• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ly 10

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ly 10"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Website: www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn Trang 1/4 - Mã đề thi 138

SỞ GD - ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 -2020

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm

Mã đề thi 138

Họ, tên học sinh:... Lớp: ...

Câu 1: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 40 giây. Chu kì quay của bánh xe là

A. 25 s. B. 2,5 s. C. 0,2 s. D. 0.4 s.

Câu 2: Cho 3 lực đồng quy, đồng phẳng F , F , F  1 2 3

lần lượt hợp với trục Ox nằm ngang những góc 00, 450, 900, biết F1 = F3 = 10 N, F2 = 10 2 N. Hợp lực của ba lực trên là

A. 20 2 N . B. 40 N. C. 10 2 N. D. 20 N.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Tờ báo rơi trong gió. B. Hòn đá rơi tự do từ độ cao 2 m.

C. Hòn đá được ném theo phương ngang. D. Đoàn tàu đi từ Hà Nội về Hải Phòng Câu 4: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:vv0at thì

A. a luôn ngược dấu với v. B. a luôn luôn cùng dấu với v.

C. a luôn luôn dương. D. v luôn luôn dương.

Câu 5: Lúc 8 h hai ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều ngang qua hai điểm A, B cách nhau 100 km.

Coi quãng đường AB là đường thẳng. Xe chạy từ A với tốc độ 60 km/h, xe chạy từ B với tốc độ 40 km/h.

Hai xe gặp nhau lúc

A. 9 h. B. 9,5 h. C. 10 h. D. 8.5 h.

Câu 6: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động đều trên đường tròn có bán kính là 10 cm. Lực hướng tâm tác dụng lên vật có độ lớn 10 N. Tốc độ góc của vật là

A. 5 rad/s. B. 10 rad/s. C. 15 rad/s. D. 20 rad/s.

Câu 7: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 81 N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng

A. 3 N. B. 9 N . C. 27 N. D. 81 N.

Câu 8: Đơn vị momen của lực trong hệ SI là

A. N.m2. B. N.m. C. N/m. D. N.m/s.

Câu 9: Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 18 km mất thời gian 1 h. Tốc độ của dòng chảy là 6 km/h. Khoảng thời gian nhỏ nhất để canô ngược dòng từ bến B về bến A là

A. 6 h. B. 1,5 h. C. 1 h. D. 3 h.

Câu 10: Lúc 8 h sáng, một người đi xe máy đi qua điểm A chuyển động thẳng đều với tốc độ 40 km/h.

Người đó cách A 60 km lúc

A. 8 h 40 phút. B. 1 h 30 phút. C. 40 phút. D. 9 h 30 phút.

Câu 11: Khi tăng áp lực của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. không đổi. B. có thể tăng hoặc giảm.

C. giảm đi. D. tăng lên.

Câu 12: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 40 N, F2= 30 N . Độ lớn hợp lực của hai lực đó khi chúng hợp nhau một góc 900

A. 70 N. B. 50 N. C. 60 N. D. 40 N.

Câu 13: Một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5 h. Biết 2 h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h và 3 h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động là

A. 55 km/h. B. 52 km/h . C. 48 km/h. D. 50 km/h.

(2)

Website: www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn Trang 2/4 - Mã đề thi 138 Câu 14: Một vật rắn đang quay quanh một trục quay cố định với tốc độ góc ω. Khi đột ngột triệt tiêu hết momen lực tác dụng lên nó thì vật

A. quay chậm dần sau đó đổi chiều quay. B. tiếp tục quay đều với tốc độ góc ω.

C. quay chậm dần rồi dừng lại. D. dừng lại ngay.

Câu 15: Lực và phản lực

A. có phương khác nhau. B. tác dụng vào cùng một vật.

C. tác dụng vào hai vật khác nhau. D. cùng chiều nhau.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

− Định luật I Niutơn còn được gọi là định luật quán tính.

− Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

− Chuyển động thẳng được gọi là chuyển động theo quán tính.

− Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 17: Một vật khối lượng 2 kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực F

. Lực F có độ lớn bằng 9 N và có phương nằm ngang. Sau 3 s ngừng tác dụng lực F

. Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5 N. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng

A. 7,2 m. B. 16,2 m. C. 25,2 m. D. 9,2 m.

Câu 18: Đồ thị nào sau đây là đúng khi diễn tả sự phụ thuộc của gia tốc hướng tâm vào tốc độ dài khi vật chuyển động tròn đều?

A.

a

0 v

B.

a

0 v

C.

a

0 v

D.

a

0 v

Câu 19: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định, đầu dưới gắn một vật nhỏ khối lượng 500 g thì chiều dài của lò xo khi vật nằm cân bằng là 45 cm. Lấy g = 10 m/s2. Treo thêm vật có khối lượng 100 g thì chiều dài lò xo là

A. 0,45 m. B. 0,44 m. C. 0,41 m. D. 0,46 m.

Câu 20: Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?

A. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian B. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh.

C. Tốc độ của vật tăng đều theo thời gian.

D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.

Câu 21: Một vật rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Thời gian để vật rơi đến đất là

A. 2 s. B. 5 s. C. 3 s. D. 4 s.

Câu 22: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?

A. Lực có giá cắt trục quay.

B. Lực có giá song song với trục quay.

C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 23: Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì A. gia tốc của vật giảm 2 lần. B. vận tốc của vật tăng lên 2 lần.

C. vận tốc của vật giảm 2 lần. D. gia tốc của vật tăng lên 2 lần.

Câu 24: Một tấm ván có trọng lượng 270 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60 m. Tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái một lực bằng

A. 180 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 80 N.

Câu 25: Một người đi xe máy đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật, người đó hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 10 s. Tốc độ của xe máy sau khi hãm phanh được 6 s là

A. 5 m/s. B. 2 m/s. C. 6 m/s. D. 3 m/s.

(3)

Website: www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn Trang 3/4 - Mã đề thi 138 Câu 26: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động vật sẽ chuyển động

A. tròn đều. B. nhanh dần đều. C. chậm dần đều. D. thẳng đều.

Câu 27: Phương trình chuyển động của một vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s). Vận tốc ban đầu của vật là

A. 10 m/s. B. − 8 m/s. C. −4 m/s. D. 5 m/s.

Câu 28: Kéo một vật có khối lượng 30 kg chuyển động lên một mặt dốc nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s2 . Bỏ qua ma sát và lực cản. Lực kéo song song với mặt dốc. Độ lớn lực kéo

F

 để vật đi thẳng đều trên mặt dốc là

A. 150 N. B. 150 3 N. C. 300 N. D. 300 3N.

Câu 29: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn

A. lớn hơn 500 N. B. nhỏ hơn 500 N. C. bằng 500 N. D. bằng 250 N.

Câu 30: Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp thì sau 8 s vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi vật được thả 4 s là

A. 240 m. B. 120 m. C. 320 m. D. 80 m.

Câu 31: Một thanh sắt dài đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1

4chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn. Tác dụng vào đầu nhô ra của thanh một lực F

hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 60 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bật lên. Trọng lượng của thanh sắt là

A. 240 N. B. 30 N. C. 120 N. D. 60 N.

Câu 32: Đo quãng đường một vật chuyển động thẳng biến đổi đều đi được trong những khoảng thời gian 1,5 s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 112,5 cm, vật có khối lượng 200 g. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn

A. 0,4 N. B. 0,1 N. C. 0,3 N. D. 0,2 N.

Câu 33: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 50 m, lần lượt trong 4 s và 2 s. Gia tốc của xe là

A. 8 3 m/s

2. B. 5

3 m/s

2. C. 25

6 m/s

2. D. 3

5 m/s

2.

Câu 34: Một ô tô loại nhỏ có khối lượng một tấn đi qua cầu vồng lên. Cầu có bán kính cong là 50 m. Xe chuyển động đều lên cầu với tốc độ 36 km/h. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực nén của xe lên mặt cầu tại nơi bán kính cong hợp với phương thẳng đứng góc 300gần với giá trị nào nhất?

A. 6660 N. B. 5035 N. C. 8052 N. D. 3300 N.

Câu 35: Một hòn bi rất nhẵn, nhỏ lăn ra khỏi cầu thang theo phương ngang với tốc độ v. Mỗi bậc cầu thang cao h = 20 cm và rộng d = 30 cm. Coi đầu cầu thang là bậc thang thứ 0. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hòn bi rơi xuống bậc cầu thang thứ 9 đầu tiên. Giá trị lớn nhất của v gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 4,8 m/s. B. 4,2 m/s. C. 4,5 m/s. D. 4,1 m/s.

Câu 36: Một hành khách đến ga tàu muộn khoảng thời gian t sau khi tàu khởi hành. Người ấy thấy toa áp chót đi qua trước mặt mình trong 10 s, toa chót ( toa cuối cùng ) đi qua trước mặt mình trong 8 s. Biết rằng đoàn tàu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Coi chiều dài các toa tàu như nhau, bỏ qua khoảng cách giữa các toa tàu. Giá trị của t gần giá trị nào sau đây nhất ?

A. 20 s. B. 25 s. C. 30 s. D. 35 s.

Câu 37: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được quãng đường 15 m và 33 m trong 2 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 3 s. Tốc độ ban đầu của xe trên quãng đường 15 m đó là

A. 1 m/s. B. 5 m/s. C. 2 m/s. D. 3 m/s.

Câu 38: Khi một khí cầu đang hạ thấp với tốc độ không đổi 2 m/s, A là điểm thấp nhất nằm trên khí cầu cách mặt đất một khoảng 15 m, cùng lúc đó người ta phóng một vật nhỏ thẳng đứng hướng lên ngang qua A với tốc độ 18 m/s đối với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí đối với vật nhỏ. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc vật nhỏ rơi đến khi về cùng độ cao với điểm A trên khí cầu là

A. 2,2 s. B. 2.6 s. C. 2,5 s. D. 2,7 s.

(4)

Website: www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn Trang 4/4 - Mã đề thi 138 Câu 39: Một vật có khối lượng m được treo như hình vẽ, thanh AB khối lượng

không đáng kể, vuông góc với tường thẳng đứng. Lực căng của dây BC khi hệ cân bằng là 20 3 N. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của vật là

1200

A B

C

A. 1 kg B. 2 kg. C. 3 kg. D. 4 kg.

Câu 40: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N đặt vào một vật rắn tại hai điểm A, B cách nhau 30 cm . Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Mômen của ngẫu lực là

A. 100 Nm. B. 2,0 Nm. C. 1,5 Nm. D. 1,0 Nm.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t. Câu hỏi 2 trang 53

Nếu vật đứng yên, không chuyển động (quãng đường không thay đổi theo thời gian) thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang.. a) Lập bảng ghi

Bảng kết quả theo dõi chuyển động của một bánh xe trên các quãng đường đi được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp... + Bánh xe chuyển động không đều

2/- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường nhất định được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian đi hết quãng

- Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường, ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là

I) Lý thuyết. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian. Đơn vị của vận tốc

Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính

Câu 7 (1 điểm) Một vật di chuyển theo đường thẳng với vận tốc cho bởi hàm số Tính tổng quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian (giây)?. Câu 8