• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Vật lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng | Giải sách bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Vật lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng | Giải sách bài tập Vật lí 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Bài 59.1 trang 121 SBT Vật lí 9: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Lời giải:

Chọn B.

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Bài 59.2 trang 121 SBT Vật lí 9: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.

Lời giải:

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ bàn là, nồi cơm điện,…

Điện năng biến đổi thành quang năng. Ví dụ: đèn LED, đèn ống….

Điện năng biến đổi thành cơ năng. Ví dụ: máy bơm, quạt điện,…

Bài 59.3 trang 121 SBT Vật lí 9: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Quang năng của ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, nước từ sông ra biển thì thế năng của nước chuyển thành động năng.

(2)

Bài 59.4 trang 121 SBT Vật lí 9: Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể...) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

Lời giải:

Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng biến đổi thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Bài 59.5 trang 121 SBT Vật lí 9: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đứng yên.

B. Chuyển động.

C. Phát sáng.

D. Đổi màu.

Lời giải:

Chọn B.

Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện chuyển động.

Bài 59.6 trang 121 SBT Vật lí 9: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?

A. Có thể kéo, đẩy các vật khác.

B. Có thể làm biến dạng vật khác.

C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác.

D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Lời giải:

Chọn C.

Bằng các giác quan, ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng là có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác.

Bài 59.7 trang 121 SBT Vật lí 9: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?

(3)

A. Cơ năng.

B. Điện năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Lời giải:

Chọn B.

Trong nồi cơm điện, điện năng đã được biến đổi thành nhiệt năng.

Bài 59.8 trang 121 SBT Vật lí 9: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

A. Động năng thành thế năng.

B. Nhiệt năng thành cơ năng.

C. Nhiệt năng thành hoá năng.

D. Hoá năng thành cơ năng.

Lời giải:

Chọn B.

Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng.

Bài 59.9 trang 121 SBT Vật lí 9: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

A. Núm đinamô quay, đèn bật sáng.

B. Tốc độ của vật tăng, giảm.

C. Vật đổi màu khi bị cọ xát.

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Lời giải:

Chọn A.

Núm đinamô quay, đèn bật sáng có sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các

+ Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Vì

A. không tăng không giảm. Điện trở của đường dây tải điện được tính bằng công thức: R. Do đó nếu đường dây tải diện dài gấp đôi thì công suất hao phí thì tỏa nhiệt

A. Không có vật kính. Có vật kính với tiêu cự vài chục centimét như các máy ảnh chụp xa. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét. Có vật kính với tiêu cự tới hàng

3. tìm cách tách từ trùm sáng đó ra những chùm sáng màu khác nhau. cho hai chùm sáng đó gặp nhau. b) Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng... là ánh sáng

Bài 60.8 trang 123 SBT Vật lí 9: Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng

- Nhà máy nhiệt điện và thủy điện đều có hai bộ phận chính để thực hiện việc biến đổi một dạng năng lượng khác thành điện năng là tuabin và máy phát điện (đều biến

Bài 62.8 trang 125 SBT Vật lí 9: Trong pin Mặt Trời, sự chuyển hoá quang năng thành điện năng có đặc điểm gì khác với sự chuyển hoá các dạng năng lượng khác,