• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 9 HK2 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 9 HK2 18-19"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn.

(Theo Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.88)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra thành phần phụ chú, thành phần tình thái trong câu văn:

Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi.

Câu 4. (1,0 điểm) Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? (viết 3 đến 5 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) với chủ đề: Hãy sống chan hòa với mọi người.

Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Ngữ văn 9 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.58)

--- HẾT ---

Họ và tên: ... Số báo danh: ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH



ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 -2019



Môn: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(2)

1

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 2 “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là:

âm thanh cất lên từ chính tâm hồn con người.

0,5 3 - Thành phần phụ chú: một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi.

- Thành phần tình thái: chắc hẳn.

0,5 0,5 4 Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự do bày tỏ suy nghĩ nhưng cần diễn

đạt rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Ví dụ: âm nhạc giúp giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn...

1,0

II LÀM VĂN 7,0

1 Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) với chủ đề: Hãy sống chan hòa với mọi người.

3,0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;

văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Nội dung trình bày 2,25

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hãy sống chan hòa với mọi người. 0,5 - Giải thích: sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn

sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

0,25 - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.

+ Biểu hiện của lối sống chan hòa: cởi mở, gần gũi mọi người; quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể...

+ Ý nghĩa của lối sống chan hòa: Giúp ta có được nhiều niềm vui trong cuộc sống; góp phần xây dựng một tập thể đoàn kết; giúp ta được mọi người yêu quý và sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người khi ta gặp khó khăn...

+ Tuy nhiên sống chan hòa không có nghĩa là a dua đua đòi theo đám đông, khiến ta đánh mất bản thân...

+ Phê phán lối sống ích kỉ, khép kín, không hòa nhã với mọi người...

1,25

- Liên hệ và rút ra bài học. 0,25

b) Hình thức trình bày

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

c) Sáng tạo

Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc, sáng tạo, có nhiều cách diễn đạt độc đáo...

0,25 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÁI BÌNH



KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019



HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9

(Gồm 02 trang)

(3)

2

Phần Câu Nội dung Điểm

2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

4,0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Nội dung trình bày 3,0

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. 0,5

- Cảm nhận về đoạn thơ: 1,75

+ Sự tôn kính, biết ơn của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác được thể hiện qua sự sóng đôi của các cặp hình ảnh thực và ẩn dụ...

+ Niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi vào trong lăng được gợi lên qua các hình ảnh: vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh...

- Đánh giá chung: 0,75

+ Đoạn thơ đã thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như của mọi người khi vào lăng viếng Bác.

0,25 + Nghệ thuật: giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha tự hào;

nhiều hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, giàu liên tưởng và mang tính biểu tượng;

ngôn ngữ bình dị, hàm súc mà âm vang.

0,5

b) Hình thức trình bày

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,75

c) Sáng tạo

- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...).

0,25

Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.

3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Nhóm 2: Những việc làm góp phần xây dựng nếp sống có văn hóa ở phường Thượng Thanh và trường THCS Thanh Am.. • Nhóm 3: Cách

Cần phát triển thêm các nghiên cứu sâu hơn về tình hình sức khỏe trên đối tượng này, có sự so sánh với các nhóm đối chứng để xác định các vấn đề sức khỏe điển

Câu 1/ Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống chưa chan hòa với mọi người a.. Vui vẻ, cởi mở với

Từ những hiểu biết về đoạn văn trên em hãy chuyển nhãng hình ảnh nào được Viễn Phương mượn ở thực tại để viết nên hai câu thơ sau?. Ông muốn gửi gắm tình cảm gì

Cộng đồng dân cư Là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, có sự gắn bó, liên kết và hợp tác để cùng thực hiện lợi ích

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….. * Giới

Bài tập 2: Liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa?. Lập kế hoạch rèn luyện và nhắc nhỡ các

cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá,