• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15 / 4 / 2021 Tiết: 30 Ngày dạy: 24 / 4 / 2021 TUẦN: 30

BÀI 13 - TIẾT 30

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức

- Nêu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước

- Liên hệ Hiến pháp năm 2013 (Chương II - Quyền và nghĩa vụ của công dân) - Luật Quốc tịch - 2014.

2. Về kĩ năng

- Biết cố gắng học tập, nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của công dân.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đánh giá.

3.Về thái độ

TRÁCH NHIỆM, HÒA BÌNH, TỰ DO, TÔN TRỌNG

- Giáo dục đạo đức: Yêu quý hòa bình độc lập, tự do. Tự hào là công dân nước CHXHCNVN.

+ Trách nhiệm bảo vệ Nhà nước CHXHCNVN.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

II. Phương tiện và thiết bị:

- GV soạn giáo án theo kiến thức chuẩn.

- Hiến pháp năm 2014 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá.

- Câu chuyện về danh nhân văn hoá; thành tích học tập thể thao của HS Việt Nam.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Diễn giải, TL nhóm, toạ đàm.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật thảo luận nhóm IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:(01’) 2. Kiểm tra bài cũ :

Kết hợp trong tiết học.

(2)

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(02’)

GV: Em hãy kể tên những vận động viên thể thao nhỏ tuổi hoặc bằng tuổi các em, đã đại diện cho Việt Nam tham gia các kỳ thi đấu Sea Game vừa qua?

HS: Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Đỗ Ngọc Ngân Thương, Nguyễn Khánh, Ánh Hoàng…

GV: Vì sao các bạn được đại diện cho nước Việt Nam tham gia thi đấu?

HS: Các bạn giỏi và là công dân của nước VN.

GV: Vì vậy để giúp các em hiểu căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước, cũng như những người như thế nào được công nhận là công dân của nước CHXHCNVN. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vào bài học hôm nay:

b. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc + Thời gan: 12'

+ Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa câu truyện.

+ Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích , đánh giá, thể hiện thái độ.

+ Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.

GV: Hướng dẫn học sinh phân tích tình huống:

H đọc tình huống 1 SGK/32 H thảo luận nhóm bàn.

1. Trong lần tham dự trại hè quốc tế ở Liên Bang Nga, Nam và các bạn đã gặp ai?

- Một bạn gái cao, to, da trắng, mắt nâu, mái tóc đen rất đẹp và biết nói tiếng Việt.

2. Bạn ấy tên gì? Và đã nói câu gì?

A-li-a. Bạn ấy đã nói: “ Tớ là A-li-a. Tớ là công dân Việt Nam đấy, vì bố tớ là người Việt Nam mà”.

3. Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không?

Vì sao?

-Bạn A-li-a nói như vậy rất đúng bởi vì bố của bạn ấy là người Việt Nam nên bạn ấy là công dân Việt Nam tuy nhiên nếu trong trường hợp bố A-li-a mà nhập quốc tịch ở Liên Ban Nga thì bạn ấy không phải là công dân Việt Nam.

- Gv: Kế luận.

GV: cung cấp những thông tin cần thiết giúp HS hiểu khái niệm về công dân

1.Tình huống 1.

*. Nhận xét:

A-li-a là công dân Việt Nam, vì bố là người Việt Nam nhưng bố mẹ phải chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV:Dưới chế độ phong kiến dân là thần dân, phải

thờ vua, vâng lời quan, dân không có quyền.

- Dưới thời thuộc Pháp, Mỹ, dân ta bị chúng coi là"

dân bảo hộ"

- Khi nhà nước được độc lập, dân chủ người dân mới có địa vị là công dân.

?Các em có phải là một công dân không?

-> GV: Giới thiệu điều kiện có quốc tịch VN GV:

Nhận xét kết quả thảo luận của HS. Cho HS ghi những trường hợp trên vào tập.

*Tìm hiểu căn cứ xác định công dân.

GV: Em hiểu thế nào là người VN? Công dân VN?

- Người VN Ví dụ như người Mỹ gốc Việt.

- Công dân VN mang quốc tịch VN.

 Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

* Những điều kiện có quốc tịch Việt Nam.

- Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ VN có quyền có quốc tịch VN.

Tình huống: Trên đường đi học về, hai bạn A và B đã làm quen với anh John

( người Mỹ) sang VN để công tác.

? Theo em, anh John có phải là công dân VN không?

HS: Tự phát biểu ý kiến.

GV: Giới thiệu điều kiện để có quốc tịch đối với người nước ngoài.

* Điều kiện để có quốc tịch đối với người nước ngoài:

- Phải từ đủ 18 tuổi trở lên, biết tiếng việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại VN, tự nguyện tuân theo pháp luật VN.

- Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc VN.

- Là vợ, chồng, con, bố, mẹ ( kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân VN.

GV( nhấn mạnh): Người nước ngoài đến VN công tác không phải là công dân VN.

? Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở VN có được coi là công dân VN không?

- Người nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN tự nguyện tuân theo pháp luật VN thì được coi là công dân VN.

* Hoạt động 2: Nội dung bài học.

(4)

+ Thời gan: 12'

+ Mục tiêu: H/s hiểu và biết được Công dân là gì và những quy định của pháp luật nước ta về Công dân VN.

+ Kĩ năng:

Biết thực hiện các Quyền và nghĩa vụ của một công dân

+ Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp thảo luận.

? Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

GV: Nước VN có bao nhiêu thành phần dân tộc?

HS: Có 54 thành phần dân tộc.

? Những trường hợp nào được quyền có quốc tịch VN?

- Ở nước CHXHCNVN, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch; mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quyền có quốc tịch VN.

GV: Có người cho rằng CD là chỉ những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và phải từ 18 tuổi trở lên.

? Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao?

Hoạt đông 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

+ Thời gan: 11'

+ Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

+ Kĩ năng: Hình thành kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn.

+ Cách tiến hành: Sử dụng pp hỏi đáp HS làm BT sau đó lên bảng chữa bài

Trường hợp nào sau đây là công dân ViệtNam?

a.Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài

b.Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

c.Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam d. Dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam e. Một người Pháp có gốc Việt.

g. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

h. Người Việt Nam dưới 18 tuổi.

Tình huống : Sau 20 năm ở Pháp, Ông A về nước.

Ông đi theo một tour du lịch về Việt Nam. Khi theo

2. Nội dung bài học:

a.

Căn cứ để xác định công dân Việt Nam

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

- Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.

III. Bài tập 1. Bài tập a

Trường hợp b,d,g h

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG đoàn đi tham quan, ông phải trả các chi phí dịch vụ

theo mức của người nước ngoài.

Ông A phản đối và cho rằng ông là người dân Việt Nam.

Ông A phản đối như vậy là đúng hay sai?Vì sao?

- Mặc dù có gốc Việt nhưng ông A là người Pháp (mang quốc tịch Pháp). Do đó ông phải trả chi phí dịch vụ du lịch theo mức của người nước ngoài là

đúng. 2. Tình huống:

Hoạt động 4: Củng cố: (05’)

? Khắc sâu kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy:

Điều kiện để thành công dân VN

Người nước ngoài Trẻ em (người lớn)

18 tuối Tuân theo Sống 5 năm Bố,mẹ Bố hoặc

trở lên PL VN trở lên ở VN là công dân VN mẹ là cd VN Hoạt động 5. Hướng dẫn học sinh về nhà: (02’)

- Học bài đầy đủ, chu đáo - Hoàn thành các bài tập

- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận: Tiết 2 của bài:

- Các quyền và nghĩa vụ của công dân.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam 2.Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam,

Em hãy quan sát, nói tên và nêu các bộ phận bên ngoài của các loài chim có trong hình?...

Hỏi có thể thêm vào cốc nước nhiều nhất bao nhiêu viên sỏi để nước không bị tràn ra khỏi

Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển

Lưu ý: Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam còn người kia có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch của con do cha mẹ thoả

GV: Nêu câu hỏi, hs thảo luận nhóm – 4 nhóm : Phân biệt công dân Việt Nam với: Người gốc Việt Nam, người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, người không quốc

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt

Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch