• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/03/2021 Tiết: 53

Ôn tập giữa kì II

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố lại kiến thức đã học từ kì II

- Nắm vững kiến thức đã học thuộc các chương VII và chương VIII.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc 4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin .

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

c. Phẩm chất: trung thực, tự tin, tự lập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập và đáp án 2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 30/03/2021

6B 30/03/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ.

(2)

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Như vậy chúng ta đã được tìm hiểu chương VII, chương VIII và được cung cấp một lượng kiến thức sinh học cơ bản. Hôm nay để củng cố lại kiến thức chúng ta

cùng nhau ôn tập lại.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức ( 35’)

Mục tiêu: Hệ thống, củng cố lại kiến thức của chương VII và chương VIII về quả và hạt, các nhóm thực vật đã học.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của gv Hoạt động hs Nội dung Hoạt động 1: Hệ

thống lại một số kiến thức

- Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời

- Gv kết luận, bổ sung

Câu 1: Trình bày đặc điểm của các loại quả?

- Hs nghe câu hỏi, có thể thảo luận và trả lời, các hs khác nhận xét.

I. Hệ thống kiến thức

Câu 1: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.

* Quả khô:

- Vỏ quả khi chín: khô, cứng, mỏng. - Chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.

Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan……

+ Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.

Vd: quả thìa là, quả chò….

* Quả thịt :

- Vỏ quả khi chín: mềm, dày, chứa đầy thịt quả. -Chia thành 2 nhóm :

(3)

Câu 2: Nêu các bộ phận của hạt và chức năng của chúng?

Câu 3: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của ngành Rêu?

- Hs thảo luận, trả lời

- Hs trả lời

+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước. Vd: quả cam, cà chua….

+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. Vd: quả xoài, quả nhãn….

Câu 2: Hạt gồm:

- Vỏ: bao bọc và bảo vệ hạt.

- Phôi gồm: Lá mầm, thân mầm, rễ mầm, chồi mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

Câu 3:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:

- Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.

- Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.

Câu 4:

Đặc điểm chung của ngành Rêu:

- Rêu sống nơi đất ẩm.

* Cơ quan sinh dưỡng:

+ Thân ngắn, không phân cành.

+ Lá nhỏ, mỏng.

+ Rễ giả có khả năng hút nước.

+ Chưa có mạch dẫn. Lá mầm Thân mầm

(4)

Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của ngành Quyết?

Câu 6:Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần?

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- Hs thảo luận và trả lời

Chồi mầm Rễ mầm 3

* Cơ quan sinh sản:

+ Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. + Rêu sinh sản bằng bào tử.

+ Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.

Câu 5:

Đặc điểm chung của ngành Quyết:

- Quyết thường sống ở nơi ẩm và râm mát. * Cơ quan sinh dưỡng:

+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. + Thân ngầm hình trụ

+ Rễ thật.

+ Có mạch dẫn.

* Cơ quan sinh sản:

+ Cơ quan sinh sản là túi bào tử ( nằm ở mặt dưới lá già).

+ Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.

+ Bào tử phát triển thành nguyên tản, nguyên tản nảy mầm thành dương xỉ con.

=> Quyết là thực vật chưa có hoa, có cấu tạo đơn giản nhưng đã phức tạp hơn Rêu.

Câu 6:

Đặc điểm chung của ngành Hạt trần:

* Cơ quan sinh dưỡng

+ Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).

+ Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 - 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.

* Cơ quan sinh sản

(5)

Câu 7: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt kín?

-

Hs thảo luận và trả lời

- Hs chép câu hỏi ôn tập

- Nón đực:

+ Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.

+ Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái:

+ Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ.

+Vảy (lá noãn) mang hai noãn. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn  không thể coi như một hoa. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần. => Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết.

Câu 7:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:

+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm.

+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.

+ Lá: lá đơn, lá kép.

+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.

- Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt.

- Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt ( do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín. - Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. => Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập, vận dụng(5’) Câu 1: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?

Câu 2: So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?

Câu 3: Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Nhấn mạnh cho hs những kiến thức quan trọng cần nắm thật chắc.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà lập đề cương ôn tập để giờ sau kiểm tra giữa kì II.

(6)

Ngày soạn: 27/03/2021 Tiết: 54 KIỂM TRA GIỮA KÌ II

1. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được kiến thức cơ bản của các bài trọng tâm đã học - Đánh giá kết quả hoc tập của HS.

2. Kỹ năng

- Hình thành kĩ năng vận dụng vào thực tế.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin .

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

c. Phẩm chất: trung thực, tự tin, tự lập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nhận đề kiểm tra.

2. Học sinh: Học kĩ các kiến thức đã được ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- GV phát đề và giấy kiểm tra cho HS làm bài trong thời gian 45 phút.

*Đề kiểm tra và đáp án:

(7)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC 6

Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm ): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Quả thịt có đặc điểm:

A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng B. Khi chín thì vỏ dày, cứng

C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả Câu 2: Rêu thường sống ở?

A. Môi trường nước B. Nơi ẩm ướt

C. Nơi khô hạn

D. Môi trường không khí

Câu 3: Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió là:

A. Quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa gốc cây mẹ.

B. Quả, hạt có lông được gió đưa đi xa.

C. Quả hạt có lông, gai được gió đưa đi xa.

D. Cả A và B.

Câu 4: Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?

A. Rong mơ B. Tảo xoắn C. Tảo nâu D. Tảo đỏ

Câu 5: Dương xỉ sinh sản như thế nào?

A. Sinh sản bằng cách nảy chồi B. Sinh sản bằng củ

(8)

C. Sinh sản bằng bào tử D. Sinh sản bằng hạt

Câu 6: Cây thông được xếp vào ngành hạt trần vì:

A. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở B. Thân gỗ, có mạch dẫn.

C. Chúng chưa có hoa.

D. Có cấu tạo phức tạp.

Câu 7: So với cây dương xỉ, hạt trần có đặc điểm nào ưu việt?

A. Có rễ thật

B. Sinh sản bằng hạt C. Thân có mạch dẫn D. Có hoa và quả

Câu 8: Thực vật được phân loại từ cao đến thấp theo thứ tự gồm những bậc nào?

A. Ngành - Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi B. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Ngành C. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài D. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Loài - Chi II. Tự luận: (6đ)

Câu 1: (1,5 điểm) Hạt gồm những bộ phận nào? Phôi của hạt gồm những bộ phận nào? Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?

Câu 2: (3,0 điểm) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2 - 3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?

Câu 3:(1,5 điểm) Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.

(9)

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC 6

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ÐA C B D B C A B C

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

(1.5 điểm)

- Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.

- Chất dinh dưỡng dư trữ nằm ở lá mầm hoặc phôi nhủ.

0,5 0,5 0,5

Câu 2.

(3 điểm)

Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm - Rễ chùm

- Gân lá hình song song hoặc hình cung

- Thân cỏ, một số ít thân cột

- Hoa có 6 hoặc 3 cánh

- Phôi có một lá mầm

- Rễ cọc

- Gân lá hình mạng

- Thân gỗ, thân cỏ, thân leo

- Hoa có 5 hoặc 4 cánh

- Phôi có hai lá mầm

- Ví dụ:

0,5 0,5

0,5 0,5 0,5

(10)

Cây 1 lá mầm: Lúa, ngô…

Cây 2 lá mầm: Xoài, chanh…

0,25 0,25

Câu 3.

(1.5 điểm)

*Lợi ích của tảo:

- Cùng với các thực vật ở nước, khi quang hợp thải ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các loài động vật ở nước

- Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở dưới nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Một số tảo dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm…

0,5

0,5

0,5

Tổng 6,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa họcc. Phẩm chất: trung thực, tự tin,

Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học.. Phẩm chất: trung thực, tự tin,

This study aims at investigating the use of features of four EdTech tools, namely Quizizz, Kahoot, Padlet, and Flipgrid in the classroom which contribute to

Bên cạnh những thành công đó, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Sư phạm

Để triển khai và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục để nghiên cứu các bài báo, công trình khoa

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc

Trong quá trình tiến hành thảo luận để làm cho bài của nhóm mình thêm phong phú và sinh động hơn thì sinh viên có thể kết hợp sử dụng những biện pháp