• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài tập 1 trang 174 sgk Địa Lí 12: Cho bảng số liệu:

Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Cây CN lâu năm 1633,6 91,0 634,3

Cà phê 497,4 3,3 445,4

Chè 122,5 80,0 27,0

Cao su 482,7 - 109,4

Các cây khác 531,0 7,7 52,5

a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b, Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này

Trả lời:

a)

*Xử lí số liệu

Tính cơ cấu diện tích từng loại cây trong tổng số cây công nghiệp lâu năm:

CT tính tỉ trọng diện tích các loại cây:

Tỉ trọng các loại cây công nghiệp= Diện tích từng loại cây công nghiệp/Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm *100 (đơn vị %)

Ví dụ:

(2)

+ % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (497,4 / 1633,6) X 100 %= 30,4%

+ % cơ cấu diện tích cây Chè của TDMN Bắc Bộ = (80,0 / 91,0) X 100% = 87,9%

Áp dụng công thức trên ta có bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (Đơn vị: %)

Loại cây Cả nước TDMNBB Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu năm

100 100 100

Cà phê 30,4 3,6 70,2

Chè 7,5 87,9 4,3

Cao su 29,5 - 17,2

Các cây khác 32,6 8,5 8,3

– Tính quy mô bán kính đường tròn:

Vì TDMNBB có diện tích cây công nghiệp lớn nhất nên đặt RTDMNBB là bán kính đường tròn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ = 1,0 (đơn vị bán kính)

Tính bán kính của cả nước và Tây Nguyên:

Rcả nước = RTDMNBB* 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐â𝑦 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑖 ệ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑐ả 𝑛ướ𝑐

𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐â𝑦 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔 ℎ𝑖ệ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑇𝐷𝑀𝑁𝐵 𝐵 = 4,2 (đơn vị bán kính)

RTây Nguyên = RTDMNBB* 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐â𝑦 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑖 ệ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑇â𝑦 𝑁𝑔𝑢𝑦 ê𝑛

𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐â𝑦 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔 ℎ𝑖ệ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑇𝐷𝑀𝑁𝐵𝐵 = 2,6 (đơn vị bán kính)

* Vẽ biểu đồ

(3)

Hình 38.1. Biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b)

* Giống nhau:

- Về quy mô: là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

- Hướng CN hóa: Tập trung chủ yếu cây CN lâu năm đạt hiệu quả kinh tế - Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm: chè và cà phê.

- Nguyên nhân:

+ Cả hai vùng đều có diện tích đất canh tác cây công nghiệp lâu năm rộng lớn, thuận lợi. (đất feralit vùng đồi trung du và đất badan trên bề mặt cao nguyên rộng lớn).

+ Khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào.

+ Cây chè thích hợp với khí hậu ôn đới ở vùng đồi phía Bắc và các cao nguyên badan ở Tây Nguyên.

+ Người dân có kinh nghiệm trong trồng, sản xuất cây công nghiệp lâu năm, chính sách của nhà nước, thị trường rộng lớn…

* Khác nhau:

Yếu tố TDMN BB Tây Nguyên

Quy mô Nhỏ hơn: Diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 91 nghìn ha

Lớn hơn: Diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 634,3 nghìn

(4)

chiếm 5,6% diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước.

ha chiếm 38,3% diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước

Ý nghĩa Vùng chuyên canh số 3 Vùng chuyên canh số 2 Cơ cấu Cơ cấu cây trồng chuyên môn hóa

kém đa dạng hơn: chủ yếu gồm chè (>87,9% diện tích); ngoài ra có cây cà phê, cây dược liệu, hồi quế…

Cơ cấu cây trồng chuyên môn hóa đa dạng: cà phê, cao su, chè.

Trong đó: cà phê quan trọng nhất (70,2% diện tích), tiếp đến là cao su (17%).

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do có sự khác nhau về điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm cảu 2 vùng:

-Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vùng có địa hình đồi trung du kết hợp đất feralit màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa đa dạng, có một mùa đông lạnh.⟹ thuận lợi cho phát triển cây lâu năm, khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp để phát triển cây trồng nguồn gốc cận nhiệt (tiêu biểu là cây chè).

+ Địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ.

+ Là nơi cư trú của dân tộc ít người, có kinh nghiệm trồng và cế biến chè từ lâu đời.

+ Cơ sở vật chất hạ tầng còn khó khăn, cơ sở chế biến đang được phát triển nhưng vẫn còn hạn chế.

- Tây Nguyên:

+ Vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi và tập trung với quy mô lớn: có các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nguồn nhiệt dồi dào…

⟹ điều kiện cần để hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn và tập trung.

(5)

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm phù hợp với điều kiện sinh thái của cà phê và cao su.

+ Dân cư chủ yếu là dân nhập cư, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm (cây cà phê)

+ Chính sách phát triển của nhà nước (hỗ trợ vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi).

+ Các cơ sở chế biến tại chỗ được đầu tư ngày càng nhiều, góp phần bảo quản, nâng cao chất lượng nông sản ⟹ thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bài 2 trang 175 sgk Địa Lí 12: Cho bảng sô liệu sau:

Bảng 38.2. Số lượng trâu bò, năm 2005 (Đơn vị: nghìn con)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Trâu 2922,2 1679,5 71,9

Bò 5540,7 899,8 616,9

a) Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b, Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn?

- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước?

- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

Trả lời:

a, Tính tỉ trọng trâu bò 2 vùng và cả nước trong tổng trâu bò CT tính tỉ trọng:

Tỉ trọng trâu (bò) = Số lượng trâu (bò) / Tổng số lượng trâu và bò *100 (đơn vị %) Áp dụng công thức trên ta có bảng:

(6)

Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, năm 2005

(Đơn vị:%)

Cả nước TDMNBB TN

Tổng số 100 100 100

Trâu 34,5 65,1 10,4

Bò 65,5 34,9 89,6

b, Giải thích:

* Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì :

- Có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên: vùng đồi núi, cao nguyên với các đồng cỏ rộng lớn thuận lợi để chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).

- Khí hậu thích hợp với điều kiện sinh trưởng của trâu, bò: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu lạnh phù hợp với điều kiện sống của bò, ngược lại Tây Nguyên khí hậu nhiệt đới nắng nóng thuận lợi cho sự sinh trưởng của đàn trâu.

-Đây đều là nơi đồng bào dân tộc ít người, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm chăn thả gia súc lớn.

- Đáp ứng nhu cầu về phân bón, sức kéo cho người dân nơi đây.

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và vùng lân cận về thịt, sữa (Trung du Bắc Bộ với thị trường lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên với thị trường vùng Đông Nam Bộ).

* Thế mạnh chăn nuôi trâu, bò của hai vùng được thể hiện trong tỉ trọng so với cả nước như sau :

- Về đàn trâu : cả hai vùng chiếm tới 60% trong tổng đàn trâu cả nước (Trung du Bắc Bộ là 57,5% và Tây Nguyên là 2,5%).

- Về đàn bò : hai vùng chiếm 27,3% đàn bò cả nước (Trung du Bắc Bộ là 16,2% và Tây Nguyên là 11,1%).

* Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì :

- Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.

(7)

- Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

Hình 38.2. Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên

(8)

Hình 38.3. Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khí hậu gió mùa bị biến tính do độ cao và hướng núi: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ,

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ... - Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao

Để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đã có những giải pháp nào?.. - Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Thâm canh lúa trên ruộng

Bài 3 Trang 24 Tập Bản Đồ Địa Lí: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. + Đây là địa bàn cư trú của các

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - Vị trí tiếp giáp:.. + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc -> Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Nhân dân

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự