• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28 / 11 / 2020 Tiết: 13

BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

- Nắm được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng bài học: Biết cách

+ xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

+ Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

* Kĩ năng sống:

* Tích hợp kỹ năng sống:

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những việc làm góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em, học sinh trong gia đình quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia công việc gia đình.

3. Thái độ: TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC,TỰ GIÁC, TRÁCH NHIỆM

- Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

- Có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo

đức xã hội; năng lực tự chịu trách nhiệm hành vi ứng xử.

II.Tài liệu và phương tiện 1.Giáo viên:

- Chuẩn KT,KN, bảng phụ, tài liệu 2. Học sinh :

(2)

- Đọc truyện, trả lời câu hỏi, nghiên cứu nội dung bài học và bài tập, tìm hiểu truyền

thống của gia đình, dòng họ mình.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.

2. Kỹ thuật dạy học:

- Động não, xử lí tình huống, kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (Vắng)

7A 2 / 11 / 2020

7B 4 / 11 / 2020

7C 4 / 11 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

* Câu hỏi : Máy chiếu

? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội ?

? Là một học sinh em đó làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

*Yêu cầu:

Ý nghĩa.

- Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hoá góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hoá, có đạo đức,và chính những con người đó đem lai hạnh phúc và sự bền vững cho gia đình.

- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

. Bản thân hoc sinh phải làm.

- Phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em , không đua đòi ăn chơi, không làm điều gây tổn hại đến danh dự gia đìn

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(3phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề

(3)

- Kĩ thuật: động não

Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những truyền thống tốt đẹp nào ? Việc giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay.

- GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (11’)

- Mục tiêu: H nhận biết được việc làm của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

qua truyện đọc

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV gọi 1HS đọc diễn cảm câu truyện.

- HS thảo luận nhóm Nhóm 1

? Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện đọc thể hiện qua những chi tiết nào?

- Hai bàn tay cha và anh trai tôi: dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất, bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “Trận địa”

? Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì?

- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu, có hơn 100 ha đất đai màu mỡ; trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả; nuôi bò, dê, gà.

Nhóm 2

?Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật

"

Tôi" đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

- Kiên trì bền bỉ không rời trận địa.

- Phát huy truyền thống nuôi trồng của gia đỡnh. Bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất

1. Truyện đọc:

“Truyện kể từ trang trại”

(4)

như mang bạch đàn lên đồi..Nuôi 10 gà con đến 10 gà mái đẻ trứng vàng...

- Tiền có được mua sách vở.

- Các nhóm trả lời- nhận xét phần trả lời của nóm bạn.

Nhóm 3

? Sự ảnh hưởng của gia đình và dũng họ

đối với mọi người như thế nào?

- Giúp cho họ có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống. Tự tin vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

? Việc làm của gia đình trong truyện thể

hiện điều gì?

HS các nhóm thảo luận,

GV HD gợi ý trình bày ý chính của câu hỏi, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

Gv chốt kiến thức

=>HS rút ra bài học

TÔN TRỌNG, TỰ GIÁC, TRÁCH NHIỆM - GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ sức lao động của chính mình.

*. Nhận xét:

Mỗi gia đình đều có những truyền thống tốt đẹp, cần tiếp nối, phát huy.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (13’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ, biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

GV cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học

? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

2. Nội dung bài học a. Khái niệm:

(5)

- Giữ gìn và phát huy truyền thống là tiếp nối, phát huy không để nó mai một đi..

Ví dụ:

- Truyền thống yêu nước, lao động, hiếu học...

- Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, quê em là xứ sở của làn điệu dân ca.

Cúng gia tiên Tục thờ cúng tổ tiên

? Em hiểu thế nào là tiếp nối truyền thống?

? Vậy thế nào là làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy?

- HS liên hệ về truyền thống của gia đình, dòng họ.

? Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình? Kết hợp quan sát ảnh liên hệ việc giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- HS phát biểu, GV ghi bảng.

? Nêu một số biểu hiện của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

- Quyết tâm phát huy truyền thống học tập của dũng họ; làm đồ gốm, hát dân ca, ca trù...

- Giữ gìn và phát huy truyền thống là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

b. Biểu hiện:

- Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình dũng họ, kiên trì học tập

(6)

? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình và dũng họ là những vốn quý...

? Có phải tất cả các truyền thống cần phải giữ

gìn và phát huy?

- Giữ gìn, bảo vệ những giá trị trong truyền thống của gia đình, dòng họ; Tự hào, biết ơn- thấy được trách nhiệm của mình trước gia đình, dòng họ.

- Tiếp thu chọn lọc cái mới, phù hợp, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp (Ví dụ ăn uống linh đình trong đám cưới, đám tang...)

? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em có cảm xúc gì?

- HS tự nêu cảm xúc.

- GV kết luận: Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy.

TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

? Trách nhiệm, bổn phận của mỗi người về việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Mỗi người phải tôn trọng, tự hào và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn.

c. Ý nghĩa:

* Đối với cá nhân :

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình và dũng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc Việt Nam.

* Đối với xã hội:

- Truyền thống tốt đẹp của gia đỡnh và dũng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam.

2. Trách nhiệm của công dân:

- Mỗi người phải tôn trọng, tự hào và phát huy những truyền thống tốt

(7)

GV: Về nhà em hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho nghe những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình? Suy nghĩ của em về những truyền thống đó?

? Đọc nội dung bài học SGK?.

đẹp của gia đình, dòng họ.

Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập (8’)

Mục tiêu: H liên hệ thực tế nhận biết những phong tục truyền thống tốt đẹp phê phán hủ tục lạc hậu. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

Hình thức dạy học: phân hóa

Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, động não

Cách tiến hành

Hướng dẫn làm bài tập Hs bộc lộ.

HS sắm vai Giải quyết BTb/

- GV cho HS bài tập c(32) - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm BT vào phiếu.

- 1HS trình bày phiếu. GV chấm 5 phiếu.

- Đáp án đúng: 1, 2, 5.

GV: ? Nêu bài tập?

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

Vì sao?

1. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp.

2. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

3. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

4. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu.

5. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

HS: Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu.

3. Bài tập:

a. Bài tập a b. Bài tập b c. Bài tập c

- Đáp án đúng: 1, 2, 5.

(8)

GV: Mời 1 HS trả lời, còn lại GV thu đại diện 5 bài nhanh nhất

GV: Chữa bài tập, cho điẻm HS khá nhất để động viên.

GV: Cho HS giải thích các câu tục ngữ sau:

+ Cây có cội, nước có nguồn + Chim có tổ, người có tông.

+ Giấy rách phải giữ lấy lề.

HS: Thảo luận cả lớp GV:+ Nhận xét, bổ sung

+ Cho HS làm tiếp bài tập thực hành Nội dung:

Em hãy kể về truyền thống của gia đình, dòng họ em; truyền thống trường ta?

GV: Tổng hợp ý kiến của HS và nhắc nhở các em tìm hiểu được nhiều ý hơn.

TỰ GIÁC, TRÁCH NHIỆM 4. Củng cố (3)

- HS giải thích câu tục ngữ sau:

+ Cây có cội, nước có nguồn.

+ Chim có tổ, người có tông.

+ Giấy rách phải giữ lấy lề

- GV tổng kết: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm hay đã và đang kế tiếp truyền thống ông cha ngày trước. Lấp lánh trong trái tim chúng ta là hình ảnh “Dân tộc Việt Nam anh hùng”. Chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ học sinh, thầy cô để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 2p

* Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc nội dung đó học.

- Làm bài tập còn lại ở SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ.

* Chuẩn bị: Bài: Tự tin

+ Tìm hiểu truyện đọc, trả lời câu hỏi

+ Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của sự tự tin tìm hiểu những tấm gương thành đạt trên mọi lĩnh vực.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

(9)

...

Ngày 30 tháng 11 năm 2020

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc

Ở mỗi làng xã thường có đình - nơi thờ người có công lập ra làng xã (Thành hoàng) ; có nhà thờ các tộc họ ; có đền miếu - nơi thờ những người có công với đất

Một nội dung mà không thể thiếu được sự đóng góp của mỗi thành viên có cùng huyết thống để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó.... Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền

Câu 13 : Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Mặc cảm với bạn bè vì bố mẹ là

Câu 9 : Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Mặc cảm với bạn bè vì bố mẹ là người

Câu 14 : Phương án nào sau đây thể hiện đúng việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họC. Không cần giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

Câu 7: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,