• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/11/2020 Tiết: 23 BÀI LUYỆN TẬP 3

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS được :

- Củng cố các kiến thức về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.

- PTHH: định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng và dấu hiệu nhận biết.

- Củng cố định luật bảo toàn khối lượng thông qua bài tập định lượng.

- Các bước lập PTHH, ý nghĩa của PTHH.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng nhận biết hiện tượng hóa học

- Lập CTHH, viết phương trình chữ và PTHH khi biết chất tham gia và sản phẩm.

- Biết sử dụng định luật BTKL làm 1 số bài toán đơn giản về khối lượng.

3. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

4. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính tự giác, cẩn thận khi viết PTHH, tính toán.

5. Năng lực, phẩm chất 5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ 2. Học sinh:

- Bảng nhóm

(2)

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:(1’):

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 25/11/2020

8B 25/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ - Thời gian: 10’

- Mục tiêu: HS nêu được các kiến thức cơ bản đã học trong chương 2.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi nhớ, vấn đáp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

? Nhắc lại kiến thức cơ bản trong chương?

? Nêu sự khác nhau giữa HTVL và HTHH

- HTVL : Không có sự thay đổi về chất - HTHH: Có sự biến đổi về chất (chất này thành chất khác).

? PƯHH là gì?

- Là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

I. Kiến thức cần nhớ

1, Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học

2, PƯHH.

- Định nghĩa

(3)

? Dấu hiệu và điều kiện xảy ra PƯHH?

? Bản chất của PƯHH?

- Có sự thay đổi liên kết giữa các ng.tử, số ng.tử của mỗi ng.tố được giữ nguyên.

? Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng?

? Các bước lập PTHH?

? Cho biết ý nghĩa của PTHH?

- PTHH cho biết tỷ lệ số ng.tử, p.tử giữa các chất trong PTHH.

- Bản chất của phản ứng hoá học

3, Định luật bảo toàn khối lượng:

- Nội dung định luật:

PTTQ :

A + B  C + D 4, PTHH:

- Định nghĩa:

- Các bước lập PTHH - ý nghĩa

Hoạt động 2: Luyện tập (25’) - Thời gian: 25’

- Mục tiêu: HS lập được 1 số dạng PTHH khác nhau; xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể; làm bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.

- Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

GV: Bảng phụ :

* Bài tập 1:

Lập PTHH của các phản ứng sau:

a, Zn + HCl --> ZnCl2+H2

II. Luyện tập Bài tập 1:

a, Zn + 2HCl → ZnCl2+H2

b, 2Al+3CuCl2→2AlCl3+3Cu

(4)

b, Al+ CuCl2--> AlCl3+ Cu

c, FeCl3 + AgNO3 -->Fe(NO3)3 + AgCl d, Al + H2SO4-->Al2(SO4)3 + H2

e, FexOy+ CO --> Fe + CO2

HS: Lên bảng, HS khác làm vào vở.

Gv kiểm tra vở học sinh và chữa bài.

* Bài tập 2:

Khi điện phân nóng chảy Nhôm ôxit (Al2O3) người ta thu được nhôm (Al) và khí ôxi. Biết rằng khi điện phân 40,8 kg Al2O3 người ta thu được 19,2 kg khí ôxi

a. Viết PTHH của phản ứng

b. Tính khối lượng nhôm (Al) thu được GV: Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

Áp dụng ĐLBTKL tính khối lượng nhôm.

*Bài tập 3:

Biết rằng khí axetilen (C2H2)cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2), sinh ra khí cacbon đioxit (CO2 ) và nước.

a, Lập PTHH của phản ứng b, Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit (CO2 ) và số phân tử nước.

Bài 5 (SGK/61)

GV yêu cầu HS nêu cách làm

1 HS lên bảng trình bày, Hs lớp làm vào vở. GV kiểm tra quá trình làm của học sinh và chữa bài.

c, FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl d, 2Al + 3H2SO4→Al2(SO4)3 + 3H2

e, FexOy+ yCO → xFe + yCO2

* Bài tập 2:

a, PTHH:

to

2Al2O3 4Al + 3O2

b, Khối lượng nhôm thu được là:

m Al = m Al2O3 – m O2

= 40,8 – 19,2 = 21,6 (kg)

*Bài tập 3:

a, 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

b, Số phân tử C2H2:Số phân tử CO2= 2: 4 Số phân tử C2H2:Số phân tử H2O = 2: 2

Bài 5 (SGK/61) a) x=2, y=3

(5)

b) 2Al + 3CuSO4→ Al2(SO4)3 + 3Cu Tỉ lệ Al : Cu= 2:3

CuSO4 : Al2(SO4)3 =3:1 3.3: Hoạt động luyện tập, vận dụng(5’)

? Phát biểu định luật bỏ toàn khối lượng

? Nêu các bước lập PTHH?

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(3’) - Hướng dẫn bài tập 5/sgk/61

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định x và y.

Cân bằng số nguyên tử 2 vế của phương trình theo phương pháp chẵn lẻ.

Đọc phương trình vừa lập, xác định tỉ lệ từng cặp chất trong phương trình.

4. Hướng dẫn về nhà:(1’) - Về nhà làm bài tập SGK, SBT - Ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(6)

Ngày soạn: 21/11/2020 Tiết: 24 CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC

* MỤC TIÊU CHƯƠNG 1. Kiến thức:

Biết được :

- Định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc (0oc ,1atm) - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V)

- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.

2. Kĩ năng:

- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên quan.

- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.

3. Những năng lực cần hình thành

- Năng lực năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý, và suy luận logic - Năng lực tính toán chính xác.

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hoạt động nhóm.

4. Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập

- Có đức tính trung thực, cần cù, chịu khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác - Hiểu được vai trò,tầm quan trọng của bộ môn hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn hóa học.

(7)

MOL I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được:

- Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1 atm).

2. Kĩ năng

- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

3. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

4. Thái độ

- GD lòng yêu thích môn học.

5. Năng lực, phẩm chất 5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ 2. Học sinh:

- Bảng nhóm

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

(8)

IV. Tiến trình dạy học - Giáo duc 1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 26/11/2020

8B 26/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(2’): Các em có biết mol là gì không? Để biết mol là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu mol là gì?

- Thời gian: 12’

- Mục tiêu: HS biết được: Định nghĩa mol, tính được mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

GV cho ví dụ:

1 mol ng.tử Al chứa 6.1023 ng.tử Al 1 mol p.tử H2 chứa 6.1023 p.tử H2

? Nhận xét số lượng p.tử , ng.tử có trong 1 mol chất?

- Chứa 6.1023 ng.tử, p.tử.

? Mol là gì?

GV thông báo: Con số 6.1023 gọi là số avogađro. Kí hiệu N

? Trong 1 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ?

? Trong 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O ?

Vậy, theo em các chất có số mol

I. Mol là gì ?

- Mol là lượng chất chứa 6.1023 ng.tử, p.tử của chất đó.

- Con số 6.1023 gọi là số Avogađro.

Kí hiệu: N Ví dụ:

+ 1 mol ng.tử Al chứa 6.1023 ng.tử Al hay chứa N ng.tử Al

(9)

bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ như thế nào?

? Nếu nói: “1 mol Hiđro”, em hiểu câu nói này như thế nào ?

“1 mol Hiđro”, nghĩa là: 1 mol nguyên tử Hiđro hoặc 1 mol phân tử Hiđro.

Vậy để tránh sự nhầm lẫn đó, ta phải nói như thế nào ?

Thảo luận nhóm: Làm bài tập 1/SGK Yêu cầu HS các nhóm trình bày, bổ sung.

GV theo dõi và đánh giá hoạt động của HS.

Chốt kiến thức.

+ 1 mol p.tử H2 chứa 6.1023 p.tử H2

hay chứa N p.tử H2

Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol là gì?

- Thời gian: 8’

- Mục tiêu: HS biết được: Định nghĩa khối lượng mol, tính được khối lượng mol phân tử của các chất theo công thức.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

GV: Treo bảng phụ:

Điền vào chỗ trống

CTHH PTK Khối lượng mol O2 32 g

CO2

H2O

HS lên bảng điền vào chỗ trống, rút ra nhận xét về PTK và khối lượng mol.

=> KL mol có cùng số trị với NTK/PTK

II. Khối lượng mol là gì ?

- Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử

(10)

của chất đó nhưng khác về đơn vị.

? Khối lượng mol là gì?

? Tính khối lượng l mol của các chất sau:

H2SO4; Al2O3; C6H12O6; SO2

HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở, nhận xét kết quả.

M H2SO4 = 98g/mol M Al2O3 = 102g/mol M C6H12O6 = 180g/mol M SO2 = 64g/mol

GV đánh giá nhiệm vụ của học sinh.

chất đó.

VD:

Khối lượng mol nguyên tử Oxi:

MO=16 g/mol

Khối lượng mol phân tử Oxi:

MO2=32 g/mol

Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí là gì?

- Thời gian: 8’

- Mục tiêu: HS biết được thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1 atm).

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

GV lưu ý: phần này chỉ nói đến thể tích mol của chất khí.

?Em hiểu gì về thể tích mol của chất khí?

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N p.tử của chất khí đó.

Yêu cầu HS theo dõi H3.1:

+ N.xét về Khối lượng mol của các chất khí?

+ N.xét về thể tích?

- Các chất khí có KL mol khác nhau nhưng thể tích mol ở cùng điều kiện

III. Thể tích Mol của chất khí là gì ?

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

- Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.

VD:

Thể tích (ở đktc) của 1 mol phân tử O2

là: 22,4 lít

Thể tích (ở đktc) của 0,5 mol phân tử

(11)

thì bằng nhau.

+ Cho biết điều kiện như thế nào gọi là đktc?

HS: Đktc là nhiệt độ = 0oC = 273oK Áp suất= 1 atm =

760mmHg.

GV thông báo: Ở điều kiện thường (20oC và 1atm) thì 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.

Chốt kiến thức

O2 là: 0,5.22,4=11,2 lít

3.3: Hoạt động luyện tập(8’) Câu 1: Số Avogadro kí hiệu là:

A. 6 .1023 B. 6 . 10-23 C. 6 .1024 D. 6 .10-24 Câu 2: Tính số nguyên tử của 1,8 mol Fe

A. 10,85 .1023 nguyên tử B. 10,8 . 1023 nguyên tử C. 11 .1023 nguyên tử D. 1,8 . 1023 nguyên tử Câu 3: Khối lượng mol chất là

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học C. Bằng 6. 1023

D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó Câu 4: Cho biết 1 mol chất khí ở điều kiện bình thường có thể tích là A. 2,24 l B. 0,224l C. 22,4 l D. 22,4 ml Câu 5: Tính thể tích ở đktc của 2,25 mol O2

A. 22,4 l B. 24 l C. 5,04 l D. 50,4 l

? Hãy chọn đáp án đúng:

a, ở cùng 1 đk: thể tích của 0,5 mol khí N2 = thể tích của 0,5 mol khí SO3

b, ở đktc thể tích 0,25 mol khí CO là 5,6 lít

c, Thể tích của 0,5 mol khí H2 ở to phòng là 11,2 lít d, Thể tích của 1g khí H2 = thể tích 1g khí O2

(12)

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

? Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, H2SO4, NaCl, H2.

? Có 1 mol H2 và 1 mol O2 hãy cho biết:

a. Số phân tử mỗi chất

b. Thể tích và khối lượng mỗi chất ở cùng điều kiện và áp suất.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học - HS đọc phần “em có biết”

5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học và làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị trước bài.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực cần đạt: Năng lực tự học, hợp tác, tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toan, giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện kiến thức, năng lực vận dụng toán học rèn luyện năng lực tư duy logic phát triển năng lực chuyên môn tính toán, năng lực giải