• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất.

Trả lời:

Nhắc đến vùng đất Kinh Bắc, chắc hẳn ai cũng biết đến làn điệu dân ca Quan họ. Bên cạnh đó, cũng tại vùng đất ấy có một thứ đặc sản khiến người đi xa cũng nhớ, người đến khó quên, đó là bánh phu thê. Thường thì nó hay xuất hiện vào trong đám cưới và biểu trưng cho tình cảm vợ chồng gắn kết. Bánh gồm có 2 phần phần vỏ và phần nhân.

Phần vỏ thường dẻo, có màu xanh nhạt và mùi thơm của gạo. Phần nhân đơn giản chỉ là bột đậu xanh ngọt ngọt nhưng không ngán. Cả hai hòa quện với nhau tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng khiến em nhớ mãi và ao ước sẽ có cơ hội thử nó một lần nữa.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này?

Từ đoạn văn em có thể hình cảnh được tả trong đoạn văn này là nói về hạt dẻ Trùng Khánh.

2. Liên hệ: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Đoạn văn gợi cho em một suy nghĩ về sự gắn bó, chan hòa, thắm thiết giữa con người với thiên nhiên cảnh vật ở Trùng Khánh.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về vẻ đẹp của Trùng Khánh (Cao Bằng) với đặc sản là hạt dẻ, rừng dẻ qua đó bày tỏ tâm tư, tình cảm của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

(2)

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

- Nhiều người nói với tôi, đi khắp trên đất nước ta, không đâu có mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.

- Cốm trộn hạt dẻ trở thành món đặc sản, sang trọng. Khi trong nhà có khách, ông chủ bày cốm hạt dẻ mời trà.

- Ở rừng dẻ dù ngày không nắng, bạn cũng thấy bóng mình dài ra trên đất.

- Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.

- Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ.

- Tôi cũng xin mách bạn một điều, chớ có dại mà bước sâu vào khoảng sáng.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Trả lời:

Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được đó là một cái tôi đầy tinh tế qua cảm nhận về hạt dẻ, rừng dẻ. Đồng thời qua đó thể hiện một tình yêu, trân trọng đối với đặc sản quê hương.

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?

Trả lời:

(3)

- Chủ đề của văn bản trên: Đặc trưng của “sản vật” hạt dẻ Trùng Khánh.

- Em xác định dựa vào:

+ Tên văn bản

+ Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản

+ Các lập luận, triển khai ý của tác giả

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên.

Trả lời:

Một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản là:

- Yếu tố miêu tả (hạt dẻ, rừng dẻ), kể chuyện (câu chuyện về cốm hạt dẻ).

- Tác giả bộc lộ cảm xúc trực tiếp qua từng lời văn (thật là tuyệt vời, làm sự sống trên đời sao mà khó thế.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cảm nghĩ của em khi đọc văn bản trên.

Trả lời:

Văn bản giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của đặc sản, thiên nhiên của Trùng Khánh – Cao Bằng. Đó là thứ hạt dẻ thơm ngon mang đậm hình bóng quê hương cùng rừng dẻ với những sắc thái khác nhau. Tất cả làm nổi bật lên tình yêu sản vật quê hương, xa hơn là tình yêu những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc của tác giả - trân trọng, nâng niu và tự hào.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông tin chính thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản bao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ.. Khái niệm chi

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm nào của

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang wed, in-pho-gráp-phích (infographic) , tờ

Cô giáo đến đón lấy tôi, sự dịu dàng với giọng nói nhỏ nhẹ của cô như đi vào lòng tôi khiến tôi không còn cảm thấy sợ hãi. Bố ra về và tôi đi vào chỗ ngồi của mình,

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói và viết) , thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm một bộ phận của câu hay

Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn nghĩa là những động vật, thực