn thành phản biện: 02/12/2020; Ngày nhận đăng: 03/12/2020

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THPT

TRẦN THỊ HẰNG1, ĐẶNG THỊ THUẬN AN2

1Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

2Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: dangthithuanan@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Năng lực hợp tác là một trong những năng lực chung thuộc mục tiêu

của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang được quan tâm trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Từ yêu cầu cần đạt, xây dựng nội dung và sử dụng phù hợp để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT thông qua một số biện pháp phù hợp đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông 2018. (2) Thực nghiệm sư phạm đánh giá năng lực để khẳng định hiệu quả của biện pháp đề xuất.

Từ khóa: Năng lực, năng lực hợp tác, chủ đề sulfur, hoá học, học sinh.

1. MỞ ĐẦU

Trong dạy học nói chung và dạy học môn hóa học nói riêng, năng lực hợp tác là một trong những năng lực chung quan trọng cần hình thành và phát triển cho HS theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác, phối hợp, tự điều chỉnh của cá nhân với tập thể nhằm thực hiện mục tiêu chung; là khả năng chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực tế hiện nay cho thấy quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT chưa chú trọng và quan tâm đúng mức việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Đã có các công trình nghiên cứu về năng lực hợp tác, cụ thể: Tác giả Nguyễn Công Khanh đã đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực [5]. Tác giả Phạm Thị Hồng Dịu thông qua bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon – Hóa học 11 trung học phổ thông đã phát triển năng lực hợp tác của học sinh [3]. Tác giả Lê Thị Thu Hiền đã đưa ra cách đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường Trung học phổ thông [4]. Tác giả Nguyễn Triệu Sơn đã đưa ra một số hình thức tổ chức đánh giá kết quả học tập nhóm theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác [6]. Tác giả Trần Thị Thông đã phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Oxi - Lưu huỳnh Hóa học 10 THPT [7]. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác cho HS thông qua nội dung dạy học theo chương trình GDPT môn Hóa Học năm 2018.

Chủ đề “Sulfur” có nhiều kiến thức thực tiễn, trong quá trình dạy học giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tối đa năng lực hợp tác cho học sinh.

(2)

Bài báo này trình bày cách thức xây dựng và sử dụng chủ đề “Sulfur” để phát triển năng lực hợp tác của học sinh THPT đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. NỘI DUNG

2.1. NĂNG LỰC - NĂNG LỰC HỢP TÁC

Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Theo F. E. Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [9]. Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [8].

Năng lực hợp tác là biểu hiện qua xác định mục đích, phương thức hợp tác, trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác, nhu cầu và khả năng của người hợp tác; tổ chức và thuyết phục người khác; đánh giá hoạt động [1].

Theo thông tư 32 [1], năng lực hợp tác của học sinh cấp THPT bao gồm:

1. Xác định mục đích và phương thức hợp tác.

2. Phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

3. Hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

4. Tổ chức hoạt động hợp tác.

5. Đánh giá được mức độ hoàn thành công việc.

2.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ "SULFUR" HÓA HỌC 11 Bài: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE

– Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.

– Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất.

– Thực hiện thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen).

– Trình bày tính oxi hoá (tác dụng với H2S) và tính khử (tác dụng với NO2) và ứng dụng của sulfur dioxide.

– Trình bày sự hình thành SO2 do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của SO2 và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng SO2 thải vào không khí [2].

1. SULFUR

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tố sulfur 1.1. Trạng thái tự nhiên

Góc khám phá: Quan sát một số hình ảnh, xác định trạng thái tự nhiên của sulfur.

(3)

Khoáng Barit(chứa BaSO4) Methionine - 1 loại amino acid Mỏ sulfur

Trong tự nhiên, sulfur có thể ở dạng đơn chất (những mỏ lớn trong lòng đất) và hợp chất (khoáng muối sulfide và sulfate). Là nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong một số amino acid (methionine, cysteine).

1.2. Cấu tạo, tính chất vật lí, sản xuất sulfur

16S: Nguyên tử sulfur có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 Tính chất vật lí:

Đơn chất S

Hai dạng thù hình: SS

S S

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí Mô hình cấu tạo vòng phân tử S8

- S là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.

- Có hai dạng thù hình S (tà phương) và S

(đơn tà). Trạng thái, cấu trúc phân tử, màu sắc thay đổi theo nhiệt độ.

- Phân tử sulfur có 8 nguyên tử liên kết với nhau S8, để đơn giản dùng kí hiệu S.

(4)

Phương pháp Frasch dựa trên tính chất vật

lí nào của sulfur?

Phương pháp Frasch Sulfur được đẩy lên mặt đất 1.3. Tính chất hóa học

Góc thí nghiệm

Sulfur có tính chất hoá học gì?

- Nguyên tử S có 6 electron ở lớp ngoài cùng, có độ âm điện là 2,58.

- Khi sulfur tham gia phản ứng với kim loại và hydrogen, số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2 thể hiện tính oxi hóa.

0 0 0 +2 -2

S + Fet FeS(iron(II) sulfide)

0 0 0 +1 -2

t

2 2

S + H H S(hydrogen sulfide)

0 0 +2 -2

S+ HgHgS(mercury sulfide)

Dùng S bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại.

- Khi sulfur tham gia phản ứng với những phi kim hoạt động mạnh như oxygen, chlorine, fluorine..., số oxi hóa tăng từ 0 lên +4 hoặc +6.

Ví dụ:

0 0 0 +4 -2

t

2 2

S + O S O

0 0 0 +6 -1

t

2 6

S + 3F S F

Sulfur là phi kim vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại và hydrogen) vừa có tính khử (tác dụng với oxygen, fluorine...)

Hơi thủy ngân rất độc, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ cần xử lý như thế nào?

Thí nghiệm 1: Cho một ít hỗn hợp bột sắt và bột sulfur vào đáy ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 1).

Thí nghiệm 2: Đốt sulfur cháy trong không khí

rồi đưa vào bình đựng khí oxygen (hình 2). Hình 1 Hình 2

(5)

1.4. Ứng dụng

2. SULFUR DIOXIDE (SO2)

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sulfur dioxide 2.1. Tính chất hóa học

Dựa vào mức oxi hóa của S trong SO2, dự đoán tính chất hóa học của SO2? - Tính oxi hóa:

+4 -2 0

2(g) 2 (g) (s) 2

S O + 2H S 3S + 2H O

Dùng SO2 oxi hóa H2S thu hồi hơn 90% lượng sulfur trong khí độc SO2 và H2S.

- Tính khử:

0 2 5

+4 450 C, V O +6

2(g) 2(g) 3(s)

2 S O + O 2 S O

+4 +4 0 +6 +2

2(g) 2 (g) t 3(g) (g)

S O + NO S O + NO

Khí SO2 khử NO2 tạo thành SO3 kết hợp với nước mưa tạo sulfuric acid hình thành mưa acid

SO2 điều kiện thường là chất khí, là acid oxide vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Ứng dụng

Sản xuất H2SO4 Tẩy trắng giấy, bột giấy Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm 2.2. Sự hình thành SO2 trong tự nhiên

Góc khám phá: Một số nguồn gốc hình thành SO2 trong khí quyển

(6)

Sản xuất công nghiệp

Đốt than đá, dầu... Phương tiện giao thông

Biện pháp làm giảm SO2 thải vào khí quyển?

- Sản xuất nhiên liệu cháy (xăng, dầu diesel) với hàm lượng S thấp.

- Loại bỏ S trước khi đốt nhiên liệu hoặc loại bỏ SO2 trước khi thải ra môi trường qua những ống khói cao.

2.3. SỬ DỤNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THPT

Biện pháp 1. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án... nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

- Dạy học theo nhóm hay dạy học hợp tác nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực; phát triển năng lực cộng tác và năng lực giao tiếp của học sinh.

-. Khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu của dự án, học sinh được phát triển toàn diện các năng lực chung cũng như phát triển năng lực đặc thù môn hóa học: Biết hệ thống hóa, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó, lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với nội dung của dự án. Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề.

Từ nội dung chủ đề “Sulfur” đã xây dựng ở trên, sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong hoạt động sau:

Hoạt động: Tìm hiểu về sulfur dioxide Mục tiêu:

– Trình bày được tính oxi hoá, tính khử và ứng dụng của sulfur dioxide.

(7)

– Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.

Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm

HĐ cá nhân: Dự đoán tính chất của SO2.

HĐ nhóm: Xem phim thí nghiệm.

1. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, thử tính chất của SO2

https://www.youtube.com /watch?v=tGF8jUj7lik 2. Thí nghiệm SO2 với H2S

https://www.youtube.com /watch?v=5oLBCd7q1uw

Học sinh hoạt động nhóm. Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để đánh giá kết quả của nhóm hay cá nhân.

PHIẾU HỌC TẬP

1. Điều chế SO2 từ các chất nào? Để SO2

không bị thoát ra ngoài cần có biện pháp nào?

Na2SO3 + H2SO4

2. Xác định sản phẩm tạo thành trong các phản ứng sau? Kết luận về tính chất của SO2.

SO2 + H2O→

SO2 + NaOH→

SO2 + 2NaOH → SO2 + H2S→

SO2 + NO2

HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét. GV chốt kiến thức.

1. Tính chất hoá học của SO2

- S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4)

+4 +6

SS +2e (tính khử)

+4 0

S + 4eS (tính oxi hoá)

 SO2 là acid oxide vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

PHIẾU HỌC TẬP

Na2SO3 + H2SO4→Na2SO4 + SO2 + H2O Để SO2 không bị thoát ra ngoài ta phải tiến hành thí nghiệm sử dụng bông tẩm kiềm trên miệng ống nghiệm và sục SO2 dư vào dung dịch kiềm.

- Tan trong nước tạo acid tương ứng SO2+ H2O H2SO3

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (tùy tỉ lệ mol tạo ra muối tương ứng)

+4 -2 0

2 2 2

S O + 2H S3S + 2H O

+4 +4 0 +6 +2

2(g) 2 (g) t 3(g) (g)

S O + NO S O + NO

Kết luận: SO2 là acid oxide, vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

HS hoạt động nhóm: Thảo luận về: Ứng dụng SO2 (nhóm 1); Sự hình thành SO2 trong tự nhiên (nhóm 2); Tác hại của SO2 (nhóm 3);

Biện pháp làm giảm SO2 thải vào khí quyển.

(nhóm 4).

Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét. GV chốt kiến thức.

2. Ứng dụng: Sản xuất H2SO4; Tẩy trắng giấy, bột giấy; Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm

3. Một số nguồn gốc hình thành SO2 trong khí quyển: Sản xuất công nghiệp; Đốt than đá, dầu...; Phương tiện giao thông...

4. Biện pháp làm giảm SO2 thải vào khí quyển

(8)

- Sản xuất nhiên liệu cháy (xăng, dầu diesel) với hàm lượng S thấp.

- Loại bỏ S trước khi đốt nhiên liệu hoặc loại bỏ SO2 trước khi thải ra môi trường qua những ống khói cao.

Đánh giá: Thông qua hoạt động chung cả lớp: Giáo viên cho các nhóm tự đánh giá kết quả và cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.

Biện pháp 2. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề "Sulfur"

Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn là những kiến thức giúp giải quyết vấn đề thuộc về nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sức khỏe, bảo vệ môi trường,... liên quan trực tiếp đến nội dung đang nghiên cứu.

Bài tập minh họa:

Bài 1. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt sulfur, đóng kín cửa. Chuột hít phải khói bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết.

a. Viết phản ứng xảy ra. Chất gì đã làm chuột chết?

b.Tính khối lượng sulfur cần đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160 m2 và có chiều cao 6 m. Biết rằng 1 m3 không gian cần đốt 100 gram sulfur.

Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau đây bằng phương trình hóa học:

a.Khi sục chlorine vào dung dịch sodiumcarbonate thì khí carbon dioxidethoát ra. Nếu thay chlorine bằng sulfur dioxidehay sulfur trioxidehoặc hydrogen sulfide thì có hiện tượng trên xảy ra hay không?

b. Cho khí sulfur dioxide đi qua nước bromine đến khi vừa làm mất màu đỏ nâu.

Thêm dung dịch barium chloride vào thấy tạo thành kết tủa trắng.

Bài 3. Sulfur dioxide là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa acid gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá hay cây cối. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa acid và quá trình phá huỷ các công trình bằng đá, thép của mưa acid và viết các phương trình hóa học minh họa.

Mưa acid gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối.

Bài 4. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau không theo thứ tự: NH3, O2, HCl, SO2, được úp trên các chậu đựng nước theo hình dưới đây:

(9)

(A) (B) (C) (D)

Hãy xác định khí nào ứng với chậu nước nào, biết rằng ammonia tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch kiềm yếu. Khi thêm vài giọt dung dịch sodium hydroxide vào chậu B, mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn.

Bài 5. Khi cho sulfur dioxide vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị đục. Nhỏ tiếp hydrochloric acid khuấy đều thì thu được dung dịch trong suốt. Nếu thay hydrochloric acid bằng sulfuric acid thì hiện tượng có tương tự không? Giải thích bằng phương trình phản ứng.

2.4. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC

Thang đo năng lực hợp tác của HS được chúng tôi xây dựng theo quy trình gồm 5 bước:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng thang đo.

Bước 2: Xác định các năng lực thành phần.

Bước 3: Xác định các biểu hiện cho mỗi năng lực thành phần.

Bước 4: Xây dựng mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện.

Bước 5: Điều chỉnh thang đo.

Bảng 1.Thang đo năng lực hợp tác T

T

Tiêu chí phát triển năng lực

hợp tác

Mức độ

1 2 3 4

1 Xác định mục đích phương thức hợp tác (TC1)

Không xác định mục đíchvà phương thức hợp tác.

Thỉnh thoảng xác định mục đích và phương thức hợp tác.

Thường xuyên xác định mục đích và phương thức hợp tác.

Luôn luôn xác định mục đích phương thức hợp tác.

2 Phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm (TC2)

Không phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

Biết thuyết phục và giải quyết mâu thuẫn nhưng không thường xuyên.

Phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm thường xuyên, tương đối hiệu quả.

Phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm thường xuyên và hiệu quả.

3 Hỗ trợ các thành viên trong nhóm (TC3)

Không hỗ trợ bạn cùng nhóm mặc dù có thể.

Thỉnh thoảng có hỗ trợ bạn cùng nhóm nhưng chưa nhiệt tình.

Thường xuyên hỗ trợ bạn cùng nhóm.

Chủ động, tích cực hỗ trợ bạn cùng nhóm có hiệu quả.

4 Tổ chức hoạt động hợp tác (TC4)

Không thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không hoàn thành tất cả các nhiệm vụ hoặc không đúng

Thực hiện nhiệm vụ được giao đúng hạn nhưng kết quả chưa tốt.

Thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả cao.

(10)

hạn.

5 Đánh giá được mức độ hoàn thành công việc (TC5)

Không đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm.

Thỉnh thoảng có đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm nhóm khác.

Thường xuyên đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm.

Chủ động, tích cực đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm.

Đánh giá mức độ tương ứng năng lực hợp tác (x):1,0  x < 2,0 điểm: Mức độ thấp. 2,0  x < 3,0 điểm: Mức độ trung bình. 3,0  x < 4,0 điểm: Mức độ cao.

2.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Dựa vào thang đo năng lực hợp tác đã xây dựng, chúng tôi đánh giá năng lực hợp tác của 114 học sinh các lớp 11A1, 11A4 của trường THPT Lý Tự Trọng và lớp 11A6 của trường THPT Nguyễn Huệ, Huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Đánh giá trước tác động (TTĐ) và sau tác động (STĐ) trên 1 đối tượng duy nhất.

Tên trường Lớp và sĩ số

Trường THPT Lý Tự Trọng

Lớp Sĩ số

11A1 44

11A4 30

Trường THPT Nguyễn Huệ 11A6 40

Tổng số HS 114

Bảng 2. Kết quả đánh giá NLHT của 114 HS TTĐ và STĐ Mức 1: 1 điểm, Mức 2: 2 điểm, Mức 3: 3 điểm, Mức 4: 4 điểm T

T Tiêu chí

Số học sinh đạt mức độ tương ứng

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

TTĐ STĐ TTĐ STĐ TTĐ STĐ TTĐ STĐ

1 TC1 43 9 34 25 24 35 13 45

2 TC2 41 10 35 26 25 34 13 44

3 TC3 34 11 40 25 31 34 9 44

4 TC4 38 11 39 27 25 33 12 43

5 TC5 40 8 37 27 27 35 10 44

Bảng 3. Kết quả thống kê

TBC (X ) Độ lệch chuẩn (S) Hệ số ảnh hưởng (ES) Phương sai (S2)

TTĐ STĐ TTĐ STĐ TTĐ STĐ TTĐ STĐ

2,06 3,02 1,02 0,96 0,94 0,99 1,04 0,93

2,09 2,98 1,01 0,98 0,88 0,91 1,03 0,96

2,13 2,97 0,93 1,00 0,90 0,85 0,87 0,99

2,10 2,95 0,98 0,90 0,87 0,85 0,96 1,00

2,06 3,01 0,97 0,95 0,98 1,00 0,93 0,90

Phép kiểm chứng với điểm TBC t-test độc lập p = 0,000006

(11)

Hình 5. Đồ thị so sánh giá trị Mean về NLHT của HS THPT TTĐ và STĐ.

* Phân tích:

- Giá trị MeanTTĐ < MeanSTĐ cho thấy sự tác động mang lại hiệu quả tích cực.

- Các giá trị phương sai và độ lệch chuẩn của TTĐ >STĐ, có nghĩa số liệu của STĐ tập trung quanh giá trị trung bình tốt hơn TTĐ, chứng tỏ sự tác động mang lại hiệu quả và bền vững hơn.

- Hệ số ảnh hưởng ES của tất cả các tiêu chí đều lớn hơn 0,8 cho thấy sự tác động mang lại hiệu quả lớn.

- Kiểm định t-test về sự đồng nhất của giá trị trung bình < 0,05 (có ý nghĩa) tức là sự chênh lệch kết quả TTĐ và STĐ không xảy ra ngẫu nhiên mà do có tác động (sử dụng biện pháp phù hợp).

3. KẾT LUẬN

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có tính kế thừa và phát triển, theo hướng mở nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục. Qua việc xây dựng các nội dung của chủ đề “Sulfur” lớp 11 chúng tôi nhận thấy có nhiều thuận lợi để bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT.

Từ cấu trúc của năng lực hợp tác, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp phát triển năng lực hợp tác giúp học sinh có thói quen nhìn các vấn đề trong cuộc sống xung quanh mình “dưới con mắt hoá học”, biết vận dụng kiến thức hoá học để tìm tòi một cách sáng tạo. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất và vận dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể, Ban hành kèm theo thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học, Ban hành kèm theo thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(12)

[3] Phạm Thị Hồng Dịu (2016). Phát triển năng lực hợp tác của học sinh thông qua bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon – Hóa học 11 trung học phổ thông, trường ĐHSP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

[4] Lê Thị Thu Hiền (2015). Đánh giá NL hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 360 (Kì 2-6/2015).

[5] Nguyễn Công Khanh (2013). Đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo cách tiếp cận NL.

[6] Nguyễn Triệu Sơn (2016). Một số hình thức tổ chức đánh giá kết quả học tập nhóm theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác, Tạp chí Giáo dục, số tháng 7.

[7] Trần Thị Thông (2016). Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Oxi- Lưu huỳnh Hóa học 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ.

[8] Tremblay Denyse (2002). The Competency-Based Approach: Helping learners become autonomous. In Adult Education - A Lifelong Journey.

[9] Weinert F. E. (2001). Vergleichende Leistungsmessung in Schulen - eineumstrittene Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag.

Title: CONSTRUCTING AND USING THE CHEMISTRY 11 “SULFUR” BY FOLLOWING FROM GENERAL EDUCATION PROGRAM 2018 TO DEVELOP COOPERATIVE ABILITY FOR HIGH SCHOOL STUDENTS

Abstract: Cooperate is one of the general capability required in the General Education Program in 2018, is an issue that should be considered prior to the education innovation demand. In this article, we focus on two main keys: (1) From the requirement, build teaching method and use it accordingly to develop student’s cooperative ability. (2) Pedagogic experimenting to validate the effectiveness of said method

Keywords: Ability, cooperative ability, sulfur, chemistry, student.

https://www.youtube.com/watch?v=tGF8jUj7lik

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài giảng Toán lớp 4 này giúp học sinh củng cố kiến thức về đơn vị đo độ dài và khối lượng, đồng thời rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa các đơn vị

Năng lực cần đạt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực

+ Năng lực tự chủ và tự học: Rèn cho học sinh năng lực tự giác luyện đọc các âm, tiếng, từ ngữ trong bài.. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phối hợp với bạn để

- Tiết học này cô cùng cả lớp tìm hiểu và chia sẻ với nhau các công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình

Đối với sinh viên, NLTT có vai trò quan trọng trong quá trình khai phá và sử dụng tri thức cho các hoạt động học tập và nghiên cứu trong trường đại học cũng như

Tóm tắt: Nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học ở trung học phổ thông không những phát triển các năng lực sinh học mà còn phát triển các năng lực chung trong đó có năng lực

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc

Nói cách khác, nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc sử dụng sự kết hợp từ khi thực hành nói của sinh viên, mức độ hiệu quả khi thực nghiệm tăng cường