• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

---o0o---

GIÁO ÁN TIỂU HỌC

TÊN BÀI: TUẦN 28

Người soạn : Nguyễn Thị Bích Phượng Tên môn :

Tiết : 0

Ngày soạn : 06/04/2021 Ngày giảng : 06/04/2021 Ngày duyệt : 08/05/2021

(2)

TUẦN 28

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức ..

TUẦN 28

Ngày soạn: Ngày 2 tháng 4năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tập đọc

TIẾT 82: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2. Kỹ năng:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục h/s chịu khó lao động và quý trọng những người lao động.

* GD QTE:  Quyền có gia đình, anh em.Quyền và bổn phận lao động.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.

- Ra quyết định.

- Thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa, sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết học trước, lớp theo dõi nhận xét.

       

- GV gọi HS nhận xét.

 

- 2 HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết 1, lớp theo dõi nhận xét.

a. Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ?

b. Khi nào ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè ?

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(3)

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Tiếp  sau các chủ điểm giới thiệu các màu trong năm, các loài chim chóc, muông thú và thế giới sông biển, sang tuần 28, 29, các em sẽ đọc những bài viết về các loài cây, hoa qua chủ điểm Cây cối. Truyển đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi là Kho báu. Với truyện này, các em sẽ hiểu: Cuộc sống ấm lo, đầy đủ của con người do đâu mà có ?  Cái gì mới thật sự là kho báu ?

- GVghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS  nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (33’) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài: Với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc với giọng trầm buồn; đoạn 3 đọc với giọng thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn; câu kết hai người con đã hiểu lời dặn dò của cha đọc chậm lại.Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Hướng dẫn luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV đưa từ khó: cấy lúa, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền, đàng hoàng.

- GV gọi HS đọc từ khó.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc câu dài

+ Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//

- GV đọc mẫu.

- GV gọi HS đọc câu dài.

   

- HS lắng nghe.

                 

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- HS lắng nghe.

                     

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS theo dõi.

 

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

   

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

 

- HS theo dõi.

(4)

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi 1 HS đọc chú giải.

* Luyện đọc trong nhóm:

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- GV gọi 2 nhóm đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Thi đọc:

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.

3. Tìm hiểu bài: (20’)

- YC HS đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ?  

 

+ Nhờ sự chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điêu gì ?

+ Theo lời cha, hai người con đã làm gì ?  

 

+ Vì sao mấy vụ liền, lúa bội thu ?  

+ Cuối cùng kho báu hai anh em tìm được là gì ?

* GD QTE: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

   

- GV nhận xét, kết luận: Trong cuộc sống muốn có của cải và vật chất chúng ta cần chăm chỉ lao động và làm việc sẽ không phụ công người lao động.

4. Luyện đọc lại: (15’) - GV đọc mẫu bài lần 2.

   

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Hoc sinh đọc chú giải.

 

- HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

 

- 2 nhóm đoc.

   

- Đại diện nhóm thi đọc.

   

- HS đọc đồng thanh theo yêu cầu của GV.

 

- HS đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.

+ Hai vợ chồng người nông dân: Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ sáng sớm, trở về nhà lúc mặt trời đã lặn.

+ Nhờ sự chăm chỉ họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

 

+ Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

+ Theo lời cha, họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.

+ Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.

+ Là của ăn của để.

 

- Câu chuyện khuyên chúng ta thấy Đất đai chính là kho báu vô tận. Chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, con người sẽ có cuộc sống đầy đủ, ấm no hạnh phúc.

- HS lắng nghe.

 

(5)

  Toán

TIẾT 136: KIỂM TRA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố về: các bảng nhân,chia đã học; Tìm số chưa biết

- Rèn kỹ năng làm toán và trình bày bài làm cho HS. Tính độ dài đường gấp khúc.

2. Kỹ năng:

- Áp dụng làm được các bài tập trong bảng nhân, bảng chia.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động ngoài giờ

Ngày soạn: Ngày 3 tháng 4năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 4năm 2021 Toán

TIẾT 137: ĐƠN Vị, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. MỤC TIÊU:

- GV gọi một số HS đọc bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố dặn dò: (5’)

+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?  

* GD KNS: Em học được gì qua lời dặn dò của người cha để lại cho hai anh em?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

     

- HS lắng nghe.

- Một số HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

 

+ Phải chịu khó lao động mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- HS trả lời.

1. Ổn định lớp:

GV nêu yêu cầu nhiệm vụ giờ học kiểm tra toán. (3’) 2. Kiểm tra:

- Y/c cả lớp mở VBT tự làm bài kiểm tra       3. HS  làm bài. (30’)

4. GV thu bài - chấm nhận xét. (5’)

- GV nhận xét giờ học , dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học.

(6)

1. Kiến thức:

- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

- Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn 2. Kỹ năng:

- Nhận biết các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm 3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân, chia 2,3,4,5.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Ôn tập về đơn vị, chục, trăm: (7') - GV gắn các ô vuông.

- GV yêu cầu HS nhìn và nêu số đơn vị, số chục...

- GV gắn một ô vuông lên bảng và hỏi:

+ Có mấy ô vuông?

- GV: 1 ô vuông coi là một đơn vị.

- GV gắn tiếp 2 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị ?

- GV hỏi tương tự cho đến 10 đơn vị.

+ Mười đơn vị hay còn gọi là gì ? + 1 chục bằng mấy đơn vị ?

- GV viết lên bảng: 10 đơn vị bằng 1 chục.

- GV gắn các hình chữ nhật:

- GV yêu cầu HS nêu và đếm.

 

 

- HS đọc thuộc lòng bảng nhân, chia 2,3,4,5 theo yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

 

- HS quan sát.

- HS theo dõi.

   

+ Có 1 ô vuông - HS lắng nghe

+ HS nêu mỗi hình 2 ô vuông.

   

+ Mười đơn vị hay còn gọi là một chục.

+ Một chục bằng 10 đơn vị.

- HS nhắc lại.

 

- HS theo dõi.

- HS đếm: 1chục, hai chục, 3 chục, 4 chục,

(7)

 

+ 10 chục hay còn gọi là bao nhiêu ? + 10 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? - GV viết lên bảng: 10 chục bằng  100.

+ Số một trăm gồm bao nhiêu chữ số đó là những chữ số nào ?

3. Một nghìn: (8') a. Số tròn trăm:

- GV gắn lên bảng một hình vuông biểu diễn một trăm và hỏi:

+ Có mấy trăm ?

- GV gọi 1 HS lên bảng gắn số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diến 100.

- GV gắn 2 hình vuông như trên lên bảng:

 + Có mấy trăm?

- GV giảng: để chỉ số lượng là 200 ô vuông người ta dùng số 200 để ghi lại, viết là 200.

 - Thực hiện tương tự để giới thiệu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trăm.

+ Các số 100,..., 900 có điểm gì chung?

=> Những số này được gọi là số tròn trăm.

b. nghìn

- GV gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi:

+ Có mấy trăm?

- GV giới thiệu: 10 trăm được gọi là một nghìn.

- GV viết bảng: 10 trăm bằng 1 nghìn.

- GV yêu cầu HS đọc.

- Để chỉ số lượng là một nghìn người ta dùng số 1 nghìn, viết là một nghìn.

+ Số một nghìn gồm mấy chữ số đó là những chữ số nào?

- GV yêu cầu học đọc và viết số 1000.

+ Một chục bằng mấy đơn vị ? + Một trăm bằng mấy chục ? + 1 nghìn bằng mấy trăm ?

- GV gọi 2 - 3 HS nêu lại mối quan. hệ giữa đơn vị , chục, trăm, nghìn.

4. Luyện tập, thực hành

5 chục, 6 chục, 7 chục, 8 chục, 9 chục, 10 chục.

+10 chục hay còn gọi là một trăm.

+ 10 chục bằng 100 đơn vị.

- HS theo dõi.

+ Số 100 gồm có 3 chữ số đó 1 chữ số một đứng đầu và hai chữ số 0 đứng sau.

   

- HS theo dõi.

 

+ Có một trăm.

- HS lên bảng gắn số 100.

   

- HS theo dõi.

+ Có 2 trăm.

- HS lên bảng gắn.

   

HS vit bng con.

- -

+ Đều có hai chữ số 0 đứng cuối cùng.

- HS lắng nghe.

   

- HS theo dõi.

+ Có 10 trăm - HS lắng nghe.

 

- HS theo dõi.

- HSđọc.

- HS lắng nghe.

 

+ Số một nghìn gồm có 4 chữ số : chữ số 1 đứng trước, 3 chữ số 0 đứng liền sau.

- HS đọc và viết: 1000; đọc là: Một nghìn + Một chục bằng 10 đơn vị.

+ 1 trăm bằng 10 chục.

(8)

 

Tập đọc

TIẾT 83: KHO BÁU Bài 1: Viết theo mẫu: (8’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV gọi HS đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vuông biểu diễn một trăm trong vở bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS báo cáo kết quả.

         

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Viết (theo mẫu) (7’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 4 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

                     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ 1 nghìn bằng 10 trăm.

- HS nêu theo yêu cầu.

     

- HS thực hành đọc và viết - HS đọc mẫu: 300: Ba trăm.

- HS quan sát các hình vuông biểu diễn một trăm trong vở bài tập.

- HS làm bài vào vở bài tập.

 - HS báo cáo kết quả.

+ 200 : Hai trăm.500: Năm trăm.

+ 100: Một trăm.        400: Bốn trăm.

+ 600: Sáu trăm.         800: Tám trăm.

+ 1000: Một nghìn.900: Chín trăm.

+ 700: Bảy trăm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 4 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ lớp theo dõi nhận xét.

Viết số Đọc số

200 Hai trăm

500 Năm trăm

700 Bảy trăm

900 Chín trăm

800 Tám trăm

400 Bốn trăm

600 Sáu trăm

100 Một trăm

300 Ba trăm

1000 Một nghìn

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(9)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2. Kỹ năng:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục h/s chịu khó lao động và quý trọng những người lao động.

* GD QTE:  Quyền có gia đình, anh em.Quyền và bổn phận lao động.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.

- Ra quyết định.

- Thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa, sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Tìm hiểu bài: (20’)

- YC HS đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ?  

+ Nhờ sự chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điêu gì ?

+ Theo lời cha,  hai người con đã làm gì ?  

 

+ Vì sao mấy vụ liền, lúa bội thu ?  

+ Cuối cùng kho báu hai anh em tìm được là gì ?

* GD QTE: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

   

 

- HS đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.

+ Hai vợ chồng người nông dân: Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ sáng sớm, trở về nhà lúc mặt trời đã lặn.

+ Nhờ sự chăm chỉ họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

 

+ Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

+ Theo lời cha, họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.

+ Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.

+ Là của ăn của để.

 

- Câu chuyện khuyên chúng ta thấy Đất đai chính là kho báu vô tận. Chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, con người sẽ có

(10)

 

Chính tả

TIẾT 55: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Làm được BT2, 3 a/ b, 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết cho HS.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học, có ý thức giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ . - HS: Sách giáo khoa, vở bài tập, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

- GV nhận xét, kết luận: Trong cuộc sống muốn có của cải và vật chất chúng ta cần chăm chỉ lao động và làm việc sẽ không phụ công người lao động.

4. Luyện đọc lại: (15’) - GV đọc mẫu bài lần 2.

- GV gọi một số HS đọc bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố dặn dò: (5’)

+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?  

* GD KNS: Em học được gì qua lời dặn dò của người cha để lại cho hai anh em?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

cuộc sống đầy đủ, ấm no hạnh phúc.

- HS lắng nghe.

       

- HS lắng nghe.

- Một số HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

 

+ Phải chịu khó lao động mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- HS trả lời.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp các từ: giải thưởng, rải rác, dải yếm.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài

 

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp các từ sau: giải thưởng, rải rác, dải yếm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

 

(11)

tập chính tả có phân biệt na/nơ; l/n; ên/ênh.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn nghe - viết: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu bài viết.

- GV gọi HS đọc lại.

+ Đoạn trích nói gì?

   

- GV đưa từ khó: quanh năm, sương, lặn...

yêu cầu HS viết vào bảng con - GV gọi HS đọc.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

b. Luyện viết chính tả:

- GV đọc cho HS nghe và viết bài.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 – 6 bài,

- GV và nhận xét bài viết của HS.

3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2a: (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS lên bảng làm bài lớp theo dõi nhận xét.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3a: (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV phát phiếu, chia nhóm, yêu cầu HS làm bài vào phiếu.

     

   

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc lại.

+ Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.

- HS theo dõi.

 

- HS đọc từ khó.

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe, sửa.

 

- HS lắng nghe, viết bài.

- HS lắng nghe và soát lỗi.

 

- HS nộp vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

   

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS chia nhóm, nhận phiếu và làm bài vào phiếu học tập.

a. l hay n?

       Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu

(12)

 

Kể chuyện

TIẾT 28: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhớ lại nội dung bài đọc.

2. Kỹ năng:

- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.

3. Thái độ:

- HS yêu thích các nhân vật trong chuyện.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.

- Ra quyết định.

- Thể hiện sự tự tin.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án,tranh, sách giáo khoa.

- HS: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

   

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

     Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

       

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng kể lại  câu chuyện

“Tôm Càng và Cá Con”, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ kể chuyện  hôm nay lớp mình sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Kho báu.

- GV ghi tên bài lên bảng.

 

- 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện: “Tôm Càng và Cá Con”, lớp theo dõi nhận xét.

 

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

 

- HS ghi tên bài vào vở.

(13)

Tập đọc

TIẾT 84: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU:         

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

- Hiểu nội dung cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.

2. Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài - GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện

a. Kể lại từng đoạn theo gợi ý: (15’) - GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.

- GV giải thích: Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện.

- GV hướng dẫn HS kể mẫu đoạn 1.

- GV gọi HS kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm kể thi trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương .

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện. (15’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhắc nhở HS kể bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, kết hợp với lời kể điệu bộ nét mặt.

- GV gọi họi sinh kể trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.

C. Củng cố,  dặn dò: (3’)

- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

     

* Giáo dục KNS: Em thấy hai người con đã làm theo lời dặn dò của người cha như thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- HS đọc yêu cầu và đọc gợi ý.

- Lớp lắng nghe.

 

- HS kể mẫu đoạn 1.

- HS kể từng đoạn chuyện trong nhóm.

 

- Đại diện các nhóm thi kể tiếp nối đoạn.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

     

- HS kể trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

+ Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- HS trả lời.

   

- HS lắng nghe.

(14)

3. Thái độ:

 - HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ, tranh minh họa.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài: Kho báu và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ?  

 

+ Nhờ sự chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điêu gì ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Em đã nhìn thấy cây dừa bao giờ chưa ? - Dừa mọc nhiều nhất ở miền nào trên đất nước ta ?

- Bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ giúp các em có những cảm nhận rất thú vị về cây dừa, một loại cây rất quen thuộc với người dân miền Trung, miền Nam, giống như cây tre vô cùng thân thiết với người miền Mắc.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (10') a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

 

- HS đọc bài: Kho báu và trả lời câu hỏi.

 

+ Hai vợ chồng người nông dân: Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ sáng sớm, trở về nhà lúc mặt trời đã lặn.

+ Nhờ sự chăm chỉ họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

 

+ Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

 

- HS trả lời.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

         

-HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

   

(15)

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV đưa từ khó: nước lành, hũ rượu, nắng trưa, đủng đỉnh.

- GV gọi HS đọc từ khó.

- GV yêu cầu học snh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu.

+ Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp.

+ Đoạn 3: 6 dòng thơ còn lại.

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc câu thơ:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu.//

Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng.//

Thân dừa bạc phếch tháng năm.//

Quả dừa,/ đàn lợn con nằm trên cao.//

- GV đọc mẫu.

- GV gọi HS đọc.

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi HS đọc chú giải.

* Luyện đọc bài trong nhóm:

-  GV yêu cầu HS luyện đọc bài trong nhóm theo nhóm 3.

- GV gọi nhóm đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Thi đọc:

- GV gọi đại diện tổ thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài.

3. Tìm hiểu bài: (10')

- YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+  Các bộ phận của cây dừa(lá, ngọn, thân, quả được so sánh với những gì ?

 

     

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS theo dõi.

 

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

   

- HS lắng nghe.

     

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

         

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

 

- HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

 

- Đại diện nhóm đọc.

- HS lắng nghe.

 

- Đại diện tổ thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Lá dừa: Như bàn tay dang ra đón gió, như

(16)

         

+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai, cái gì, con gì để miêu tả về cây dừa?

   

* GV: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh của con người, con vật và đồ vật để miêu tả vẻ đẹp và những đặc điểm lý thú của cây dừa. 

-> Để biết được cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào cô và các em cùng đọc đoạn 2 của bài để thấy được điều đó.

+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?

       

+ Em thích câu thơ nào? Vì sao?

+ Bài văn cho biết điều gì ?  

 

4. HD học thuộc lòng bài thơ: (10') - GV đọc mẫu bài thơ lần 2.

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 4 dòng đầu, 4 dòng tiếp theo và 6 dòng thơ cuối.

- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài thơ.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) + Cây dừa có ích lợi gì?

 

- GV nhận xét tiết học.

chiếc lược chải vào mây xanh

+ Ngọn dừa: Như cái đầu của con người.

Biết gật đầu gọi trăng.

+ Thân dừa: Mặc áo bạc phếch, đứng canh trời đất: Trông, giữ, bảo vệ

+ Quả dừa: Như đàn lợm con, như hũ rượu + Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để miêu tả về cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người.

- HS lắng nghe.

           

+ Với gió: Dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa reo

+Với trăng: Gật đầu gọi trăng + Với nắng: Làm dịu mát nắng trưa

+ Với đàn cò:Hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào, bay ra.

+ HS nêu ý kiến của mình.

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa, đã miêu tả cây dừa giống như con người, luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.

 

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của GV: 4 dòng đầu, 4 dòng tiếp theo và 6 dòng thơ cuối.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài thơ

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

+ Lá Lợp nhà, quả lấy nước uống, cùi làm mứt,…

- HS lắng nghe.

(17)

 

Tự nhiên và Xã hội

TIẾT 28: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. MỤC TIÊU:     

1.Kiến thức:

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.

2.Kỹ năng:

- Kể tên được một số loài vật sống trên cạn và ích lợi của chúng.

3.Thái độ:

- HS thêm yêu quý loài vật.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống trên cạn.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năg hợp táết hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

- Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ và chuẩn

bị bài sau.  

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Loài vật có thể sống được ở những đâu?

   

- Hãy kể một số loài vật sống ở trên mặt đất, dưới nước, bay lượn trên không ?

 

- GV gọi HS nhận xét.

-  GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài  lên bảng.

 

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Loài vật có thể sống được ở khắp nơi, trên cạn, dưới nước và bay lượn trên không.

- Một số loài vật sống ở trên mặt đất, dưới nước, bay lượn trên không là: con cá, cua, bò, ngựa, sư tử, ong, bướm…

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

 

(18)

- GV gọi  HS nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động:

2.1. HĐ 1: Làm việc với SGK: (15’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh trong sách giáo khoa và thảo luận các vấn đề:

+ Nêu tên con vật trong tranh?

 

+ Chúng sống ở đâu?

 

+ Thức ăn của chúng là gì?

+ Con nào là vật nuôi trong gia đình?

+ Con nào sống hoang dã?

+ Tại sao lạc đà có thể sống ở sa mạc?

 

+ Hãy kể tên 1 số con vật sống trong lòng đất?

+ Con gì được mệnh danh là "chúa sơn lâm"?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất, dưới mặt đất. Cần bảo vệ các loaì vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.

2.2. HĐ 2:Làm việc với tranh ảnh  các con vật sống trên cạn sưu tầm được. (15’)

+ Bước 1:

- GV yêu cầu các nhóm hãy đem những tranh ảnh đã sưu tầm ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.Tiêu chí phân loại sẽ do các nhóm tự lựa chọn.

- Dựa vào cơ quan di chuyển.

- Các con vật có chân.

+ Các con vật vừa có chân vừa có cánh.

+ Các con vật không có chân.

- Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sống:

+ Các con vật sống ở xứ nóng.

+ Các con vật sống ở xứ lạnh.

- Dựa vào nhu cầu của con người:

 

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

 

- Con lạc đà, con bò, con hươu, con chó, con thỏ, con hổ, con gà.

- Chúng sống ở trong rường, sa mạc, ở nhà, trong hang.

- Cỏ, cơm, thóc.

- Con chó, con gà, con bò, con thỏ.

- Con hươu, con lạc đà, con hổ, con thỏ - Vì chúng có bướu chứa nước có thể chịu được nóng.

- Con thỏ, con chuột.

 

- Con hổ.

 

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

           

- HS tập hợp tranh ảnh đã sưu tầm ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.Tiêu chí phân loại sẽ do các nhóm tự lựa chọn.

                   

(19)

  Toán

TIẾT 138: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết so sánh các số tròn trăm.Biết thứ tự các số tròn trăm.

2. Kỹ năng:

- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

+ Các con vật có ích đối với người và gia súc.

+ Các con vật có hại đối với con người, cây cối mùa màng hay đối với con vật khác.

+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem các sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.

* Giáo dục KNS: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật?

 

 - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt C.Củng cố, dặn dò: (3’)

- GV nhận xét tiêt học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

           

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem các sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.

 

- Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng để có chỗ cho động vật sinh sống.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc cho HS viết bảng con các số sau:

1223; 4325; 354; 7564.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

 

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

(20)

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. So sánh các số tròn trăm: (10')

- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm và hỏi:

+ Có mấy trăm ô vuông ?

- GV yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.

- GV gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước :

+ Có mấy trăm ô vuông ?

- GV yêu cầu HS lên bảng viết số.

+ Quan sát và cho cô biết 300 ô vuông và 200 ô vuông bên nào nhiều ô vuông hơn ? + Vậy 300 và 200 số nào lớn hơn ?

+ 200 và 300 số nào bé hơn ? - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Thực hành

Bài 1: Viết theo mẫu. (7’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát hình mẫu và đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nêu kết quả, lớp chú ý theo dõi nhận xét.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:  >< = (7’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- YC HS so sánh và làm bài vào VBT

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

     

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

 

- HS quan sát.

 

+ Có 2 trăm ô vuông.

- 1 HS lên bảng viết số.

 

- HS theo dõi  

 

+ Có 300 ô vuông.

- HS lên bảng viết số.

+ 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.

   

+ 300 lớn hơn 200.

+ 200 bé hơn 300.

- HS lắng nghe.

   

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát hình mẫu và đọc mẫu: 300 >

100; 100 < 300.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả, lớp chú ý theo dõi nhận xét.

300 < 400       700 > 600     700 < 900 400 > 300       600 < 700     900 > 700 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS so sánh và làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

400 < 600        500 < 700

(21)

 

Ngày soạn: Ngày 4 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021 Luyện từ và câu

TIẾT 28: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM PHẨY I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số từ ngữ về cây cối bài tập 1. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? bài tập 2.

     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Số ? (7’)

- GV gọi HSđọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.

- GV gọi HS nối tiếp nhau lên bảng điền kết quả vào bảng phụ.

     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất (7’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- YC HS suy nghĩ và làm bài vào VBT - GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.

 

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

600 > 400        700 > 500 500 < 800        400 = 400 1000 > 900          900 < 1000 300 < 500600 > 500

200 = 200        500 > 200 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và tự làm bài.

- HS nối tiếp nhau lên bảng điền kết quả vào bảng phụ.

0    100    200    300   400  500   600  

700         800      900     1000 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả bài làm của mình.

a) 800; 500; 900; 700; 400.

b) 300; 500; 600; 800; 1000.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

     

(22)

2. Kỹ năng:

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, bài tập TV.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập TV.

III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 cuat tiết 5, lớp theo dõi nhận xét.

     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Với chủ đề cây cối tiết Luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm về nhiều loại cây, biết cụm từ: "Để  làm gì ?"

và làm bài tập  luyện tập về dùng dấu chấm, dấu phẩy.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm kể tên các loài cây mà em biết.

- GV phát bảng phụ, yêu cầu HS làm bài vào bảng phụ.

- GV gọi các nhóm dán bài làm của nhóm mình lên bảng.

=> Giải thích cây lương thực là loại cây trồng làm thức ăn có chất bột mà chúng ta thường ăn hàng ngày.

   

 

- 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết 5, lớp theo dõi nhận xét.

a. Chim đậu như thế nào trên những cành cây ?

b. Bông cúc sung sướng như thế nào ? - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

       

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận theo nhóm kể tên các loài cây mà em biết.

- HS làm bài theo nhóm vào bảng phụ.

 

- Các nhóm dán bài làm của nhóm mình lên bảng.

+ Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đỗ tương, đỗ xanh, lạc, vừng, khoai tây, rau muống, bắp cải, su hào, rau cải...

(23)

                         

-  GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV chốt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây, mỗi cây mang lại những lợi ích riêng, có những loại cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát, cho gỗ như cây: mít, cây sấu, cây dâu

Bài 2: (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

 

- GV nhắc HS chú ý: bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào bài tập 1 đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ "Để làm gì ?"

- GV hướng dẫn HS hỏi, đáp.

- GV gọi từng cặp HS lên bảng thực hành hỏi đáp.

                   

+ Cây ăn quả: cam, quýt, xoài, ổi, táo, đào, na, mận, roi, lê, dưa hấu, dưa gang, dưa bở, nhãn, vải, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, trứng gà, thanh long, cóc, sầu riêng, cây sấu, dâu ...

+ Cây lấy gỗ: xoan. lim, gụ, sến, táu, lát chum, lát hoa, pơ- mu, thông dâu, mít, + Cây bóng mát: bàng, phượng vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ,...

+ Cây hoa: cúc, đào, mơ, hồng, lan, huệ, sen súng, thược dược, đồng tiền, lay- ơn, cẩm chướng, hải đường, tuy- líp, phong lan, hoa giấy, tường vi, trạng nguyên, mười giờ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

           

- HS đọc yêu cầu bài tập 2 : Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu.

     

- HS chú ý lắng nghe.

- Từng cặp HS lên bảng thực hành hỏi đáp.

+ Người ta trồng lúa để làm gì?

=> Người ta trồng lúa để có gạo ăn.

+ Người ta trồng cây bàng để làm gì ?

=> Người ta trồng cây bàng để sân trường có bóng mát cho HS vui chơi.

+ Người ta trồng cây cam để làm gì?

=>Người ta trồng cây cam để ăn quả.

+ Người ta trồng cây xoài để làm gì?

=>Người ta trồng cây xoài để ăn quả.

+ Người ta trồng cây xoan để làm gì?

=>Người ta trồng cây xoan để làm bóng mát.

(24)

 

Tập viết

TIẾT 28: CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa Y ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng.

2. Kĩ năng:

- Rèn chữ viết cho HS.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, Mẫu chữ hoa, bảng phụ.

- HS: Vở TV, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV gọi HS đọc đoạn văn.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn sau đó điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

- GV gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.

           

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS đọc đoạn văn.

- HS đọc thầm đoạn văn sau đó điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

- 1 số HS đọc bài làm của mình.

- Chiều qua, Lan nhận được thư của  bố.

Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời Bố dặn riêng em ở cuốit thư: Con nhớ chăm bón cho cây cam ở vườn để khi bố về,  bố con mình có cam ngọt ăn nhé !

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

 

- HS lắng nghe

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết chữ: X - Xuôi, cả lớp viết vào bảng con.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ Tập viết này, các con sẽ tập viết chữ y hoa và cụm từ ứng dụngYêu lũy tre làng.

- GV ghi lại tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa và cụm từ ứng dụng: (15')

2.1. HD viết chữ hoa

a. Hướng dẫn quan sát mẫu chữ Y hoa.

- GV viết và nêu cách cấu tạo chữ Y hoa.

 

+ Chữ y hoa cao mấy li, gồm mấy nét ?  

b. HS viết trên mẫu chữ:

+ Nét 1: Viết như nét 1 của chữ  U.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên đường kẻ 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẻ4 dưới đường kẻ1, dừng bút ở đường kẻ 2 phía trên.

- GV vừa viết lên bảng,vừa nhắc lại cách viết.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn.

2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:

- GV gọi HS đọc cụm từYêu luỹ tre làng + Cụm từ  này có ý nghĩa gì ?

 

b.Hướng dẫn quan sát và nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ ?

+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế  

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

   

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

       

- HS theo dõi lắng nghe, quan sát chữ mẫu + Cao 8 li, gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.

 

- HS chú ý lắng nghe và theo dõi cách viết.

       

- HS quan sát viết.

 

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe.

   

- HS đọc: Yêu luỹ tre làng.

+ Tình cảm yêu làng xóm, yêu quê hương của người Việt Nam ta.

 

+  Chữ Y cao 4 li, ,g  cao 2,5 li, các chữ u,i,a,n, e cao 1 li, chữ t cao 1,5 li.

- Khoảng cách giữa các con chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.

(26)

  Toán

TIẾT 139: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200. Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.

2. Kỹ năng:

- Biết cách so sánh các số tròn chục.

3. Thái độ:

- HS có hứng thú với tiết học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

nào ?

- Nối nét giữa chữ y với chữ ê như thế nào ? - GV yêu cầu HS viết vào  bảng con chữ Yêu.

4. HD HS viết vào vở tập viết: (15')

- GV nêu yêu cầu viết, yêu cầu HS viết bài vào vở.

- Chữ hoa y: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

- Chữ Yêu: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

Câu ứng dụng: Yêu lũy tre làng 3 lần.

* Nhận xét, chữa bài:

- GV yêu cầu HS nộp vở.

- GV nhận xét bài viết của HS.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài viết và chuẩn bị bài sau.

- Nét cuối của chữ y nối với nét đầu của chữ ê.

- HS viết vào bảng con.

   

- HS lắng nghe và viết bài vào vở. HS viết bài đúng mẫu chữ.

           

- HS nộp vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

     

 

- 2 HS lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

400 < 600        500 < 700 600 > 400        700 > 500 500 < 800        400 = 400

(27)

     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Số tròn chục từ 110 đến 200: (10') - GV gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi:

+ Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? - GV viết số 110 lên bảng.

- GV gọi HS đọc.

+ Số một trăm mười có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?

+ Một trăm là mấy chục ? + 110 gồm bao nhiêu chục ? + Có lẻ đơn vị nào không ?

=> Đây chính là số tròn chục.

- Tương tự cho HS thực hiện với số còn lại.

3. Thực hành:

Bài 1: Viết theo mẫu: (6’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát hình mẫu và đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nêu kết quả, lớp chú ý theo dõi nhận xét.

             

1000 > 900          900 < 1000 300 < 500        600 > 500 200 = 200        500 > 200 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

 

- HS theo dõi.

 

+ Có 1 trăm, một chục và 0 đơn vị.

- HS chú ý theo dõi.

- HS đọc: 110: Một trăm mười.

+ Số 110 có 3 chữ số, đó số hàng trăm , số hàng chục, số hàng đơn vị.

+ Một trăm là 10 chục.

+ 110 gồm 11 chục.

+ Không lẻ đơn vi nào.

- HS lắng nghe

- Cách thực hiện tương tự như trên.

     

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát hình mẫu và đọc mẫu: 130:

Một trăm ba mươi.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả, lớp chú ý theo dõi nhận xét.

Viết số Đọc số

130 Một trăm ba mươi.

150 Một trăm năm mươi 170 Một trăm bảy mươi.

180 Một trăm tám mươi.

190 Một trăm chín mươi.

120 Một trăm hai mươi.

(28)

       

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Điền dấu >< (4’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS so sánh  và làm bài.

- GV gọi HS nêu kết quả.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Điền dấu>< = (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS so sánh, sau đó làm vào vở  bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

     

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Số (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm số để điền và làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

160 Một trăm sáu mươi.

140 Một trăm bốn mươi.

200 Hai trăm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS so sánh và làm bài.

- HS nêu kết quả.

110 < 120       130 <  150 120 > 110       150 > 130 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS so sánh, sau đó làm vào vở  bài tập.

 

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

100 < 110      180 > 170 140 = 140      190 > 150 150 < 170      160 > 130 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

-  HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ tìm số để điền và làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

110; 120; 130; 140; 150; 160; 170; 180;

190; 200.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(29)

Ngày soạn: Ngày 5tháng 3năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2021 Chính tả

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT) TIẾT 56: CÂY DỪA

I. MỤC TIÊU:      

1. Kiến thức:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày  đúng câu thơ lục bát. Làm được BT(2) a/ b 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết cho HS.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, vở bài tập TV, bảng phụ.

- Hoc sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Giờ chính tả hôm nay, lớp mình sẽ nghe và viết  lại 8 dòng thơ đầu trong bài thơ Cây dừa và làm các bài tập chính tả phân biệt  s/x; in/inh.

- GV ghi tên bài bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài 2. Hướng dẫn nghe - viết: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc đoạn thơ 1 lần.

- GV gọi 2 HS đọc lại bài.

 + Đoạn trích tả gì?

   

- Bài thơ được trình bày theo thể thơ nào?

 

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

     

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

   

- HS theo dõi lắng nghe.

- 2 HS đọc lại bài.

+ Tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người.

+ Theo thể thơ lục bát một câu 6 chữ viết

(30)

   

- GV đưa từ khó: bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu.

- GV gọi HS đọc từ khó.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

b. Viết chính tả:

- GV đọc bài cho HS nghe và viết bài.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 – 6 bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2a: (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

         

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3a: (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- YC HS suy nghĩ và làm bài vào VBT - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

lùi vào một ô, một câu 8 chữ lùi ra một ô.

- HS theo dõi.

 

- HS đọc từ khó.

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và viết bài.

- HS lắng nghe và soát lỗi .  

- HS nộp vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

   

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Tên cây bắt đầu bằng s

Tên cây bắt đầu bằng x

Sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy..

Xoan, xà cừ, xoài, ...

  - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(31)

Toán

TIẾT 140: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:   

- Nhận biết các số tròn chục từ 101 đến 110. Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.

2. Kỹ năng:

- Biết so sánh được các số từ 101 đến 110.

3. Thái độ:

- HS phát triển tư duy toán học. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

       

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GVghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Đọc và viết số từ 101 đến 110: (10') - GV hướng dẫn HS đọc các số theo hình trong sách giáo khoa.

- GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi :

? Có mấy trăm ?

- GV gọi HS lên bảng viết số

- GV gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi:

? Có mấy chục và mấy đơn vị ?  

 

- 2 HS lên bảng làm bài tập 5, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

a) 100; 110; 120; 130; 140; 150; 160; 170;

180; 190; 200.

b) 200; 190; 180; 170; 160; 150; 140; 130;

120; 110; 100.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

 

+ Có 1 trăm

- HS lên bảng viết số 100.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

 

+ Có 0 chục và 1 đơn vị, h/s viết 0 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.

(32)

- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục và 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm linh một và viết 101.

- Tương tự giới thiệu số 102, 103

- GV yêu cầu HS tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.

   

- GV nhận xét, bổ sung.

3. Thực hành:

Bài 1: Mỗi số dưới đây ứng với cách đọc nào ? (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- YC HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở và nhận xét.

- GV gọi 1 HS trình bài bài làm trước lớp.

         

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Số (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập - GV gọi HS lên bảng làm bài.

   

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS đọc lại các số trên.

Bài 3:>< = (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.

 

- HS viết và đọc số: 101  

   

- HS nêu.

102: Một trăm linh hai 109: Một trăm linh chín 105: một trăm linh năm 103: một trăm linh ba  

     

- HS đọc yêu cầu bài tập.

-  HS làm bài cá nhân vào vở bài tập

-  2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở và nhận xét.

- HS trình bài bài làm trước lớp.

a) 107 – Một trăm linh bảy b) 109 – Một trăm linh chín c) 108 – Một trăm linh tám d) 102 – Một trăm linh hai e) 105 – Một trăm linh năm g) 103 – Một trăm linh ba - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS lên bảng làm bài.

101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại các số trên theo yêu cầu.

 

- HS đọcyêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu thông tin dưới đây, hãy chọn ra ba đặc điểm quan trọng nhất của động vật để phân biệt với thực vật.. Có khả năng

Đọc đoạn văn sau và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.. Nhà gấu ở

Câu 3 trang 49 VBT Tự nhiên và xã hội lớp 2: Viết nội dung 3 việc mà em sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường sống của động vật và thực

- Cách ứng xử của em: Em sẽ chạy tới khuyên hai bạn trong lúc lao động không nên trêu đùa nhau, đặc biệt là những vật dụng lao động rất sắc và nhọn sẽ gây nguy hiểm. -

- Các việc làm đó giúp bảo vệ động vật, thực vật và bảo vệ môi trường sống của chúng luôn sạch sẽ, trong lành.. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức

- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả quan sát về môi trường sống của 1 số loài động vật và thực vật.. 5 (trang 72 sgk Tự nhiên

Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau CB. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên ngành y khoa năm thứ nhất đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Y Dược Thái Bình.. Kết