• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 HKII - TIẾT 3:

ÔN TẬP 1

( Bài 36 – bài 41) Câu 1) Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

Hệ thốngCo oc-đi-e phía tây

Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiểm trở dài 9000km, theo hướng Bắc - Nam.

- Cao trung bình 3000 - 4000m

- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các sơn nguyên và cao nguyên.

- Là miền có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

Miền đồng bằng ở giữa.

-Miền đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn và nhiều sông dài như sông Mit-xu-ri;

Mi-x-x-pi.

Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

- Miền núi già A-pa-lát và sơn nguyên phía đông chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

- Dãy A-pa-lát là miền núi cổ, tương đối thấp chứa nhiều than và sắt, thấp ở phía bắc và cao ở phía nam.

Câu 2) Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.

Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam.

- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.

Sự phân hoá khí hậu theo chiều từ Tây -Đông

- Khi đi từ bắc xuống nam trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: Bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục đia, tùy theo vị trí gần hay xa đại dương.

Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.

-Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc-đi-e.

Câu 3) Trình bày đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư Bắc Mĩ.

- Năm 2001, dân số Bắc Mĩ là 419,5 triệu người, mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/ km2.

- Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều.

+ Nơi thưa nhất: Bán đảo Alatxca, Bắc Canađa. dưới 1 người / km2.

+ Nơi đông nhất: Quanh vùng hồ lớn và ven biển (Đông Nam Canađa và Đông Bắc Hoa Kì) trên 100 người/ km2

- Hiện nay, một bộ phân dân cư Hoa Kì đang có sự dịch chuyển về phía nam và duyên hải ven ven Thái Bình Dương.

Câu 4) Nêu đặc điểm đô thị ở Bắc Mĩ.

-Hơn ¾ dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

- Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam vùng Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa dần .

(2)

-Gần đây sự xuất hiện của nhiều thành phố mới ở miền nam và duyên hải Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì

Câu 5) Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì va Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao?

+Có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

+Có nhiều trung tâm khoa học – kĩ thuật nông nghiệp, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

+Cơ giới hóa và hóa học hóa được ứng dụng rộng rãi.

Câu 6) Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

- Phân bố sản xuất theo hướng từ bắc xuống nam + Phía nam Canađa và bắc Hoa Kì trồng lúa mì

+ Xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa.

+ Ven vịnh Mêhicô trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía…) và cây ăn quả - Phân bố sản xuất theo hướng từ tây sang đông

+ Phía tây ở các vùng núi và cao nguyên của Hoa Kì có khí hậu khô hạn chăn thả gia súc.

+ Phía đông khí hậu cận nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp ( bông, mía, đậu tương, ca phê..) và vành đai chăn nuôi lớn.

Câu 7) Trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ.

-Hoa Kì : Phát triển tất cả các ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao, phân bố vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam.

- Ca-na-da: Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm..

Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

- Mê-hi-cô: Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm.. phân bố ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

Câu 8) Nêu sự biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây.

-Vành đai các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút dần, phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển.

-Các ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được phát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của “Vành đai Mặt Trời” ở phía tây và phía nam Hoa Kì.

-Các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kĩ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tự,vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ..trở thành công nghiệp mũi nhọn ở Hoa kì.

Câu 9) Hiệp định tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ.

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô.

- Kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.

- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.

Câu 10) Nêu đặc điểm tự nhiên eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti ? - Nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông bắc

- Eo đất Trung Mĩ : Các núi cao chạy dọc theo eo đất, có nhiều núi lửa hoạt động - Các sườn núi phía đông và đồng bằng Mêhicô có mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới bao phủ.

(3)

- Quần đảo Ăng- ti : gồm vô số các đảo lớn nhỏ trong vùng biển Caribê . Phía đông các đảo mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển, phía tây mưa ít phát triển xavan, rừng thưa, cây bụi.

Câu 11) Địa hình khu vực Nam Mĩ có đặc điểm gì ?

- Phía tây là dãy núi trẻ An-đét cao và đồ sộ . Miền núi có độ cao lớn và trải dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi rất phức tạp.

- Giữa là các đồng bằng rộng lớn như A-ma-dôn, Pam pa, La- pla – ta. Các miền đồng bằng là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của nam Mỹ.

- Phía đông là các sơn nguyên đồ sộ như : Guy- a – na, Bra – xin, phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi cao xen với các cao nguyên núi lửa, đất tốt khí hậu ẩm ướt nên rừng phát triển rậm rạp.

Câu 12): Những điểm khác nhau của địa hình Bắc Mĩ so với Nam Mĩ.

-Phía đông Bắc Mĩ là núi già A-pa-lát. Phía đông Nam Mĩ là các cao nguyên.

-Hệ thống núi phía Tây khác nhau:

+Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ.

+ Hệ thống An-đet ở Nam Mĩ cao và đồ sộ nhưng chỉ chiếm một diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

-Đồng bằng trung tâm có sự khác nhau rõ rệt:

+Đồng Bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

+Đồng Bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau , từ đồng bằng ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một sơn nguyên.

*BÀI TẬP:

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau: Nguồn SGK nhà xuất bản giáo dục năm 2018.

Tên nước Dân số (Triệu người)

GDP (Triệu USD) Canađa 31 677 178

Hoa kì 288,0 10 171 400 Mêhicô 100,5 617 817

Bra-xin 161,8 1048 464

a) Tính thu nhập bình quân đầu người các nước.

b) Vẽ biểu đồ cột thể hiện thu nhâp bình quân đầu người các nước và nêu nhận xét.

Câu 2 : Dựa vào tập bản đồ địa lí lớp 7, trang 17 ( bản đồ hành chính Châu Mĩ) em hãy kể tên: Tên 10 nước và 10 thủ đô của nước đó.

Câu 3 Dựa vào tập bản đồ địa lí lớp 7, trang 16 và kiến thức đã học cho biết:Tên các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng chính của Châu Mĩ.

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

-Phía đông ( duyên hải đông bắc Hoa Kì, phía nam Hồ Lớn): dân cư đông nhất do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao,nhiều thành phố, nhiều hải cảng..

Dựa vào tập bản đồ trang 16 em hãy kể tên các đồng bằng, sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi. Dựa vào tập bản đồ trang 18 em hãy kể tên các đô thị có

Bài 3 Trang 36 Tập Bản Đồ Địa Lí: Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh

- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải; phía đông, đông nam giáp châu Á... ☐ Châu Âu có khí