• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG VII CHÂU MĨ

MỤC TIÊU CHƯƠNG A. Kiến thức

- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.

- Hiểu châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn với sự tiêu diệt thổ dân.

- Sự phân bố dân cư gắn liền với quá trình khai thác lãnh thổ.

- Các vùng di chuyển cư từ vùng công nghiệp hồ lớn xuống vành đai mặt trời.

- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ.

- Hiểu rõ nền nông nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức hiện đại, đạt trình độ cao, hiệu quả lớn.

B. Kĩ năng

- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lí, thảo luận nhóm, so sánh, tổng hợp

C. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tự tin khi làm việc cá nhân và hoạt động nhóm.

*Tích hợp GD đạo đức:

- Giáo dục tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trong và ngoài nước. Tôn trọng, tự hào, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy, tự tin, hợp tác...

D.Hình thành năng lực:

- Hình thành các năng lực chung: năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

- Hình thành các năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ:

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê:

(2)

Ngày soạn: 27.12.2019 Tiết 38 Ngày giảng: 03.12.2020

KHÁI QUÁT CHÂU MĨ 1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Học sinh nắm:

- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.

- Hiểu châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn với sự tiêu diệt thổ dân.

b. Kỹ năng: Đọc và phân tích bản đồ.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức cộng đồng.

* Giáo dục đạo đức (mục 2): Giáo dục tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trong và ngoài nước. Tôn trọng, tự hào, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, của dân tộc Việt Nam.

d. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác giải quyết vấn đề, giao tiếp.

- NL riêng: NL Sử dụng lược đồ để trình bày vị trí địa lý và quá trình nhập cư của châu Mĩ.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên: Giáo án, Sgk, tập bản đồ, bản đồ TNCMĩ.

b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – GIÁO DỤC - Hoạt động nhóm.

- Trực quan.

- Đàm thoại gợi mở 4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định lớp : Kdss. 1’.

4.2. Ktbc : không.

4.3. Bài mới: 39’

Giới thiệu bài mới: Trên con đường tìm tới AĐ theo hướng Tây ngày 12. 10. 1492.

Đoàn thủy thủ Crix- tốp Côlômbo đã cập bến 1 miền đất lạ, mà chính ông không hề hay biết là mình đã khám phá ra lục địa thứ tư của thế giới. Phát kiến lớn tìm ra tân thế giới có ý nghĩa lớn lao đối với nền kinh tế, xã hội toàn thế giới.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG.

Hoạt động 1:

- Mục tiêu: HS nắm được vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân - Thời gian: 19’

- Phương pháp DH: Trực quan, đàm thoại gợi mở - Kĩ thuật DH: KT đặt câu hỏi, động não.

- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ TNCM + Xác định các đường chí tuyến, xích đạo, vòng cực.

TL: - Học sinh lên bảng xác định.

+ Châu Mĩ có vị trí như thế nào? Diện tích?

TL: Trải dài trên 139 vĩ độ ( 860B – 530N).

- Gồm 2 lục địa BMĩ: 24,2 tr km2 NMĩ: 17,8 tr km2. + Châu Mĩ nằm ở nửa cầu nào?

TL:

( dựa vào đường kinh tuyến 200T và 1600 Đ).

+ Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào?

+ So với các châu lục khác, lãnh thổ châu Mĩ có gì nổi bật và khác biệt?

TL: BBD; TBD; ĐTD.

- Giáo viên: Do nằm cách biệt ở nửa cầu Tây, các đại dương lớn bao bọc, nên đến thế kỉ XV người châu Âu mới biết đến châu Mĩ.

+ Em có nhận xét gì về đường bờ biển của châu Mĩ?

Kể tên các dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy ven bờ.

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý, hình dạng lanh thổ tới khí hậu châu Mĩ.

+ Xác định kênh đào Panama? Nêu ý nghĩa?

TL: Đây là đường đi ngắn nhất cho tàu thuyền từ ĐTD – TBD.

- GV: Giới thiệu về kênh đào Panama: mở rộng giao lưu hàng hải giưa 2 bờ Đông, Tây; rút ngắn đường biển

1. Một lãnh thổ rộng lớn

- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam

- Diện tích: 42 triệu km2

- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

- Tiếp giáp 3 đại dương lớn.

(4)

từ châu Âu sang châu Mĩ; thông từ ĐTD sang TBD.

+ Tại sao nói châu Mĩ là “Tân lục địa”

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 2:

- Mục tiêu: HS chứng minh được châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư và có thành phần chủng tộc đa dạng.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm.

- Thời gian: 20’

- Phương pháp DH: Trực quan, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật DH: KT chia nhóm, đặt câu hỏi.

Tích hợp: Giáo dục tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trong và ngoài nước

- Quan sát lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ.

- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.

* Nhóm 1: Chủ nhân(người bản địa, người gốc) của người châu Mĩ là người nào? Liên hệ VN?

TL: - Người Anh Điêng và người Exkimô.

- Chủng tộc Môgôlôit từ châu Á sang.

- Việt Nam thuộc chủng tộc Môngôlôit.

* Nhóm 2: Người Anh Điêng phân bố ở đâu? Họ sống bằng nghề gì?

TL: Phân bố rải rác khắp châu lục, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt.

- Giáo viên: Một số bộ lạc cổ của người Mai-a, A-xơ-tếch (Trung Mĩ), In- ca (Nam Mĩ) có trình độ phát triển khá cao lập nên những quốc gia hùng mạnh đó là văn minh Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca.

* Nhóm 3: Người Exkimô sinh sống ở đâu? Họ sống bằng nghề gì? Tại sao?

TL: - Người Exkimô sống ở ven BBD bằng nghề

2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

- Trước thế kỉ XVI có người Anh Điêng, người Exkimô thuộc chủng tộc môgôlôit sinh sống.

(5)

bắt cá và săn thú.

- Do chịu rét tốt.

* Nhóm 4: Châu Mĩ có những luồng nhập cư nào?

TL: - Từ Anh, Pháp, Đức, Ý.

- Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

- Châu Phi.

- Châu Á.

* Nhóm 5: Từ thế kỉ XVI thành phần dân cư châu Mĩ thay đổi như thế nào?

TL:

- Giáo viên: Trong quá trình xâm chiếm châu Mĩ thực dân da trắng tàn sát người Anh-điêng cướp đất, cưỡng bức người da đen từ châu Phi qua làm nô lệ, lập nên các đồn điền, xuất hiện thêm thành phần người lai làm đa dang thêm thành phần chủng tộc

* Nhóm 6: Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở BMĩ với Trung và Nam Mĩ?

TL: - BMĩ: (HKì, Canađa) con cháu người châu Âu từ A,P,Đ .. tiếng nói chính là tiếng Anh, mà tổ tiên người Anh là Ađiêng - lô xắc xông.

- Nam Mĩ, Trung Mĩ bị Tdân TBN; BĐN thống trị họ đưa nền văn hóa La tinh – ngôn ngữ Latinh.

- GV: Nhấn mạnh

Từ thế kỉ VII đến nay, châu Mĩ có đủ các chủng tộc chính trên thế giới, gồm:

+ Người Mongoloit bản địa

+ Người ơropeoit( người châu Âu sang xâm chiếm) + Người Neegroit (người da đen sang làm nô lệ) + Người Mongoloit sang nhập cư sau này(TQ, NB)

- Từ thế kỉ XVI – XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới, họ đã hòa huyết tạo nên thành phần người lai.

4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’.

+ Nêu vị trí địa lí châu Mĩ.

- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam.

(6)

- Diện tích: 42 triệu km2

- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

- Tiếp giáp 3 đại dương

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’.

- Học bài .

- Chuẩn bị bài mới: Thiên nhiên Bắc Mĩ.

+ Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.

5. RKN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trình bày được những nội dung chính của cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ của nhân dân miền Nam (1961-1965): âm mưu của Mĩ dồn dân lập ấp

- Hiểu được tình hình phát triển của các nước, các ngành kinh tế, đặc biệt là những thành tựu về nông nghiệp của các nước và vùng lãnh thổ châu á - Thấy rõ xu

- Khu vực ĐNA gồm 2 bộ phận: Đất liền và hải đảo.. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm tự nhiên của khu vực: ĐH đồi núi là chính, ĐB châu thổ màu mõ; Khí hậu nhiệt đới,

- Ở nước CHXHCNVN, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch; mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quyền có quốc tịch VN.. GV: Có người cho

nhân dân Cu Ba đấu tranh lật đổ chế độc độc tài Batixta giành độc lập, đưa đất nước bước vào một kỉ nguyên mới – Kỉ nguyên độc lập

- Năng lực tìm hiểu địa lí: xác định được trên bản đồ các chủng tộc khác nhau sinh sống ở vị trí nào trên lãnh thổ châu Mỹ là chủ

- Nắm vững đặc điểm chung về dân cư và phát triển KTXH của Nam Á - Nắm được đây là khu vực tập trung dân cư đông và có mật độ dân cư lớn.. - Dân cư Nam Á chủ yếu theo

- Trình bày sơ lược về mặt trận ở châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, lan nhanh ra khắp thế giới ; Liên Xô tham gia mặt trận chống