• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 03/10/2020 Tiết 9 Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ

I. M ục tiêu 1.

K iến thức HS biết được:

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2.

K ĩ năng

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

3 . T hái độ và tình cảm

- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, phương pháp học tập bộ môn.

4.

T ư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

- Rèn các thao tác tư duy : so sánh, tương tự, khái quát hóa.

5. Phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. C huẩn bị 1. Giáo viên:

+ Bảng phụ

+ Tranh vẽ : H1.10, 1.11, 1.12, 1.13 2. Học sinh:

(2)

+ Bảng nhóm.

+ Ôn lại các khái niệm về chất, hỗn hợp, nguyên tử, NTHH III. Phương pháp , kĩ thuật

1. Phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, hợp tác nhóm.

2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, động não, đặt câu hỏi, chia nhóm...

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1.

n định tổ chức :(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ: (9’)

?1 Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Ví dụ?

+ Đơn chất: là những chất được tạo nên từ 1 NTHH.

VD: Khí hiđro gồm 2 ng.tử hiđro; Sắt gồm 1 ng.tử sắt + Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 NTHH trở lên.

VD: Muối ăn NaCl gồm 1Na và 1Cl; Đường glucozơ C6H12O6: gồm 6C, 12H, 6O

?2 Chữa bài tập 2 (SGK)

a, K.loại đồng, sắt được tạo nên từ nguyên tố đồng, sắt.

Trong đó đơn chất kim loại: Các nguyên tử được sắp xếp khít nhau và theo một trật tự nhất định.

b, Khí nitơ, clo được tạo nên từ ng.tố nitơ, ng.tố clo.

3.

Bài mới

3.1: Hoạt động khởi động

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Định nghĩa phân tử - Mục tiêu: HS nắm rõ được khái niệm phân tử.

- Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

(3)

- Phương pháp dạy học: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng Cho HS quan sát tranh H: 1.11,1.12, 1.13

- Giới thiệu các phân tử hiđro, khí oxi, nước, muối ăn trong từng mẫu

 Y/c HS thảo luận nhóm:

+ Thành phần cấu tạo của các hạt trong từng mẫu?

+ Hình dạng, kích thước các hạt hợp thành các mẫu trên?

=> Báo cáo.

- Khí H2 và khí O2 có hạt hợp thành đều gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.

Nước gồm 2 H liên kết với 1 O Muối ăn gồm 1 Na liên kết với 1 Cl

- Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất nói trên đều có hình dạng và kích thước giống nhau (các ng/tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và trật tự nhất định).

Thông báo: Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử.Vậy phân tử là gì ?

Yêu cầu HS quan sát hình 1.10, em có nhận xét gì về các hạt phân tử hợp thành mẫu kim loại đồng ?

- Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.

III. Phân tử

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Hoạt động 2: Phân tử khối

- Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa phân tử khối, cách tính phân tử khối.

(4)

- Thời gian: 8’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi.

+ Nhắc lại NTK là gì?

- - NTK là khối lượng của ng.tử tính bằng đđvC.

+Tương tự như NTK em hãy cho biết PTK là gì?

+ Hướng dẫn HS tính PTK của các chất bằng tổng KL của các ng.tử có trong đó.

Bài tập: Tính PTK của:

a, Nước gồm 2H và 1O b, Khí oxi gồm 2O

c, axit sunfuric gồm : 1H, 1S, 4O + Yêu cầu HS làm ra bảng phụ - PTK nước = 2.1+16 = 18 đvC - PTK oxi = 2.16 = 32 đvC

- PTK axit sunfuric: 2.1+32+16.4 = 98 đvC

- PTK là khối lượng phân tử tính bằng đvC.

PTK = tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử.

VD: Phân tử nước gồm 2H và 1O PTK= 2.1+16=18 đvC

3.3: Hoạt động luyện tập - Thời gian: 10’

- Mục tiêu: HS nắm rõ về đơn chất và hợp chất, phân tử; tính được phân tử khối.

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

P

HIẾU HỌC TẬP . (1) Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống sau.

A. Trong bất kỳ một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ chứa một loại nguyên tử.

B. Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại;

(5)

C. Phân tử của bất kỳ một đơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử.

D. Phân tử của cùng một chất thì giống nhau về hình dạng, kích thước, khối lượng và tính chất.

(2) Bài tập 6 (sgk/26).

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

Đáp án:

(1). Câu điền S: a, c. Câu điền Đ: b, d.

(2). Bài tập 6 (sgk/26).

a. PTK CO2 = 12 + 16.2 = 44 đvC b. PTK CH4 = 12 + 1.4 = 16 đvC

c. PTK HNO3 = 1 + 14 + 16.3 = 63 đvC d. PTK KMnO4 = 39 + 55 + 16.4 = 158 đvC 3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

-Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập thực tế - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân GV đưa ra một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời:

? Phân tử khối là gì

? Phân tử khối được tính bằng cách nào

? Các chất tồn tại ở mấy trạng thái 3.5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Phương pháp: Giao nhiệm vụ

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

GV vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học + Hướng dẫn HS làm bài tập 6/26/sgk

5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ’)

- Học bài, làm BT 4 7 (SGK 25-26). Bỏ bài tập 8; Làm BT 6.6, 6.7 (SBT/9)

(6)

V. R ÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 03/10/2020 Tiết 10

(7)

BÀI LUYỆN TẬP 1 I. Mục tiêu :

1.

K iến thức :

- Nắm được các khái niệm: Vật thể, chất, đơn chất và hợp chất.

- Thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất và phân tử.

2.

K ỹ năng :

- Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể.

- Rèn cho HS làm các bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp.

- Bước đầu rèn cho HS khả năng làm 1 số bài tập về xác định NTHH dựa vào NTK và ngược lại.

3 . T hái độ và tình cảm :

- GD ý thức tự giác, yêu thích môn học.

4 . T ư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

- Rèn các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa.

5. Phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Bảng nhóm.

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, luyện tập, trò chơi.

(8)

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp:(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra trong quá trình luyện tập 3. Bài mới

3.1: Hoạt động khởi động

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm - Thời gian: 20’

- Mục tiêu: Củng cố các khái niệm: Vật thể, chất, đơn chất và hợp chất.

- Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân

- Phương pháp dạy học: Gợi nhớ, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ GV: Chiếu sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các

chất:

G: Yêu cầu HS nhớ lại nội dung kiến thức đã học và hoàn thành sơ đồ (3’)

+ Từ sơ đồ hoàn chỉnh tìm mqh giữa : Chất - Vật thể ; Chất - Nguyên tố

Nguyên tố - nguyên tử; Nguyên tử - phân tử Mối quan hệ giữa chất – nguyên tử – phân tử?

G: Chiếu nội dung bài tập 1 lên bảng phụ

- HS thảo luận nhóm và trình bày. Bài tập 1 (SGK/31)

a. - Vật thể tự nhiên: Thân cây

(9)

Gợi ý:

+ Dạng bài tập? (Tách chất ra khỏi hỗn hợp) + Có những phương pháp nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? (chiết tách, chưng cất, gạn lọc...) + Trình bày cách làm bài tập trên?

G: Chiếu nội dung bài tập 5 lên bảng phụ HS hoạt động cá nhân.

HS khác nhận xét.

G: Chiếu nội dung bài tập 3 lên bảng phụ

+ Để xác định được X thuộc NTHH nào cần làm như thế nào?

Tìm NTK X ↑

PTK hợp chất ↑

PTK khí H2

↑ NTK: H

Thảo luận 3’-> 1 HS lên bảng làm.

(gỗ, tre, nứa).

- Vật thể nhân tạo: Chậu.

- Chất: Nhôm, chất dẻo, xenlulozơ.

b. - Dùng nam châm hút Fe ra khỏi hỗn hợp.

- Hỗn hợp còn lại cho vào nước: gỗ nổi, nhôm chìm.

Vớt lấy gỗ rồi gạn lọc ta tách riêng được nhôm và gỗ.

Bài tập 5(SGK/31) Đáp án D.

Bài tập 3(SGK/31) a) - PTK của khí hiđro:

2 . 1 = 2 đvC

- PTK của hợp chất:

2 . 31 = 62 đvC b) - KL của 2 ng.tử X:

62 – 16 = 46 đvC -> NTK:

X= 46/2=23đvC

- X là Natri, Kí hiệu: Na.

3.3: Hoạt động luyện tập: tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử (15') - Thời gian: 15’

- Mục tiêu: Củng cố các khái niệm vật thể, chất, đơn chất và hợp chất.

(10)

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Phương pháp trò chơi.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời.

G: Tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán ô chữ : Ô chữ gồm 8 hàng ngang và từ chìa khoá gồm các khái niệm cơ bản về hoá học.

G: phổ biến luật chơi:

+ Hàng ngang 1 (7 chữ cái): Nơi tập trung khối lượng nguyên tử và mang điện tích dương?

H: HẠT NHÂN

+ Hàng ngang 2 (12 chữ cái): Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn

nguyên tử khác?

H: NGUYÊN TỬ KHỐI

+ Hàng ngang 3 (14 chữ cái) : Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân?

H: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

+ Hàng ngang 4 (5 chữ cái): Nếu tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp ta thường dùng tính chất này?

H: VẬT LÝ

+ Hàng ngang 5 (8 chữ cái): Hạt tạo ra lớp vỏ của nguyên tử?

H: ELECTRON

+ Hàng ngang 6 (7 chữ cái): Những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học?

H: ĐƠN CHẤT

+ Hàng ngang 7 (7 chữ cái): Những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên?

H: HỢP CHẤT

(11)

+ Hàng ngang 7 (6 chữ cái): Đây là hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.

H: PHÂN TỬ

Chùm chìa khoá: Đây là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

H: NGUYÊN TỬ

3.4: Hoạt động vận dụng (3’) Nhấn mạnh các ý chính trong bài:

+ Phân biệt chất, vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp + Tính NTK, PTK.

+ Từ cấu tạo nguyên tử cho biết KHHH, tên nguyên tố, số p, số e.

HS chú ý các nội dung:

a. Bảng 1/42

b. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử, phân tử.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(5’)

Hoàn thành các bài còn lại (SGK/31), 8.1, 8.4, 8.6- 8.8 (SBT/10, 11) 4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Ôn lại các khái niệm - Đọc nghiên cứu bài mới.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

...

***************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, vận dụng kiến thức sinh học

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

Tóm tắt: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên