• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/ 10/ 2019

LUYỆN TẬP

Tiết 28 Ngày giảng: 22/10/2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

2. Kĩ năng:

- Học sinh nắm chắc phương pháp phân tích từ số nguyên tố nhỏ đến lớn. Biết dùng luỳ thừa để viết gọn khi phân tích.

Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học khi phân tích và tìm các ước của chúng .

3. Thái độ:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic, diễn đạt chính xác.

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Máy tính, máy tính bỏ túi.

HS: Làm các bài tập, MTBT.

III. Phương pháp - kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Vấn đáp, luyện tập thực hành, học tập hợp tác nhóm nhỏ.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức : (1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút)

(2)

Câu hỏi:

HS1: Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là gì ? Phân tích các số 160 ; 285 ra thừa số nguyên tố.

Đáp án: Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

160 = 25. 5 285 = 3.5.19

HS2: Làm bài 127/50 SGK.

Đáp án:

a) 225 = 32. 52; 225; Các ước nguyên tố là 3; 5 b) 1800 = 23. 32. 52; Các ước nguyên tố là 2; 3; 5.

c) 1050 = 2.3.52.7; Các ước nguyên tố là 2; 3; 5; 7 d) 3060 = 22. 32.5. 17; Các ước nguyên tố là 2; 3; 5; 17 HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét cho điểm

Đặt vấn đề: (1 phút)

Ngoài cách phân tích như bạn vừa làm, chúng ta còn có thể dựa vào MTBT để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, vậy cách phân tích đó ra sao? Áp dụng phân tích ra số nguyên tố chúng ta có thể làm những dạng bài nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: Luyện tập.

3. Giảng bài mới:

Dạng 1: Phân tích số a ra thừa số nguyên tố - Thời gian: 12 phút

- Mục tiêu: + HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Học sinh nắm chắc phương pháp phân tích từ số nguyên tố nhỏ đến lớn.

+ Biết dùng luỳ thừa để viết gọn khi phân tích.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học:: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG GV: Giới thiệu phần bài tập bạn vừa làm thuộc vào

dạng 1: Phân tích số a ra thừa số nguyên tố.

? Muốn phân tích các số ra thừa số nguyên tố em làm như thế nào?

HS: Lấy số đó chia lần lượt cho các số nguyên tố đến khi thương là số nguyên tố là được

? Để phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố em cần nắm vững những kiến thức gì?

HS: - Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5

- Các số nguyên tố đầu tiên là 2; 3; 5; 7; 11…

GV: chiếu phương pháp giải lên máy chiếu: Muốn phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta làm như sau: Lấy số đó chia lần lượt cho các số nguyên tố đến khi thương là số nguyên tố là được

GV giới thiệu ngoài cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố như trên chúng ta có thể sử dụng MTBT để làm ra kết quả đúng nhanh hơn.

GV chiếu phương pháp lên máy chiếu:

Muốn phân tích số a ra thừa số nguyên tố ta thực hiện

B1: Gán a cho biến nhớ M

B2: Lần lượt chia cho các số nguyên tố đến khi ra thương là một số nguyên tố.

Khi sử dụng MTBT cần chú ý hai vấn đề:

1.Khi cần chia số a cho số k nhiều lần chúng ta sử dụng liên tiếp dấu =

2.Khi a không chia hết cho k xong lỡ ấn = thì ấn tiếp x k = để quay trở lại

GV làm mẫu ví dụ a. Tương tự cho HS đứng tại chỗ bấm phím kiểm tra kết quả các câu còn lại.

GV chốt lại phương pháp giải dạng 1: Muốn phân

Dạng 1: Phân tích số a ra thừa số nguyên tố

Bài tập 159/SBT a) 120 = 23.3.5 b) 900 = 22.32.52 c) 100 000 = 25.55

Phương pháp giải :

Cách 1: Lấy số a chia lần lượt cho các số nguyên tố đến khi thương là số nguyên tố là được.

Cách 2: Dùng MTBT B1: Gán a cho biến nhớ M B2: Lần lượt chia cho các số nguyên tố đến khi ra thương là một số nguyên tố.

*Khi sử dụng MTBT cần chú ý hai vấn đề:

1)Khi cần chia số a cho số k nhiều lần chúng ta sử dụng liên tiếp dấu =

2)Khi a không chia hết cho k xong lỡ ấn = thì ấn tiếp x k = để quay trở lại

(4)

tích một số ra thừa số nguyên tố ta có mấy cách?

HS: Có 2 cách :

- Chia lần lượt a cho các số nguyên tố đến khi thương là một số nguyên tố.

- Dùng MTBT chia lần lượt a cho các số nguyên tố đến khi thương là 1 số nguyên tố

GV lưu ý: HS dùng MTBT khi a chia được cho số nguyên tố k nhiều lần chúng ta sử dụng liên tiếp dấu

=

Dạng 2: Ứng dụng phân tích một số ra thừa số nguyên tố để tìm các ước của số đó.

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: + HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học khi phân tích và tìm các ước của chúng

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, học tập hợp tác nhóm nhỏ, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV đặt vấn đề gợi mở sang dạng 2:

Quay trở lại bài 1 nếu cô thêm vào dữ kiện ở đề bài là : Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số thì phương pháp giải như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiều ở dạng 2: Ứng dụng phân tích một số ra thừa số nguyên tố để tìm các ước của số đó.

GV yêu cầu HS làm bài tập 130/SGK – tr50 : Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm các ước của mỗi số

Dạng 2: : Ứng dụng phân tích một số ra thừa số nguyên tố để tìm các ước của số đó.

Bài tập 130/ SGK – tr50 51 = 3 . 17

Ư(51) = {1; 3; 17; 51}

(5)

a. 51 b. 75 c. 42 d. 30 GV: Thông thường, để tìm ước của số a em làm như thế nào?

HS: Lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến a, xem a chia hết cho số nào thì đó chính là ước của a.

GV giới thiệu: Đối với dạng tìm ước trên chúng ta có thể dựa vào dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của số đó để suy được các ước.

? Nếu có dạng a = b.q thì b, q được gọi là gì của a?

HS: b, q gọi là ước của a.

? Nhìn vào dạng các bạn đã phân tích ở câu a.

51 = 3.17, em hãy tìm ước của a?

HS: 3; 17

? Còn ước nào khác không ? HS: còn 1; 51.

? Vậy tập hợp các ước của 51 là những số nào?

HS: 1; 3; 17; 51.

GV: Vận dụng kiến thức đó hãy tìm các ước còn lại.

HS : Lên bảng làm

GV giới thiệu thêm: Ở trên 540 = 22.33.5 Hãy tìm các ước của 540.

HS: 1; 540; 2; 3; 5

GV : Khẳng định chưa tìm đủ ước rồi hướng dẫn HS. Khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố có dạng A= ax.by.cz thì ước của số này gồm:

+ 1 và chính số A + a; b; c

+ a1; a2…;ax; b1; b2…;bx; c1; c2…;cx

75 = 3 . 52

Ư(75) = {1; 3; 5; 15; 25; 75}

42 = 2 . 3 . 7

Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}

30 = 2 . 3 . 5

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

(6)

+ a1.b; a2.b;…. ax.b…

GV lưu ý thêm :HS trong dạng này để kiểm tra xem số lượng ước đã đủ chưa chúng ta có thể dùng công thức sau để xác định số lượng các ước của một số:

Nếu m = ax thì m có x+1 ước

Nếu m = ax. by thì m có (x+1)(y +1) ước…

GV: Vận dụng điều đó các bạn hãy hoạt động nhóm làm bài tập 129/ SGK- tr 50.

GV: Trước hết hãy nhận xét xem các số sau ở dạng gì?

HS: Dạng tích của các thừa số nguyên tố rồi.

GV: Hãy vận dụng công thức cô giáo vừa giới thiệu kiểm tra trước số lượng ước của các số a, b, c.

HS: kiểm tra

GV: Trong vòng 5 phút nhóm nào làm xong nhanh và đúng nhất sẽ thắng.

GV chiếu đề bài tập lên bảng

a. Cho số a = 5.13. Hãy viết tất cả các ước của a.

b. Cho số b = 25. Hãy viết tất cả các ước của b.

c. Cho số c = 32. 7 . Hãy viết tất cả các ước của c.

HS: hoạt động nhóm trong 5 phút

GV yêu cầu HS qua hai bài tập hãy nêu

phương pháp giải của dạng 2: tìm tập hợp các ước của mỗi số

HS: - Phân tích số đó ra thừa số nguyên tố - Tìm tập hợp các ước…

Bài 129/50 SGK a) a = 5. 13

Ư(a) = {1; 5; 13; 65}

b) b = 25

Ư(b) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}

c) c = 32 . 7

Ư(c) = {1; 3; 7; 9; 21; 63}

Dạng 3: Ứng dụng phân tích ra thừa số nguyên tố vào dạng toán thực tế - Thời gian: 7 phút

(7)

- Mục tiêu: + HS biết ứng dụng phân tích ra thừa số nguyên tố vào dạng toán thực tế

+ Có kĩ năng phân tích thành thạo một số ra thừa số nguyên tố.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi,hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Giới thiệu Toán học và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau và toán học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta sẽ xem những ứng dụng của bài phân tích ra thừa số nguyên tố có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, cùng tìm hiểu dạng 3: Bài toán đưa về phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

GV: Chiếu bài tập 132/ sgk – tr50

GV: yêu cầu HS đọc để bài và cho biết đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì?

HS: Cho: Tâm có 28 viên bi muốn xếp bi vào các túi sao cho số bi ở các túi đều bằng nhau.

Yêu cầu tìm số túi mà Tâm có thể xếp được?

? Tâm muốn xếp bi đều vào các túi. Vậy số túi là gì của số bi?

HS: Số túi là ước của số bi. Hay số túi là ước của 28.

? Hãy tìm ước của 28.

HS: 1;2;4;7;14;28

? Vậy tâm có thể xếp 28 viên bi vào mấy túi?

HS: 1; 2; 4; 7;14; 28 túi

GV chiếu bài trình bày mẫu lên bảng chiếu.

GV: Tương tự, hãy làm tiếp bài tập sau:

GV: chiếu lên máy chiếu bài tập 131/SGK-

Dạng 3: Ứng dụng phân tích ra thừa số nguyên tố vào dạng toán thực tế.

Bài 132/50 SGK.

Theo đề bài:

Số túi là ước của 28

Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}

Vậy: Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào 1; 2; 4; 7; 14; 18 túi.

(Kể cả cách chia 1 túi).

Bài 131/50 SGK.

a) Gọi hai số cần tìm là a và b ta

(8)

tr50

GV: Đọc đề bài và cho biết đề bài cho biết gì?

Yêu cầu gì?

HS: Cho biết hai số tự nhiên có tích là 42. Yêu cầu: tìm hai số đó.

? Gọi 2 số cần tìm là a, b. Theo bài ra tích hai số bằng 42, nghĩa là như thế nào?

HS: a.b = 42.

? Điều đó có nghĩa a, b có quan hệ như thế nào với 42?

HS: a, b là ước của 42.

GV: Tìm ước của 42 em sẽ kết luận được a, b.

Tương tự với câu b. Gv gọi 2 HS lên bảng làm bài.

GV: Cách tìm các ước của 1 số bằng các liệt kê rồi xác định số phần tử trong tập hợp ước sẽ gặp khó khăn với những số có nhiều ước, để tìm chính xác số lượng ước của một số tự nhiên chúng ta cùng nghiên cứu phần “Có thể em chưa biết”.

- Giới thiệu như SGK

Khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố có dạng m= ax.by.cz thì ước của số này gồm:

+ 1 và chính số m + a; b; c

+ a1; a2…;ax; b1; b2…;bx; c1; c2…;cx + a1.b; a2.b;…. ax.b…

GV lưu ý thêm HS trong dạng này để kiểm tra xem số lượng ước đã đủ chưa chúng ta có thể dùng công thức sau để xác định số lượng các ước của một số:

Nếu m = ax thì m có x+1 ước

Nếu m = ax. by thì m có (x+1)(y +1) ước…

có:

a.b = 42.

Suy ra a và b là các ước của 42.

42 = 2. 3. 7

Ư(42) =

1;2;3;6;7;14;21;42

Vậy: a =1; b= 42 hoặc a =2;

b = 21 hoặc a =3; b = 14 hoặc a = 6; b = 7 hoặc a = 7; b = 6 hoặc : a=14; b= 3 hoặc a =21;

b = 2 hoặc a =42; b = 1

b) Ta có: a.b = 30; a < b Ư(30) =

1;2;3;5;6;10;15;30

Vậy: a=1; b= 30 hoặc a =2;

b = 15 hoặc a =3; b = 10 hoặc a = 5; b = 6

(9)

GV: Áp dụng cách tìm số lượng ước của 1 số hãy kiểm tra tập hợp các ước của các bài tập trên và tìm số lượng các ước của 81, 250, 126.

HS: Thực hiện yêu cầu của GV

GV: Giới thiệu Toán học và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau và toán học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta sẽ xem những ứng dụng của bài phân tích ra thừa số nguyên tố có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, cùng tìm hiểu dạng 3: Bài toán đưa về phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

4. Củng cố: ( 2 phút)

? Phân tích một số ra thừa số nguyên tố có mấy cách đó là những cách nào?

Hs: Trả lời.

? Có tìm được ước của một số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố ? Vì sao.

Hs: Trả lời.

5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)

- Xem lại các bài tập đã giải ; Làm các bài tập còn lại SGK.

- Làm bài tập 161; 162; 163; 164; 166; 168/22 SBT.

- CBBS: Đọc trước bài “Ước chung và bội chung”.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

(10)

Ngày soạn: 19/ 10/ 2019

ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG

Tiết 29 Ngày giảng: 22/10/2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.

2. Kĩ năng:

- HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp, biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp.

- HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài tập đơn giản.

3. Thái độ:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.

HS: Làm các bài tập.

III. Phương pháp - kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

(11)

Câu hỏi:

HS1 : - Viết tập hợp các ước của 4; tập hợp các ước của 6?

- Số nào vừa là ước của 4, vừa là ước của 6 ?

Đáp án:

Ư(4) = {1; 2; 4}

Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Các số 1 và 2.vừa là ước của 4 vừa là ước của 6?

HS2 : - Viết tập hợp các bội của 4, tập hợp các bội của 6 . - Số nào vừa là bội của 4, vùa là bội của 6 ?

Đáp án: A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28…….}

B = {0; 6; 12; 18; 24…….}

Số 0; 12; 24…….vừa là bội của A vừa là bội của B 3. Giảng bài mới:

Đặt vấn đề: ( 1 phút)

Các số vừa là ước của 6, vừa là ước của 8 được gọi là ước chung của 6 và 8.

Các số vừa là bội của 8 vừa là bội của 6 được gọi là bội chung của 6 và 8. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta học qua bài “Ước chung và bội chung”.

Hoạt động 1: Ước chung.

- Thời gian: 12 phút

- Mục tiêu: + Học sinh nắm được định nghĩa ước chung.

+ HS biết tìm ước chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai hay nhiều tập hợp.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Dùng phấn màu tô đậm các số 1 và 2

trong tập hợp ước của 4 và 6 trong phần 1. Ước chung.

Ví dụ: SGK

(12)

kiểm tra bài cũ.

GV: Giới thiệu 1 và 2 là ước chung của 4 và 6.

GV: Viết tập hợp các ước của 8.

HS: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.

? Số nào vừa là ước của 4; 6 và 8? Và gọi là gì của 4; 6; 8?

HS: Các số 1 và 2 là ước chung của 4; 6; 8.

? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết ước chung của hai hay nhiều số là gì?

HS: Đọc định nghĩa SGK/51.

GV: Giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6 là ƯC(4,6). Viết ƯC(4,6)

= {1; 2}

GV: Viết tập hợp các ước chung của 4; 6;

8?

HS: ƯC (4,6,8) = {1; 2}

? Vậy để tìm ước của 2 hay nhiều số ta làm ntn?

HS: Tìm tập hợp Ước của các số. Tìm các phần tử chung của tập hợp các ước đó.

? Khi xét tập hợp ước chung của 2 hay nhiều số luôn có phần tử nào. Vì sao.

HS: Số 1 vì 1 là ước của mọi số tự nhiên.

GV: Nhận xét 1; 2 có quan hệ gì với 4 và 6?.

HS: 4 và 6 đều chia hết cho 1 và 2. Hoặc đều là ước của 4 và 6.

GV: Vậy xƯC(a,b) khi nào?

HS: Khi a x và b x.

GV: Tương tự xƯC(a,b,c) nếu ax; bx; c

x.

Ư(4) = {1; 2; 4}

Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ký hiệu:

ƯC(4,6) = {1; 2}

* Định nghĩa: Tr/ 51 SGK

x ƯC(a, b) nếu a x và b x x ƯC(a, b, c) nếu a x; b x và c x

?1

*8 ¿ ƯC(16,40) : Đúng.

Vì 16 8 và 40 8 * 8 ¿ ƯC(32,28) Sai.

Vì 28 8

(13)

GV cho HS làm ?1 GV: Cho HS đọc đề bài.

? Bài toán yêu cầu gì?

HS :lên bảng trình bày.

GV: Cho HS nhận xét cách trình bày của bạn.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS

Hoạt động 2: Bội chung.

- Thời gian: 11 phút

- Mục tiêu: + Học sinh nắm được định nghĩa bội chung.

+ HS biết tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai hay nhiều tập hợp.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy học theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não.

- Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, Ngôn ngữ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

? Nhắc lại cách tìm tập hợp bội của 1 số?

HS: Cách tìm các bội của 1 số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3...

GV: Ví dụ /52 SGK.

- Tìm tập hợp A các bội của 4 và tập hợp B các bội của 6?

HS: A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28…….}

B = {0; 6; 12; 18; 24…….}

? Số nào vừa là bội của A vừa là bội của B?

HS: 0; 12; 24…….

GV: Dùng phấn màu tô đậm các số 0; 12;

2. Bội chung.

Ví dụ: SGK

B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;

28; ...}

B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;....}

Ký hiệu:

BC(4,6) = {0; 12; 24; ....}

(14)

24 trong tập hợp A và B.

? Có bao nhiêu số như vậy? Vì sao?

HS: Có nhiều số vừa là bội của 4 vừa là bội của 6. Vì: tập hợp bội có vô số phần tử.

GV: Giới thiệu 0; 12; 24… là bội chung của 4 và 6.

GV: Tương tự như ước chung. Cho học sinh viết tập hợp các bội của 8?

? Em hãy cho biết bội chung của hai hay nhiều số là gì?

HS: Đọc định nghĩa /52 SGK.

GV: Giới thiệu kí hiệu BC(4,6).

- Kí hiệu và viết tập hợp các bội chung của 4; 6; 8.

- Giới thiệu kí hiệu BC(4,6).

Em hãy kí hiệu và viết tập hợp các bội chung của 4; 6; 8?

HS: BC(4,6,8) = {0; 24;…}

? Vậy để tìm bội chung của 2 hay nhiều số ta làm ntn?

HS: Liệt kê các bội của từng số. Sau đó tìm các phần tử chung trong các bội đó.

GV: Khi tìm bội chung của các số khác 0 ta luôn có phần tử nào? Vì sao?

HS: 0 vì 0 là bội của mọi số khác 0.

? Nhận xét 0; 12; 24…có quan hệ gì với 4 và 6?

HS: 0; 12; 24…đều chia hết cho 4; 6 (Hoặc đều là bội của 4 và 6).

GV: Vậy xBC(a,b) khi nào?

* Định nghĩa: Tr / 52 SGK

x BC(a,b) nếu x a; x b

x BC(a,b,c) nếu x a; x b và x c

?2

6 ¿ BC(3 , a )

a ¿ {1; 2; 3; 6}

(15)

HS: x a; x b và x c.

Làm ?2

GV: Cho HS đọc đề bài.

GV: Bài toán yêu cầu gì?

HS: lên bảng trình bày.

GV: Cho HS nhận xét cách trình bày của bạn.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày

Hoạt động 3: Chú ý - Thời gian: 8 phút

- Mục tiêu: + HS hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.

+ Biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy học theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, Ngôn ngữ, năng lực tính toán

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Hãy quan sát ba tập hợp đã viết Ư(4); Ư(6); ƯC(4,6). Tập hợp ƯC(4,6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6)?

HS: ƯC(4,6) tạo thành bởi các phần tử 1 và 2 của Ư(4) và Ư(6).

GV: Giới thiệu tập hợp ƯC(4,6) là giao của hai tập Ư(4) và Ư(6).

- Vẽ hình minh họa: như SGK.

- Giới thiệu kí hiệu ∩. Viết: Ư(4)∩Ư(6)

= ƯC(4,6).

3. Chú ý:

- Khái niệm giao của hai tập hợp:

Giao của 2 tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của 2 tập hợp đó.

.4

.1 .3 .2 .6 . .

(16)

GV: Vẽ sơ đồ minh hoạ cho giao của hai tập hợp.

? Giao của hai tập hợp là gì?

HS: Giao của 2 tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của 2 tập hợp đó.

GV: Lấy ví dụ cho HS hiểu rõ hơn khái niệm giao của 2 tập hợp

♦ Củng cố:

a/ Điền tên một tập hợp thích hợp vào ô vuông:

B(4)∩  = B(4,6).

b/ A = {3; 4; 6}; B = {4; 6}

A∩B = ? Vẽ hình minh họa?

c/ X = {a}; Y = {b; c}

X∩Y = ? Vẽ hình minh họa?

d/ Điền tên thích hợp vào chỗ trống a 6 và a 5 a

200 b và 50 b b… c 5; c 7 và c 1 c

Ký hiệu:

Giao của 2 tập hợp A và B là: A ∩ B Ư(6) ¿ Ư(12) = ƯC(6,12) B(6) ¿ B(9) = BC(6,9)

Ví dụ 1:

A = {a , b}

B = {a , b , c , d}

A ∩ B = {a , b}

Ví dụ 2:

x = {1 } y = {2 , 3}

x ∩ y = 

4. Củng cố: ( 6 phút)

- Thế nào là ƯC, BC của hai hay nhiều số?

- Nêu cách tìm ƯC, BC của 2 hay nhiều số.

Bài tập 134 /53 SGK.

a) ¿ b) ¿ c) ¿ d) ¿

e) ¿ g) ¿ h) ¿ i) ¿

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Học bài, làm bài tập 135; 137; 138/53;54 SGK.

- Bài 169; 170; 174/ SBT.

- CBBS: LUYỆN TẬP V. Rút kinh nghiệm:

...

...

(17)

Ngày soạn: 19/ 10/ 2019 Tiết 30 Ngày giảng: 25/10/2019

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS làm tốt các bài tập về ước chung, bội chung và các bài toán về giao của hai tập hợp.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ước chung, bội chung, giao của hai tập hợp .

3. Thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đề bài tập.

HS: Làm các bài tập.

III. Phương pháp - kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp - Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức : (1 phút).

2 . Kiểm tra bài cũ: (10 phút)

HS1: Ước chung của 2 hay nhiều số là gì? x  ƯC(a, b) khi nào?

(18)

Viết các tập hợp ƯC(6 ; 9 )

Đáp án : Ước chung của 2 hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

x ƯC(a, b) nếu a x và b x Ư(6) = { 1; 2; 3; 6}

Ư(9) = {1; 3; 9}

ƯC(6,9) = {1; 3}

HS2: Bội chung của 2 hay nhiều số là gì? x  BC(a,b) khi nào? Bài 170 (SBT/23)

Đáp án: Bội chung của 2 hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.

x BC(a, b) nếu x a và x b B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; ...}

B(12) = {0; 12; 24; 36; ...}

BC(8, 12) = {0; 12; 24; ...}

HS3:- Thế nào là giao của hai tập hợp? Làm bài 172/23 SBT.

Đáp án: a) A  mèo b) AB   1;4 c) AB   B Hs theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét cho điểm.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Dạng liên quan đến tập hợp - Thời gian: 14 phút

- Mục tiêu: + HS làm tốt các bài tập về ước chung, bội chung và các bài toán về giao của hai tập hợp.

+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ước chung, bội chung, giao của hai tập hợp.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy học theo tình huống - Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV:Cho HS thảo luận nhóm bài 135

Sgk. Bài 135/53 SGK:

a/ Ư(6) = {1; 2; 3; 6; }

(19)

HS:Lên bảng làm bài tập HS: nhận xét

GV: -Uốn nắn

- Kiểm tra bài làm các nhóm, nhận xét và ghi điểm.

GV: Cho HS thảo luận nhóm Bài 137/53 SGK

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.

- Câu c và d: Yêu cầu HS:

+ Lên viết tập hợp A và B?

+ Tìm các phần tử chung của A và B?

+ Tìm giao của 2 tập hợp A và B?

GV: Cho thêm câu e. Tìm giao của 2 tập hợp N và N*

GV: Đưa đề bài 175(SBT/23) lên bảng phụ

HS: Đọc nội dung yêu cầu của đề bài.

? Bài toán cho biết gì. Cần tìm gì.

HS: Tập hợp A là học sinh nói tiếng Anh.

Tập hợp B là học sinh nói tiếng Pháp.

P A

GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. Giải thích rõ lí do.

Ư(9) = {1; 3; 9}

ƯC(6,9) ={1; 3}

b/ Ư(7) = {1; 7}

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

ƯC(7,8) = {1}

c/ ƯC(4, 6, 8) = {1; 2}

Bài 137/53 SGK

a/ A ∩ B = {cam, chanh}

b/ A ∩ B là tập hợp các HS vừa giỏi văn vừa giỏi toán của lớp.

c/ A ∩ B = B d/ A ∩ B =  e/ N ∩ N* = N*

Bài 175(SBT/23)

a) Tập hợp A có 16 phần tử.

Tập hợp B có 12 phần tử Tập hợp A ∩ B có 5 phần tử.

b) Nhóm học sinh đó có 23 người

Hoạt động 2: Giải toán liên quan đÕn thực tế - Thời gian: 11 phút

11 5 7

(20)

- Mục tiêu: + HS làm tốt các bài tập về ước chung, bội chung và các bài toán về giao của hai tập hợp.

+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ước chung, bội chung, giao của hai tập hợp.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy học theo tình huống - Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài 138 Sgk,

? Cô giáo muốn chia số bút và số vở thành một số phần thưởng như nhau. Như vậy số phần thưởng phải là gì của số bút (24 cây) và số vở (32 quyển)?

HS: Số phần thưởng phải là ước chung của 24 và 32

GV: Cho HS thảo luận nhóm. Tìm ƯC(24;

32)

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Cho HS đọc đề bài 171 SBT và thảo luận nhóm.

GV: Muốn chia đều số nam, số nữ vào các nhóm, thì số nhóm là gì của số nam, số nữ?

HS: Số nhóm phải là ước của số nam và số nữ.

HS: Thảo luận nhóm.

GV: Gọi đại diện lên điền vào ô trống - Nhận xét và ghi điểm.

Bài 138/53 SGK:

Điền số vào ô trống.

Cách chia

Số phần thưởng

Só bút ở mỗi phần

thưởng

Số vở ở mỗi phần

thưởng

a 4 6 8

b 6 - -

c 8 3 4

d 10 - -

Bài 171/23 SBT:

Điền số vào ô trống

Cách chia

Số nhóm

Số nam ở mỗi nhóm

Số nữ ở mỗi nhóm

a 3 10 12

b 5 - -

c 6 5 6

d 7 - -

4. Củng cố: (7 phút)

Bài tập:

(21)

Lớp 6A1 có 20 học sinh nam và 24 học sinh nữ . Giáo viên muốn chia đều số nam và nữ vào các tổ, có mấy cách chia ? Cách chia nào có số học sinh ở các tổ ít nhất ?

GV: Gợi ý, HS hoạt động cá nhân

Số cách chia tổ là ước chung của 24 và 18.

ƯC(24;18) =

1;2;3;6

Vậy có 4 cách chia tổ.

Cách chia thành 6 tổ thì có số HS ít nhất ở mỗi tổ.

(24:6) + (18:6) = 7(HS)

Mỗi tổ có 4 HS nam và 3 HS nữ.

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Xem lại nội dung lí thuyết.

- Xem lại các bài tập đã chữa.

- Làm bài tập 171; 172 (sbt).

- Đọc trước bài “ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT”.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

Ngày …..tháng…..năm 2019 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Hoàng Văn Thắng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,