• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/9/2020 Ngày dạy:

Tiết 6

LUYỆN TẬP 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Củng cố cho HS các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.

- HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

2. Kĩ năng :

- HS hiểu và vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào giải các bài tập. Tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lý, biết sử dụng MTBT.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

4. Tư duy

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

II. Chuẩn bị:

GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài tập, MTBT HS : Sách giáo khoa và SBT, MTBT

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học – GD:

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)

HS 1: Phát biểu các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên . Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 b) 56 + 16 + 44

ĐÁ: Tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên ( SGK)

* Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 b) 56 + 16 + 44 = (4.25) . 37 = ( 56 + 44 ) + 16

= 100 . 37 = 100 +16

= 3700 = 116

(2)

HS 2 : Điền vào chỗ trống để được các T/c của phép nhân và phép cộng.

Phép tính

Tính chất

Cộng Nhân

... a + b = ... ... = b.a ... ( a + ...) + ... = a + (b +

c)

(a. b ) ... = a.( ... . c) ... a + ... = 0 + ... = a

... a... = 1... = a ... a.( ... + ... ) = ab + ac Đáp án:

Phép tính

Tính chất

Cộng Nhân

Giao hoán a + b = b + a a.b = b.a

Kết hợp ( a + b) + c = a + (b + c) (a. b ) c = a.( b. c) Cộng với số 0 a + 0 = 0 + a = a

Nhân với số 1 a.1 = 1.a = a

Phân phối của phép nhân

đối với phép cộng a.( b + c ) = ab + ac

3. Giảng bài mới:

* Hoạt động 1: Dạng tính nhẩm . - Thời gian: 13 phút.

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép cộng và nhân.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 27 SGK.

? Hãy nêu các bước thực hiện phép tính?

HS: Lên bảng thực hiện và trả lời:

- Câu a, b => áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

- Câu c => áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

- Câu d => áp dụng tính chất phân phối của phép cộng đối với phép nhân.

Dạng 1: Tính nhẩm.

Bài 43/8 sbt:

a) 81 + 243 +19

= (81 + 19) + 243 = 100+ 243

= 343

b) 79+ 132 + 168 = (132+168) + 79

= 300 + 79 = 369 c) 25.5.4.16.2

= (25.4) (2.5).16 = 100.10.16

= 16000

d) 32. 47 + 32. 53 = 32.(47+ 53)

(3)

GV: Tương tự như trên, yêu cầu HS hoạt động nhóm bài 31 SGK ,

1 HS lên bảng thực hiện và nêu các bước làm

HS nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn.

GV:Uốn nắn

GV: Cho HS là bài 32 SGK

GV: Tương tự các bước như các bài tập trên.

GV:Uốn nắn

GV: cho HS lên bảng trình bày.

HS: lên bảng

HS: nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn.

= 32 .100 = 3200

Bài tập 31/17 Sgk: Tính nhanh : a) 135 + 360 + 65 + 40

= (135 + 65) + (360 + 40)

= 200 + 400 = 600 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (138 + 22) = 600 + 340 = 940

c) 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) +….

…+ (24 + 26) + 25 = 275 Bài 32/17 Sgk: Tính nhanh.

a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)

= (996 + 4) + 41

= 1000 + 41 = 1041

b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198

= 35 + (2 + 198) = 35 + 200

= 235

Hoạt động 2: Dạng tìm qui luật của dãy số

- Thời gian: 5 phút.

- Mục tiêu : + HS biết cách tìm quy luật của một dãy số.

+ HS biết quan sát và phản xạ nhanh để tìm quy luật của một dãy số -Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập thực hành - Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số.

GV: Cho HS đọc đề bài 33 SGK

- Phân tích và hướng dẫn cho HS cách giải.

2 = 1 + 1 ; 3 = 2 + 1 ; 5 = 3 + 2 …..

HS: Lên bảng trình bày.

Hoạt động nhóm: Trong 3ph thi xem nhóm nào viết được dãy số dài nhất.

Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số.

Bài 33/17 Sgk:

Ta có dãy số : 1 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8

Viết tiếp bốn số nữa ta có : 1 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 ; 13 ; 21 ; 34 ; 55

* Hoạt động 3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi - Thời gian: 6 phút

- Mục tiêu : + HS biết cách sử dụng những phím cơ bản.

+ HS rèn kĩ năng bấm máy và sử dụng máy tính.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

(4)

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV yêu cầu HS làm bài 34/17 Sgk:

GV: Chiếu máy tính bỏ túi CASIO 500MS hoặc 570 MS lên màn hình .

- Giới thiệu các nút của máy và hướng dẫn cách sử dụng máy tính bỏ túi:

Nút mở máy: ON

Nút tắt máy: SHIFT OFF

Các nút số từ 0 đến 9 : để nhập các số

Nút dấu +; để thực hiện các phép tính +; các số tự nhiên .

Nút = cho phép hiện kết quả trên màn hiện số.

Nút AC: xoá hết cả phép tính Nút DEL: Xoá kí tự vừa nhập.

Nút Ans: dùng để nhớ.

*Cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” bài 34sgk GV: Nêu thể lệ trò chơi như sau:

* Nhân sự: Gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em.

* Nội dung : Thang điểm 10 + Thời gian : 5 điểm.

- Đội về trước : 5 điểm.

- Đội về sau : 3 điểm.

+ Nội dung : 5 điểm.

- Mỗi câu tính đúng 1 điểm.

* Cách chơi:

Dùng máy tính lần lượt chuyền phấn cho nhau lên bảng điền kết quả phép tính vào bảng phụ cho mỗi đội đã ghi sẵn đề bài.

HS: Lên bảng thực hiện trò chơi.

GV: Cho HS nhận xét, đánh giá, ghi điếm.

Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi .

Bài 34/17 Sgk:

Dùng máy tính bỏ túi tính các tổng sau :

a) 1364 + 4578 = 5942 b) 6453 + 1469 = 7922 c) 5421 + 1469 = 6890 d) 3124 + 1469 = 4593 e) 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185

* Hoạt động 4: Dạng toán nâng cao - Thời gian: 8 phút.

- Mục tiêu : + HS biết cách làm một số bài toán nâng cao.

+ HS rèn kĩ năng tính số số hạng và tính tổng của dãy số có quy luật - Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

(5)

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Đưa tranh nhà bác học Gau-xơ và giới thiệu về tiểu sử của ông ( Có thể em chưa biết SGK/ 18) .

GV:Giới thiệu cách tính tổng nhiều số hạng theo qui luật như SGK

Tổng = ( Số đầu + số cuối ) . Số số hạng : 2

SSH = ( Số cuối – số đầu) : KC2STNLT + 1

HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập.

Bài tập:

Tính nhanh các tổng sau:

a) A = 26 + 27 + 28 + … + 33 b) B = 1 + 3+ 5 + …. + 2007 GV: HD hs tính tổng

Dạng 4: Toán nâng cao.

* Bài tập: Tính nhanh các tổng sau:

a) A = 26 + 27 + 28 + … + 33

= (26 + 33) . (33 - 26 + 1):2

= 59 . 4 = 236.

b) B = 1 + 3+ 5 + …. + 2007

= (1 + 2007).[(2007 - 1):2 + 1]:2

= 2007 . 1004 :2 = 1007514.

4. Củng cố: (3phút)

- Yêu cầu đọc bài đọc thêm: Cậu bé giỏi tính toán .

? Qua bài đọc thêm em có nhận xét gì về cậu bé Gau-xơ. Em học tập được gì ở cậu bé đó?

5. Hướng dẫn về nhà: (3phút)

- Xem lại các bài tập đã giải. Làm bài tập 35, 36, 37, 38, 39, 40/19, 20 SGK.

Làm bài 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49/9 SBT. Tiết sau mang máy tính bỏ túi . 4. Tìm x , biết:

a) 18.(x - 12 ) = 0 b) ( x - 21).15 = 15 V. Rút kinh nghiệm:

………

………

……...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

Định hướng phát triển năng lực: - Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng